Thứ Hai, 23/12/2024Mới nhất
Zalo

World Cup và niềm tự hào dân tộc: Từ những giọt nước mắt của Jong Tae Se

Thứ Năm 12/06/2014 13:59(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
 Hãy tưởng tượng ta đang đứng ở một nơi rộng rãi, dưới bầu trời xanh, bao quanh là một biển người và cùng hát quốc ca, có thể bạn sẽ có cảm giác của một người lính sẵn sàng hy sinh vì tổ quốc.

1. Hãy cứ để những cảm xúc không chút giả tạo và cực kì con người ấy thể hiện phần nào qua những giọt nước mắt, ánh nhìn, hệt như những gì Jong Tae Se bộc lộ ở Nam Phi 4 năm trước. Jong Tae Se là một tiền đạo của CHDCND Triều Tiên, và người ta sẽ quên anh rất nhanh, nếu không nhớ đến những giọt nước mắt của tiền đạo này, trước trận gặp Brazil ở World Cup 2010.

 

Nhìn Jong Tae Se khóc, có một khoảng lặng trong lòng các CĐV nước này. Anh không hát nên lời, nhưng trái tim anh không nói dối: Anh không quên khái niệm tổ quốc. Bây giờ, khi Roy Hodgson yêu cầu các học trò ở đội tuyển Anh hãy hát quốc ca, có những câu hỏi dấy lên: Những người ra sân có còn đủ xúc cảm trước biển người và tiếng hát từ đất nước? Và sắc áo ấy, có phải là nơi để họ đấu những trận đấu của cuộc đời? Nếu bị bắt hát, trái tim của họ có đập cùng điệu ca?

Sẽ có rất nhiều cầu thủ bị bắt đặt tay lên ngực và hát như đội tuyển Anh, nhưng ai sẽ khóc khi Quốc thiều được cử lên? Nếu yêu nước là mấp máy môi, thì rất nhiều người có thể làm được. Nhưng để cảm nhận được sự tự hào và xúc động đến phát khóc khi hát quốc ca, thì đó là điều không mệnh lệnh nào có thể chi phối.

2. Vấn đề nằm ở nhận thức và cảm xúc. Chiếc áo ĐTQG luôn đặc biệt, vì không ai có thể khoác lên mình hai màu áo, dù cho 2 quốc tịch. Nhưng nếu một cầu thủ từ chối gốc gác của mình để được chơi bóng ở một quốc gia khác, có thể đòi hỏi anh ta chơi bóng với cảm giác hết mình vì dòng máu nơi đất mẹ? Không dễ để trả lời. Ít nhất, anh ta sẽ không khóc như Jong Tae Se khi quốc thiều cử lên.

Nhưng cảm giác dân tộc luôn dung dưỡng niềm tự hào được phụng sự tổ quốc. Nếu các cầu thủ cộng hưởng được nhiệt huyết của việc cống hiến vào từng bước chạy, sức mạnh tinh thần ấy luôn có giá trị không thể đo đếm. Sau khi Jong Tae Se khóc lúc cả đội hát quốc cả, CHDCND Triều Tiên đã chơi một trận đấu đầy quả cảm và chỉ thua Brazil sát nút (1-2).

Sự lãng mạn được nói tới: Đội bóng từ đất nước luôn "đóng cửa" với thế giới ấy đã chơi trên cả khả năng vốn có. Sức mạnh ấy chỉ có được nếu ta được sống trong trạng thái tinh thần đặc biệt, mà Tổ quốc, có gì đặc biệt hơn khi nghĩ về!

3. Cầu thủ thường khóc khi chiến thắng, hoặc chiến bại. Nhưng những giọt nước mắt đàn ông ấy thường rơi xuống trước tiên vì cảm xúc rất đặc biệt khi chơi bóng, là cảm xúc của những người đàn ông khi giành lấy hoặc đánh mất vinh quang.

Khi họ phải khóc vì một nghi thức khơi lên lòng tự hào dân tộc, thì bóng đá cũng đã kết nối được mỗi cầu thủ với Tổ quốc trong tim họ. Những điều thường ngày bị khuất đi, thì giờ lộ rõ khi đứng trước một cơ hội để bảo vệ những giá trị đã thành bản sắc của đất nước, thông qua bóng đá.

Jong Tae Se ít khi nói về lòng yêu nước, nhưng hình ảnh anh bật khóc cách đây bốn năm cho thấy sức mạnh diệu kỳ của bóng đá. Khi Tổ quốc có sẵn trong tim, thì chẳng cần ai bắt, tự khắc, quốc ca sẽ cất lên từ tận cùng trái tim. 

Theo TTVH

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

ĐT Nhật Bản vừa có trận đấu đáng nhớ khi xuất sắc thắng ngược Tây Ban Nha 2-1 để giành vé tham dự vòng 1/8 World Cup 2022 với tư cách đội đứng đầu bảng E. Ở trận đấu này, trọng tài đã có quyết định gây tranh cãi khi công nhận bàn thắng của Tanaka.

Xem thêm
top-arrow
X