Thứ Hai, 25/11/2024 Mới nhất
Zalo

Vui buồn bóng đá Việt Nam 2007: Từ A đến Z…

Thứ Ba 01/01/2008 07:00(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Một năm nữa đã trôi qua, khép lại những mảng màu sáng tối xen cài của nền bóng đá Việt Nam. Cùng điểm lại những sự kiện, vấn đề của môn thể thao vua bằng những chữ cái…

Asian Cup: Thành công ấn tượng nhất trong lịch sử bóng đá Việt Nam trong lần đầu tiên được đăng cai một bảng đấu của giải bóng đá lớn nhất châu lục. ĐTVN đã vào tới Tứ kết và chỉ dừng chân trước nhà vô địch Iraq với tỷ số 0-2.

 

ĐT Việt Nam đại thành công ở ASIAN Cup

Becamex Bình Dương:
Nhà vô địch V-League 2007 với tư thế “độc cô cầu bại”. Không chỉ giành thắng lợi, Bình Dương còn thể hiện một lối chơi cống hiến, đóng góp nhiều tuyển thủ cho ĐTQG và Olympic VN. Chiến thắng này mang nặng dấu ấn của HLV Lê Thuỵ Hải.

 

Chứng cứ: Đó là cái thiếu lớn nhất và cũng là cái bình phong lớn nhất khiến Ban tổ chức V-League làm ngơ trước những biểu hiện tiêu cực tràn lan trong các trận đấu V-League mùa bóng 2007. Nếu không có những thay đổi triệt để, chữ “chứng cứ” sẽ còn được lặp lại nhiều trong các mùa giải tới như một câu hỏi không lời đáp.

 

Doanh nghiệp hoá: Đó là xu thế chủ đạo của BĐVN trong năm qua trên con đường tiến lên chuyên nghiệp. CLB cuối cùng ở V-League là Đà Nẵng cùng hàng loạt CLB hạng Nhất đều được chuyển giao cho doanh nghiệp. Những đội bóng hàng đầu như Bình Dương, HA.GL, ĐT.LA cũng đều là đội bóng doanh nghiệp hoặc có doanh nghiệp đỡ đầu.

 

Elenildo de Jesus: Mặc dù TMN.Cảng Sài Gòn có một mùa bóng lận đận với nhiều xáo trộn ở vị trí HLV trưởng và có những lúc tưởng đã chìm vào khủng hoảng, Elenildo vẫn thể hiện được đẳng cấp của Vua phá lưới năm 2006 và xốc dậy tinh thần, đưa Thép-Cảng trụ hạng an toàn với vị trí thứ 8. Với 14 bàn thắng, Elenildo chỉ đứng sau Almeida (16 bàn) và Tsamala (15 bàn) trong danh sách “dội bom” ở V-League 2007.

 

Fabio Santos: Cầu thủ nước ngoài đầu tiên được nhập quốc tịch Việt Nam vào những ngày cuối cùng của năm 2007. Với tên Việt là Phan Văn Bảo, Santos đang rất hy vọng sẽ được đứng trong cầu môn ĐTVN sau 6 năm gắn bó với ĐT.LA.

 

Galhidi: HLV người Hungary đã tiếp nhận Thể Công lúc người tiền nhiệm đồng hương Tomas Vicszko đột ngột chia tay. Vượt qua mọi nghi ngờ, ông đã đưa Thể Công đến chức vô địch giải hạng Nhất và trở lại V-League sau 3 năm lận đận. Hiện trong đội hình Thể Công, có một cầu thủ là cháu ruột của Galhidi: Attilan.

 

Hooligan: Vấn nạn này đã bùng phát ở V-League 2007 và trở thành một trong những nỗi nhức nhối lớn nhất của BĐVN trong năm nay. Mở đầu bằng vụ “vỡ sân” Thanh Hoá, rồi đến vụ ủng hộ viên của Thanh Hoá đến “quậy” trên sân Quân khu 7, sự xuất hiện của những CĐV quá khích đã thực sự làm BTC bối rối.

 

Ít tiền: Huda Huế, Đồng Tháp rớt hạng, nguyên nhân sau xa nhất là: ít tiền. Mặc dù là 2 lò đào tạo có tiếng tăm ở VN và sở hữu lứa cầu thủ trẻ có triển vọng, sự đầu tư kém cỏi của hai tỉnh nghèo miền Trung và Tây Nam Bộ đã khiến mọi nỗ lực trụ hạng của hai “tân binh” này tan thành mây khói. Điều này cũng phản ánh một thực tế trong gia đoạn bóng đá doanh nghiệp hoá: tiền là điều kiện cần của mọi thành công.

 

JMG: Sau một năm chuẩn bị, học viện bóng đá Hoàng Anh Gia Lai – Arsenal JMG đã mở lớp tuyển sinh đầu tiên với những học viên “chân đất”. Thành công bước đầu này đang được kỳ vọng sẽ tạo những bước đột phá mới trong tương lai không chỉ cho HA.GL mà còn cho cả BĐVN.

 

Korat: Đó là nơi gắn liền với kết cục bi đát của bóng đá Việt Nam trong năm 2007 và cũng là nơi đánh dấu sự chấm dứt của “triều đại Alfred Riedl” sau gần 3 năm gắn bó. Ông Riedl ra đi sau màn tình diễn tồi tệ của U23 VN tại SEA Games 24, đặc biệt là trận thua bạc nhược trước Myanmar trên chấm phạt đền.

 

Lê Công Vinh: Tiền đạo xứ Nghệ là điểm sáng hiếm hoi trong bức tranh nhiều màu của BĐVN năm 2007. Là đội trưởng của đội Olympic, U23 và là trụ cột của ĐTQG, Vinh đã đóng góp nhiều cho BĐVN trong năm 2007. Ở CLB TCDK.SLNA, Vinh cũng ghi được 10 bàn thắng ở V-League và là cầu thủ VN ghi nhiều bàn thắng nhất.

 

Môi giới cầu thủ: Cái chết của cựu tuyển thủ Olympic Cameroon ngay trên sân tập của CLB Quân khu 4 và vụ kiện cáo mà một nhà môi giới nước ngoài đang đòi tiến hành đều liên quan đến nhà môi giới Đại Nguyên. Dù không được cấp phép Đại lý cầu thủ của FIFA, Đại Nguyên là nhà môi giới cho rất nhiều cầu thủ đến Việt Nam. Những sự cố này cho thấy, VFF cần có hành lang pháp lý rõ ràng hơn để điều chỉnh lại vấn đề chuyển nhượng cầu thủ quốc tế đến VN.

 

Nguyễn Hữu Thắng: Tên anh gắn liền với vụ chuyển nhượng đình đám nhất trong năm. Tưởng chừng như Thắng sẽ trở thành cầu thủ có giá chuyển nhượng kỷ lục 3 tỷ đồng, nhưng việc V.Ninh Bình phát hiện ra chấn thương của Thắng khi bản hợp đồng chưa ráo mực đã làm nảy sinh một vụ tranh cãi ầm ỹ và chưa có hồi kết. Có thể, cái kết sẽ là ở toà án.

 

Olympic 2008: Olympic VN đã thi đấu xuất sắc, lần đầu tiên lọt vào tới vòng loại cuối cùng của giải đấu này. Nhưng những thất bại liên tiếp trước các “đại gia” châu lục như Qatar, Nhật Bản và A-rập Saudi đã bào mòn thể lực, dẫn đến kết cục thảm bại của U23 VN tại SEA Games 24 - giải đấu quan trọng nhất trong năm của BĐVN.

 

PV Gas: Nhà tài trợ chính thức của V-League 2007 với số tiền tài trợ kỷ lục: 12 tỷ đồng. Năm 2008, PV Gas tiếp tục gắn tên với giải đấu này với mức tài trợ tương tự. Nhưng sự xuất hiện của VFD (công ty mà VFF góp cổ phần) đã khiến V-League mất đứt 4 tỷ “hoa hồng” trung gian.

 

Quá tải: Đó là lý do chính mà VFF dưa ra để lý giải về thất bại của U23 VN tại SEA Games và HLV Riedl đã phải chịu trách nhiệm về vấn đề này bằng phương án từ chức. Nhưng đằng sau thất bại này, còn nhiều dấu hỏi và nhiều người cần có trách nhiệm nhưng rốt cục không có câu trả lời thoả đáng.

 

Riedl: Đó là người được nói đến nhiều nhất trong năm nay. Ông được những lời khen có cánh với thành công tại Asian Cup, nhưng cũng là người chịu trách nhiệm đầu tiên trong thất bại của U23 VN tại Thái Lan. Sự ra đi của HLV Riedl đã khép lại 1 thập kỷ gắn bó, mở ra một trang mới cho ĐTQG và U23 VN. Nhưng trang mới đó huy hoàng hay ảm đạm thì chưa ai dám chắc.

 

Sạch: Đó là mơ ước của các CĐV Việt Nam về các giải đấu trong nước. Nhưng dường như, mơ ước vẫn chỉ hoàn ước mơ vì còn quá nhiều trận đấu gây nghi vấn ở giải V-League. Đích thân ông Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ cũng từng khẳng định: “Tôi không tin V-League 2007 sạch hoàn toàn. Thật đáng buồn cho một nền bóng đá đã 7 năm chuyên nghiệp.

 

Trần Vân Phát: Nhà cầm quân người Trung Quốc thực sự là vị cứu tinh của BĐ nữ Việt Nam. Trong thời gian 3 tháng, ông đã vực dậy một đội bóng già cỗi, yếu về nhiều mặt và đưa ĐT nữ VN đến trận Chung kết SEA Games 23. Dù không đoạt tấm HCV, ông vẫn được VFF mời gia hạn hợp đồng và tiếp tục gắn bó với BĐ nữ VN trong giai đoạn chuyển giao thế hệ sắp tới.

 

UAE: Trận thắng 2-0 trước UAE tại Asian Cup được coi là khoảnh khắc đẹp nhất của BĐVN trong năm 2007. Nhưng đó cũng là khởi đầu của nhiều ảo tưởng, mà sau đó BĐVN phải trả giá ở sân chơi khu vực. Hai lần tái ngộ UAE tại vòng sơ loại World Cup, ĐTVN đều thất bại với các tỷ số 0-1 và 0-5.

 

Văn hoá cầu thủ: Văn Quyến, Quốc Vượng và các đồng đội “nhúng chàm” đứng truớc vành móng ngựa, cầu thủ Xuân Thành (HN.ACB) tàng trữ ma tuý, một cầu thủ U19 Thể Công dính líu đến vụ chém người… vấn đề văn hoá và đạo đức cầu thủ thực sự đã đến lúc cần báo động và cần được chú trọng nhiều hơn trong công tác đào tạo trẻ.

 

World Cup 2010: Vòng sơ loại của giải đấu này chứng kiến cuộc “tái ngộ” đầy cảm xúc giữa Bruno Metsu (HLV UAE) và Alfred Riedl (HLV Việt Nam). Nhưng nó cũng là một sự thất vọng lớn vì ĐTVN đã dễ dàng để thua cả 2 trận với tổng tỷ số 0-6. Đó cũng là những trận đấu khiến các trụ cột trẻ như Công Vinh, Vũ Phong càng bị “vắt” sức đến kiệt quệ.

 

Xã hội hoá: Quá trình xã hội hoá môn “thể thao vua” đã có những bước tiến rõ rệt trong năm qua, thể hiện ở diểm có thêm rất nhiều doanh nghiệp làm bóng đá. Nhưng một thực thế quan trọng của BĐVN là VFF thì chưa thể hiện được nhiều xu hướng xã hội hoá, thể hiện ở nhân sự và phong các điều hành mang nặng tính thủ tục hành chính, chưa mang dáng dấp của một tổ chức xã hội, nghề nghiệp độc lập.

 

Ý tưởng: Đó là cái thiếu lớn nhất của BĐVN trên bình diện quản lý. Một lối chơi thiếu sáng tạo của ĐTQG, U23 và Olympic, sự thiếu đột phá trong công tác tổ chức và xử lý tiêu cực ở các giải quốc nội, BĐVN cần có những ý tưởng mới từ những con người mới để thoát khỏi sự “na ná thiếu bước ngoặt” như lời ông Chủ tịch VFF phát biểu trong buổi lễ tổng kết mùa giải 2007.

 

Zimbabwe: Đội bóng tiêu biểu cho thất bại của giải giao hữu quốc tế lớn nhất trong năm của BĐVN: Agribank Cup. Không chuẩn bị, “nhặt” vội cầu thủ đi thi đấu, đội bóng này đã thất bại toàn diện tại Agribank Cup và ông HLV vui vẻ tuyên bố: “Chúng tôi có cơ hội đến Việt Nam du lịch, thật tuyệt”. Đó cũng là bài học cho những người làm bóng đá Việt Nam.

(Theo Dân Trí)

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn

Có thể bạn quan tâm

Tiger - Bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United

Tiger - Bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United

Tiger - Bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United

Tiger® Beer - thương hiệu bia cao cấp hàng đầu thế giới vừa trở thành bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United. Đây là sự kết hợp giữa thương hiệu bia bản lĩnh rạng danh trên toàn thế giới và một trong những câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng và thành công nhất trên toàn cầu, nhằm nâng tầm trải nghiệm và tăng cường gắn kết cho người hâm mộ khắp thế giới.

Gary O'Neil trước áp lực mùa giải: Những bước đi cần thiết để giành sự sống còn

Gary O'Neil trước áp lực mùa giải: Những bước đi cần thiết để giành sự sống còn

Gary O'Neil trước áp lực mùa giải: Những bước đi cần thiết để giành sự sống còn

Trong tháng 9/2024, Wolverhampton Wanderers (Wolves) đã phải đối mặt với nhiều thử thách lớn tại Premier League. Mặc dù không đạt được những kết quả tốt nhất, đội vẫn có những màn trình diễn đáng chú ý từ các cầu thủ chủ chốt.

Wolves và Brentford cùng khát điểm: Trận đấu căng thẳng ngày 5/10

Wolves và Brentford cùng khát điểm: Trận đấu căng thẳng ngày 5/10

Wolves và Brentford cùng khát điểm: Trận đấu căng thẳng ngày 5/10

Trận đấu ngày 5/10/2024 giữa "Bầy Sói" Wolves và "Bầy Ong" Brentford là cuộc đọ sức quan trọng khi cả hai đội đều gặp khó khăn sau khởi đầu không suôn sẻ. Cả Wolves và Brentford đều cần một chiến thắng để thoát khỏi chuỗi trận thất bại, hứa hẹn một cuộc đấu căng thẳng và đầy kịch tính.

Wolves đối đầu Liverpool: Khát khao điểm số tại Molineux

Wolves đối đầu Liverpool: Khát khao điểm số tại Molineux

Wolves đối đầu Liverpool: Khát khao điểm số tại Molineux

Cuộc đối đầu giữa Wolverhampton (Wolves) và Liverpool vào tối thứ Bảy 28/9 tới hứa hẹn sẽ đầy kịch tính, khi hai đội đang ở hai thái cực trái ngược. Liverpool, với phong độ ấn tượng, tự tin giữ vững vị trí thứ 2 trên bảng xếp hạng. Trong khi đó, Wolves đang gặp khó khăn sau trận thua tại Villa Park, nhưng họ hiểu rằng chiến thắng là điều tối quan trọng để cải thiện thứ hạng. Sân Molineux sẽ là nơi mà “Bầy sói” quyết tâm thể hiện sức mạnh và khát khao giành điểm số. 

Bia Việt đóng góp 3,5 tỷ đồng nhằm chung tay cùng đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả bão lũ

Bia Việt đóng góp 3,5 tỷ đồng nhằm chung tay cùng đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả bão lũ

Bia Việt đóng góp 3,5 tỷ đồng nhằm chung tay cùng đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả bão lũ

Tháng 9 vừa qua, siêu bão Yagi với sức tàn phá kinh hoàng đã đổ bộ miền Bắc Việt Nam kèm theo theo tình trạng lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt sau bão, để lại những hậu quả nặng nề cho nhiều cộng đồng địa phương. Hướng về đồng bào miền Bắc, Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan ban ngành, doanh nghiệp và mạnh thường quân trên khắp mọi miền đất nước đã và đang quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do bão lũ trong những ngày qua.

Xem thêm
top-arrow
X