Thứ Sáu, 26/04/2024 Mới nhất
Zalo

Tốp 6 bảng đấu tử thần qua các kỳ Euro

Thứ Hai 26/05/2008 07:47(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

(Bongda24h) -  Bảng C của Euro 2008 được coi là bảng đấu tử thần khi có sự hiện hiện của Pháp, Italia, Hà lan và Rumania. Sẽ chỉ có 2 vé đi tiếp vào vòng sau nên đây hứa hẹn là bảng đấu đáng xem nhất kì Euro năm nay. Trong quá khứ, kể từ khi hệ thống xếp hạng của FIFA ra đời năm 1993, cũng đã có rất nhiều bảng đấu "chết chóc" không kém bảng C của Euro 2008.

 

Sau khi FIFA thiết lập hệ thống xếp hạng các đội tuyển thành viên năm 1993, đã có 4 kỳ Euro được diễn ra. Và dưới đây là tốp 6 bảng đấu "tử thần" qua các kỳ Euro ấy, dựa theo vị trí trên bảng xếp hạng FIFA của các đội tuyển.

 

1. Euro 1996, Bảng C (CH Séc, Đức, Italia, Nga)

 

Xếp hạng trung bình của các đội: 5,5


Đây là bảng đấu duy nhất có đầy đủ các anh tài đứng trong tốp 10 đội mạnh nhất thế giới năm 1996. Đội tuyển Đức đã khẳng định được đẳng cấp của mình khi họ có được hai trận thắng và một trận hòa trong khi đội tuyển Séc chỉ giành suất đi tiếp nhờ vào hiệu số phụ. Gã khổng lồ Italia gây thất vọng khi phải về nước với vị trí thứ 3 còn đội tuyển Nga thậm chí không có nổi một trận thắng.

 

2. Euro 2008, Bảng C (Pháp, Italia, Hà lan, Rumania)

 

Đội nào sẽ đi tiếp trên chặng đường chinh phục chiếc cúp danh giá?

Xếp hạng trung bình của các đội: 8


Chỉ còn gần hai tuần nữa thôi chúng ta sẽ được chứng kiến bảng đấu "tử thần" này tranh tài. Sẽ lại là cuộc chạm chán nhiều duyên nợ giữa hai đội đã từng lọt vào chung kết Euro 2000 và World Cup 2006, Pháp - Italia. Đội tuyển Rumania được đánh giá là kẻ ở "chiếu dưới" nhưng những gì mà họ đã làm được khi gặp Hà Lan ở vòng đấu loại sẽ khiến ba đội bóng còn lại phải đề cao cảnh giác.

 

3. Euro 2004, Bảng D (CH Séc, Đức, Hà Lan, Latvia)

 

Xếp hạng trung bình của các đội: 8


Với 3 trận toàn thắng CH Séc vươn lên đứng đầu bảng, lọt tiếp vào vòng 2 với Hà Lan. Đội tuyển Đức lần thứ hai liên tiếp không vượt qua được vòng bảng (Euro 2000 và 2004) khi họ chỉ có được 2 trận hòa, ghi được duy nhất một bàn thắng.

 

4. Euro 2000, Bảng D (CH Séc, Đan Mạch, Pháp, Hà lan)

 

Xếp hạng trung bình của các đội: 9,75


Đội tuyển xếp hạng thứ 2 thế giới năm ấy – CH Séc, chỉ có duy nhất một trận thắng và về đích ở vị trí thứ 3, đồng nghĩa với chiếc vé về nước sớm. Hà Lan khẳng định thế mạnh chủ nhà với 3 trận toàn thắng trong khi những bàn thắng của Henry và Trezeguet giúp Pháp có được vị trí thứ hai. Đây là kỳ Euro ghi đậm dấu ấn của nhạc trưởng Zidane, người có vai trò quan trọng nhất giúp Pháp tiến tới ngôi vô địch.


Bảng D của Euro 2000: Đan Mạch, Pháp, Séc, Hà Lan
 

5. Euro 2000, Bảng A (Anh, Đức, Bồ Đào Nha, Rumania)

 

Xếp hạng trung bình của các đội: 10,75


Bồ Đào Nha là đội có vị trí xếp hạng thấp nhất lúc ấy – vị trí thứ 15, nhưng họ lại là "kẻ thống trị" bảng đấu với mạch thắng 3 trận liên tiếp. Quả penalty muộn mằn của Ganea đã "tiễn" đội tuyển Anh về nhà sớm hơn dự định và đưa Rumania lọt vào vòng knock-out. Đội tuyển Đức còn gây thất vọng hơn khi họ chỉ giành được một điểm và kết thúc giải đấu ở vị trí thứ 4 bảng A.

 

6. Euro 1996, Bảng B (Bulgaria, Pháp, Rumania, Tây Ban Nha)

 

Xếp hạng trung bình của các đội: 13,75


Pháp và Tây Ban Nha là hai đội "bất bại" ở bảng đấu này và nghiễm nhiên giành hai suất đi tiếp. Nhưng Bulgaria, với huyền thoại Hristo Stoichkov, đã chơi rất kiên cường và chỉ chịu kém đội đứng thứ hai đúng một điểm khi họ đánh bại những người Rumania và hòa Tây Ban Nha.


“Thần chết“ sẽ chọn ai?
 

Rõ ràng  ở các bảng đấu tử thần bất kì điều gì cũng có thể xảy ra. Kẻ mạnh không phải lúc nào cũng chiếm ưu thế khi mà các đội được đánh giá thấp hơn lại thường là những "hiện tượng" khó lường. Đối với bảng "tử thần" của Euro năm nay cũng vậy, Pháp và Italia là hai đội được đánh giá cao hơn hẳn nhưng với thực lực và dàn cầu thủ trẻ của mình, Hà Lan cùng Rumania sẽ không cam chịu là kẻ lót đường cho nhà đương kim vô địch và á quân thế giới. 

  • Hải Phong

Có thể bạn quan tâm

Euro 2004: Người Hy Lạp và câu chuyện thần thoại của thế kỉ 21

Euro 2004: Người Hy Lạp và câu chuyện thần thoại của thế kỉ 21

Euro 2004: Người Hy Lạp và câu chuyện thần thoại của thế kỉ 21

(Bongda24h) - Người hâm mộ túc cầu giáo một lần nữa được chứng kiến lối chơi tổng lực tại Euro 2004. Nhưng không giống như lối đá tấn công tổng lực của Hà Lan trước đây, Hy Lạp đã ghi tên mình vào lịch sử nhờ chiến thuật phòng ngự tổng lực. Tất cả các vị trí trên sân của Hy Lạp, từ tiền đạo đến tiền vệ đều là những cầu thủ biết phòng ngự. Họ đã lên ngôi nhờ vào phong cách chơi

Euro 2000: Người Pháp hoàn thành cú đúp

Euro 2000: Người Pháp hoàn thành cú đúp

Euro 2000: Người Pháp hoàn thành cú đúp

(Bongda24h) - Euro 2000 được diễn ra tại hai nước đồng chủ nhà, Bỉ và Hà Lan. ĐT Pháp đã đăng quang và trở thành đội đương kim vô địch thế giới đầu tiên giành ngôi quán quân châu Âu. Họ xứng đáng được vinh danh vì lối đá tấn công cống hiến, cộng với một tinh thần chiến đấu đến cùng.

EURO 1996: Cỗ xe tăng Đức hoàn tất hat-trick

EURO 1996: Cỗ xe tăng Đức hoàn tất hat-trick

EURO 1996: Cỗ xe tăng Đức hoàn tất hat-trick

(Bongda24h) - Tại Euro 96, người hâm mộ chứng kiến đội tuyển Đức đăng quang lần thứ 3 ở đấu trường châu Âu. Oliver Bierhoff, tiền đạo vào sân từ băng ghế dự bị đồng thời là cầu thủ đầu tiên có được “Bàn thắng vàng” trong lịch sử bóng đá, đã trở thành người hùng của những cỗ xe tăng “bất khuất”.

Euro 1992 - "Lính chì" lột xác thành... Vua

Euro 1992 - Lính chì lột xác thành... Vua

Euro 1992 - "Lính chì" lột xác thành... Vua

(Bongda24h) - Một trong những VCK Euro kỳ lạ và bất ngờ nhất từ trước đến nay. Ở đó, những cầu thủ Đan Mạch (với biệt danh là những chú lính chì dũng cảm) đã lên ngôi sau khi hạ gục những nhà ĐKVĐ khi đó là ĐT Đức trong trận chung kết. Điều đáng nói là Đan Mạch đến với Thụy Điển 1992 với tư cách đội... nhì bảng 4 ở vòng loại, điều chưa từng xảy ra trước đó.

Euro 1988 - Sức tàn phá của "Cơn lốc màu Da cam"

Euro 1988 - Sức tàn phá của Cơn lốc màu Da cam

Euro 1988 - Sức tàn phá của "Cơn lốc màu Da cam"

(Bongda24h) - Sau khi thất bại trong việc có một suất trong những đội bóng hàng đầu châu Âu tham dự VCK năm 1984 tại Pháp, Cơn lốc màu Da cam, Hà Lan đã bắt cả châu Âu phải... cúi rạp dưới chân mình khi lên ngôi với sự góp mặt của những cầu thủ đi vào huyền thoại như Ruud Gullit, Marco Van Basten hay Frank Rijkaard và Ronald Koeman.

Euro 1984: "Gà trống" cất cao tiếng gáy

Euro 1984: Gà trống cất cao tiếng gáy

Euro 1984: "Gà trống" cất cao tiếng gáy

(Bongda24h) - Phải chờ đến lần thứ 2 VCK Euro được tổ chức trên sân nhà, đoàn quân áo Lam mới được vinh dự nâng cao chiếc cúp bạc danh giá trước niềm hân hoan của những khán giả đất nước hình lục năng. Thể hiện một lối chơi thuyết phục với sự góp mặt của "bộ tứ huyền diệu", ĐT Pháp đã làm cho Paris vốn đã sáng lại càng rực rỡ hơn trong khoảnh khắc lịch sử đó.

Tốp 6 bảng đấu tử thần qua các kỳ Euro

Tốp 6 bảng đấu tử thần qua các kỳ Euro

Tốp 6 bảng đấu tử thần qua các kỳ Euro

(Bongda24h) - Bảng C của Euro 2008 được coi là bảng đấu tử thần khi có sự hiện hiện của Pháp, Italia, Hà lan và Rumania. Sẽ chỉ có 2 vé đi tiếp vào vòng sau nên đây hứa hẹn là bảng đấu đáng xem nhất kì Euro năm nay. Trong quá khứ, kể từ khi hệ thống xếp hạng của FIFA ra đời năm 1993, cũng đã có rất nhiều bảng đấu "chết chóc" không kém bảng C của Euro 2008.

Xem thêm
top-arrow
X