Thứ Năm, 26/12/2024 Mới nhất
Zalo

Euro 1960: Hiện thực hóa ý tưởng của Henry Delunay

Thứ Năm 17/04/2008 14:18(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

(Bongda24h) – Euro 1960 được tổ chức để vinh danh Henry Delunay người đã có sáng kiến tổ chức giải đấu mà cho đến ngày hôm nay trở thành một ngày hội thực sự của những người yêu bóng đá.

Henry Delunay, người có sáng kiến tổ chức Euro

Sau khi Jules Rimet đề nghị tổ chức giải vô địch bóng đá thế giới vào giữa thập kỷ 20, đồng nghiệp, đồng hương của ông là Henry Delaunay cũng đưa ra ý tưởng về một giải VĐ châu Âu dành riêng cho các đội tuyển QG. Tuy nhiên, trong suốt 28 năm trời, ý tưởng tốt đẹp của Henri Delaunay, vẫn chỉ là một dự án nằm im trong hồ sơ  bởi FIFA khi ấy đang chuẩn bị cho World Cup đầu tiên (năm 1930 ở Uruguay) tỏ ra không có thiện cảm với cái dự án EURO này.

 

Phải đợi tới năm 1955ý tưởng EURO mới được xem xét một cách nghiêm túc và được thực hiện. Tuy nhiên, một số LĐBĐ ở châu Âu hồi ấy đã tỏ thái độ ngần ngại. Người Anh, người Đức, thậm chí cả người Italia từ chối dấn thân vào cuộc phiêu lưu mới của châu lục. Ngoài nước Pháp, đương nhiên là ủng hộ sáng kiến của mình, có Tây Ban Nha và nhất là các nước Đông Âu chấp nhận thách thức mới đó. Ngày 6/8/1958, UEFA tổ chức lễ bốc thăm cho Cup châu Âu lần đầu tiên. Chỉ có 17 đội bóng tham dự, vắng mặt nhiều cường quốc bóng đá như Tây Đức, Hà Lan, Italia và toàn bộ các đội bóng thuộc Vương quốc Anh. Để tưởng nhớ công lao của Henry Delaunay, giải đấu này được mang tên ông.

 

Pháp là nước chủ nhà đầu tiên của giải đấu với thể thức thi đấu ban đầu là đấu loại trực tiếp, 4 đội cuối cùng tập trung về nước chủ nhà (Pháp) đấu 2 trận bán kết, tranh hạng 3 và chung kết.

Liên Xô đã giành chức vô địch đầu tiên
 

Trận đấu đầu tiên đã diễn ra ngày 29/9/1958, trước 100.572 khán giả ngồi chật cứng SVĐ Lenin, thủ đô Moscow, Liên Xô đã đánh bại Hungary 3-1. Anatoli Ilyia (Liên Xô) trở thành cầu thủ ghi bàn thắng đầu tiên trong lịch sử các vòng chung kết Euro. Tại vòng tứ kết, do “chiến tranh lạnh” Tây Ban Nha của độc tài Franco đã không chấp nhận cho ĐT Liên Xô tới nước mình thi đấu  và UEFA quyết định xử cho Liên Xô thắng 3-0!

 

Ở vòng bán kết, Liên Xô nhấn chìm Tiệp Khắc tới 3-0, nhưng nhắc tới trận đấu này, người ta lại nhớ nhiều tới những pha cứu thua khó tin của thủ thành tài năng Lev Yashin.. Ngày 6/7/1960, trên sân Công viên các Hoàng tử (cũ) đội tuyển Pháp thiếu vắng 2 trụ cột trên hàng công là Fontaine và Raymond Kopa  sau 1 giờ thi đấu đã dẫn điểm đội Nam Tư tới 4-2 và có vẻ ung dung đi tới trận chung kết. Nhưng trong vòng 30 phút cuối, người Nam Tư đã lội ngược dòng một cách ngoạn mục với tỉ số 5-4!

Trận chung kết căng thẳng giữa Liên Xô và Nam Tư
 

Ngày 10/7 ở Paris, trận chung kết EURO đầu tiên giữa Liên Xô và Nam Tư. Đội Nam Tư đã rất nhanh chóng làm chủ trận đấu. Nếu không có Lev Yachine tuyệt vời, hẳn đội Liên Xô đã gục ngã ngày trong hiệp một. Nhưng duy chỉ Milan Galic hạ được ''''Con nhện đen'''' (Biệt hiệu của thủ môn người Moskva trứ danh nhất thế giới này) vào phút thứ 41. Vào hiệp 2, đội Liên Xô bừng tỉnh và nhanh chóng gỡ hoà (phút 49) bằng bàn thắng của Matreveli. Và từ giờ phút đó, thế trận thuộc hẳn về đội quân Xô viết. Cho dù họ phải kiên trì chờ tới hiệp phụ mới đoạt được danh hiệu vô địch (phút 113): Nhận được đường chuyền bổng vào giữa sân của Meskhi, trung phong Ponedelnik đem thắng lợi về cho đội anh bằng một cú vôlê tuyệt hảo.  Liên Xô đi vào lịch sử với tư cách đội đầu tiên giành chức vô địch Cựu lục địa. Tiệp Khắc giành HCĐ sau khi đánh bại đội tuyển Pháp đang rệu rã 2-0

 

Danh sách cầu thủ ghi bàn


5 bàn: Jean Vincent (Pháp) Just Fontaine (Pháp)

4 bàn: Galic(Nam Tư), Titus Bubernik (Tiệp Khắc)

3 bàn: Alfredo Di Stéfano (Tây Ban Nha) ,  Borivoje Kostić (Nam Tư),  Erich Hof Áo, François Heutte (Pháp),  Horst Nemec (Áo), Mário Coluna (Bồ Đào Nha), Valentin Ivanov (Liên Xô), Vlastimil Bubnik (Tiệp Khắc)

  • Kim Phượng( tổng hợp)

Euro 2004: Người Hy Lạp và câu chuyện thần thoại của thế kỉ 21

Euro 2004: Người Hy Lạp và câu chuyện thần thoại của thế kỉ 21

Euro 2004: Người Hy Lạp và câu chuyện thần thoại của thế kỉ 21

(Bongda24h) - Người hâm mộ túc cầu giáo một lần nữa được chứng kiến lối chơi tổng lực tại Euro 2004. Nhưng không giống như lối đá tấn công tổng lực của Hà Lan trước đây, Hy Lạp đã ghi tên mình vào lịch sử nhờ chiến thuật phòng ngự tổng lực. Tất cả các vị trí trên sân của Hy Lạp, từ tiền đạo đến tiền vệ đều là những cầu thủ biết phòng ngự. Họ đã lên ngôi nhờ vào phong cách chơi

Euro 2000: Người Pháp hoàn thành cú đúp

Euro 2000: Người Pháp hoàn thành cú đúp

Euro 2000: Người Pháp hoàn thành cú đúp

(Bongda24h) - Euro 2000 được diễn ra tại hai nước đồng chủ nhà, Bỉ và Hà Lan. ĐT Pháp đã đăng quang và trở thành đội đương kim vô địch thế giới đầu tiên giành ngôi quán quân châu Âu. Họ xứng đáng được vinh danh vì lối đá tấn công cống hiến, cộng với một tinh thần chiến đấu đến cùng.

EURO 1996: Cỗ xe tăng Đức hoàn tất hat-trick

EURO 1996: Cỗ xe tăng Đức hoàn tất hat-trick

EURO 1996: Cỗ xe tăng Đức hoàn tất hat-trick

(Bongda24h) - Tại Euro 96, người hâm mộ chứng kiến đội tuyển Đức đăng quang lần thứ 3 ở đấu trường châu Âu. Oliver Bierhoff, tiền đạo vào sân từ băng ghế dự bị đồng thời là cầu thủ đầu tiên có được “Bàn thắng vàng” trong lịch sử bóng đá, đã trở thành người hùng của những cỗ xe tăng “bất khuất”.

Euro 1992 - "Lính chì" lột xác thành... Vua

Euro 1992 - Lính chì lột xác thành... Vua

Euro 1992 - "Lính chì" lột xác thành... Vua

(Bongda24h) - Một trong những VCK Euro kỳ lạ và bất ngờ nhất từ trước đến nay. Ở đó, những cầu thủ Đan Mạch (với biệt danh là những chú lính chì dũng cảm) đã lên ngôi sau khi hạ gục những nhà ĐKVĐ khi đó là ĐT Đức trong trận chung kết. Điều đáng nói là Đan Mạch đến với Thụy Điển 1992 với tư cách đội... nhì bảng 4 ở vòng loại, điều chưa từng xảy ra trước đó.

Euro 1988 - Sức tàn phá của "Cơn lốc màu Da cam"

Euro 1988 - Sức tàn phá của Cơn lốc màu Da cam

Euro 1988 - Sức tàn phá của "Cơn lốc màu Da cam"

(Bongda24h) - Sau khi thất bại trong việc có một suất trong những đội bóng hàng đầu châu Âu tham dự VCK năm 1984 tại Pháp, Cơn lốc màu Da cam, Hà Lan đã bắt cả châu Âu phải... cúi rạp dưới chân mình khi lên ngôi với sự góp mặt của những cầu thủ đi vào huyền thoại như Ruud Gullit, Marco Van Basten hay Frank Rijkaard và Ronald Koeman.

Euro 1984: "Gà trống" cất cao tiếng gáy

Euro 1984: Gà trống cất cao tiếng gáy

Euro 1984: "Gà trống" cất cao tiếng gáy

(Bongda24h) - Phải chờ đến lần thứ 2 VCK Euro được tổ chức trên sân nhà, đoàn quân áo Lam mới được vinh dự nâng cao chiếc cúp bạc danh giá trước niềm hân hoan của những khán giả đất nước hình lục năng. Thể hiện một lối chơi thuyết phục với sự góp mặt của "bộ tứ huyền diệu", ĐT Pháp đã làm cho Paris vốn đã sáng lại càng rực rỡ hơn trong khoảnh khắc lịch sử đó.

Tốp 6 bảng đấu tử thần qua các kỳ Euro

Tốp 6 bảng đấu tử thần qua các kỳ Euro

Tốp 6 bảng đấu tử thần qua các kỳ Euro

(Bongda24h) - Bảng C của Euro 2008 được coi là bảng đấu tử thần khi có sự hiện hiện của Pháp, Italia, Hà lan và Rumania. Sẽ chỉ có 2 vé đi tiếp vào vòng sau nên đây hứa hẹn là bảng đấu đáng xem nhất kì Euro năm nay. Trong quá khứ, kể từ khi hệ thống xếp hạng của FIFA ra đời năm 1993, cũng đã có rất nhiều bảng đấu "chết chóc" không kém bảng C của Euro 2008.

Xem thêm
top-arrow
X