Những người con bóng đá Sông Lam chỉ uống nước Sông Lam mới có thể chứng tỏ được mình. Những ai bỏ dòng Lam ra đi đều đã thất bại. Đó là một cái bi kịch có thật trong làng bóng Việt
1. Người đầu tiên chiêm nghiệm thực tế để đúc rút ra bi kịch này chính là HLV Nguyễn Thành Vinh. Cách đây chừng một năm, khi các cầu thủ Sông Lam trong màu áo HN.ACB và Hòa Phát chơi ngày một yếu thì đã có người đặt vấn đề với ông Vinh. Ông Vinh nghĩ một hồi lâu rồi bảo: “Dường như chất Sông Lam chỉ có thể phát sáng được ở đất Sông Lam”.
HLV Nguyễn Thành Vinh (trái) sẽ thành công ở Hòa Phát
Ngẫm ra mới thấy điều này đúng thật. Những cầu thủ được coi là triển vọng của bóng đá Sông Lam một thời như Hải
Ngày ở Sông Lam, ông Thanh được cả nước ngưỡng mộ, gọi bằng cái tên: “Khổng Minh xứ Nghệ”. Bầu Kiên của HN.ACB ngưỡng mộ ông đến mức đã trải thảm đỏ mời ông về làm HLV trưởng, rồi sau đó làm luôn GĐĐH. Ngày có được cái “gật” của ông Thanh, bầu Kiên từng hy vọng HN.ACB không chỉ thoát khỏi nỗi ám ảnh xuống hạng, mà sẽ sớm trở thành một thế lực mới của làng bóng.
Vậy mà 4 năm ở HN.ACB, ông Thanh càng lúc càng héo hon đi. Để rồi đến bây giờ thì rất nhiều người bảo cái ghế của ông ở HN.ACB là cái ghế có chủ mà không có thực quyền.
2. Rời đất Sông Lam, ông Thanh đau cái nỗi đau của kẻ thân bại danh liệt. Nhưng rời đất Sông Lam, ông Nguyễn Thành Vinh còn đau hơn thế. Khi ông Vinh về Ngân Hàng Đông Á, đưa đội bóng lên hạng thì ai cũng nghĩ ông đang sống trong đỉnh cao hạnh phúc. Thế nhưng đùng một cái, ông lại dính vào vụ “đưa tiền bồi dưỡng trọng tài để trọng tài không thổi ép”. Thế là từ đó, sự nghiệp và cái vùng trời tự do của ông cứ mỗi lúc một chìm dần.
Cuối năm 2006 thì ông Vinh đã ra khỏi cánh cửa trại giam. Và bây giờ, năm 2008 thì ông lại đang có cơ hội tái xuất làng túc cầu đất Việt. Sông Lam đánh tiếng mời, ông lắc. Hòa Phát đánh tiếng mời, ông gật.
Có nghĩa, khi đứng trước sự lựa chọn là hành nghề trên đất Sông Lam hay ở một chỗ ngoài Sông Lam thì ông đã chọn vế thứ hai. Tất nhiên, việc chọn lựa thế nào là việc của riêng ông. Duy có điều, khi bỏ dòng Lam, không biết ông có lặp lại cái bi kịch “thân bại danh liệt” như của những người đã từng bỏ dòng Lam, và của chính ông trước đó?
3. Hỏi ông Vinh câu này mới thấy là ông có một thoáng lo. Nhưng sau cái lo là một sự tự tin: “Mình biết, công việc mới ở Hòa Phát không dễ, nhưng lãnh đạo ở đó rất nhiệt tình mời mình, và họ cũng rất quyết tâm dựng lại đội bóng”.
Những ngày vừa qua, ông Vinh liên tục ra Hà Nội, để gặp gỡ lãnh đạo Hòa Phát là một phần. Một phần khác là liên tục đi gặp những chiến hữu được cho là hiểu Hòa Phát để hỏi họ xem những mùa giải qua “bệnh” của đội bóng ở đâu. Ông nói thẳng: “Theo những gì tôi tìm hiểu thì bệnh của đội nằm ở vấn đề nội bộ”.
Vậy là ông đã nhìn ra “bệnh”. Nhưng cần liều “kháng sinh” nào để chữa bệnh thì thực sự lại không phải là chuyện dễ. Nó không dễ, vì ở đó, các đời HLV Vương Tiến Dũng, Trần Bình Sự, Nghiêm Xuân Mạnh cũng đều đã nhìn ra “bệnh” cả, nhưng lại bó tay trong việc trị “bệnh”.
Thôi thì mong là sau cơn đại họa, “bệnh” của Hòa Phát không còn trầm kha như trước. Và thôi thì hãy mong ông Vinh sẽ có đủ niềm tin và phép thuật để chữa “bệnh” thành công.
Làm được điều đó ông sẽ không chỉ có được một cuộc trở lại ấn tượng, mà còn chính thức xóa đi một cái bi kịch dòng Lam, cái bi kịch của những con người cứ hễ bỏ dòng Lam ra đi là … “chết”!
(Theo VTC)