Thứ Sáu, 20/12/2024Mới nhất
Zalo

“Hai trái tim” của Mesut Ozil và đức hạnh ẩn khuất trong nền bóng đá hiện đại

Thứ Ba 31/07/2018 13:38(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
Có một trích đoạn đáng chú ý trong cuốn tự truyện của Mesut Ozil khi anh chia sẻ về chuyện khoác áo đội tuyển quốc gia. Gốc gác Thổ Nhĩ Kỳ từ cả bố lẫn mẹ, nhưng cuối cùng chàng tiền vệ tài năng và hào hoa này vẫn lựa chọn nơi sinh của mình, Đức.

Thế là anh buộc phải hủy hộ chiếu Thổ Nhĩ Kỳ của mình, một quyết định dũng cảm ở tuổi 17 nhưng thực ra đúng nghĩa trên giấy tờ lý thuyết, đây cơ bản chỉ là một thủ tục hành chính.

“Tôi phải tự hỏi bản thân xem mình là ai hay mình muốn trở thành ai, một công dân Đức hay Thổ Nhĩ Kỳ, ít nhất xét về mặt giấy tờ pháp lý.” – Ozil viết trong cuốn tự truyện, miêu tả việc một nửa gia đình, họ hàng muốn anh như thế này, trong khi nửa còn lại muốn anh như thế kia.

“Hàng tuần liền khiến tôi rối trí trong việc đưa ra quyết định cuối cùng, sai một ly đi một dặm. Có những khi tôi bị áp lực tâm lý nặng nề chỉ vì nghĩ về chuyện cam kết một lần và mãi mãi cho một đất nước. Tôi không muốn làm cho ai phải tức giận hay thất vọng về mình.”

Ozil bị phân biệt chủng tộc Hai trái tim và đức hạnh ở bóng đá hình ảnh

Mesut Ozil bị phân biệt chủng tộc bởi chính đội tuyển Đức của mình

Tất nhiên cựu ngôi sao Real Madrid đã chọn Đức, nhưng đó đã là từ rất lâu trước khi anh chính thức ra mắt đội tuyển quốc gia, thời điểm anh còn được triệu tập lên các cấp độ đội trẻ quốc tế. Đó chính xác là lúc đánh dấu Ozil từ một cầu thủ trẻ triển vọng trở thành một đề tài chính trị-xã hội gây tranh cãi.

“Tới giờ tôi vẫn nghĩ mình đã chẳng làm gì sai hết, thế mà rồi lỗi của tôi vẫn cứ như thể đã gây ra mâu thuẫn giữa người Đức và người Thổ vậy, điều chắc chắn tôi không bao giờ mong muốn xảy ra.”

Ozil không hối hận vì quyết định của mình, mặc dù nó đã khiến anh trở thành một biểu tượng của sự đa dạng văn hóa và chủng tộc, cũng như mục tiêu công kích, chỉ trích, thậm chí nhạo báng hay xúc phạm của những con người với hệ tư tưởng dân tộc cực đoan.

Mesut Özil: Nạn nhân điển hình của một nước Đức chia rẽ vì chính sách nhập cư
Sau Özil hôm nay, tương lai sẽ còn bao nhiêu Özil nữa? Và những tài năng có gốc gác nước ngoài khác, đang trưởng thành trong những Học viện bóng đá Đức, khi...

Tất cả những điều này một lần nữa được Ozil trải lòng hết ra trong bức tâm thư tuyên bố chia tay đội tuyển Đức ở tuổi 29 của mình, nhấn mạnh nguồn cơn cho mọi thứ gói gọn trong tư tưởng phân biệt chủng tộc lẩn khuất trong những chỉ trích, mạt sát anh thái quá sau một kỳ World Cup mà cả tập thể chơi tệ hại như nhau.

“Khi thắng, tôi được làm người Đức. Khi thua, tôi chỉ là một thằng nhập cư.” – Không, Ozil là một người Đức và một người Thổ, luôn luôn như vậy. Chỉ là đối với một bộ phận không nhỏ, đây đơn giản như một điều vô cùng tiêu cực và không được phép chấp nhận.

Hai trái tim của Mesut Ozil và đức hạnh ẩn khuất trong nền bóng đá hiện đại hình ảnh 2

Mesut Ozil bị phân biệt chủng tộc bởi chính đội tuyển Đức của mình

Câu chuyện lùm xùm của Ozil dấy lên chủ đề xoay quanh khái niệm về cái gọi là bản sắc dân tộc hay quốc gia. Đừng nói riêng mình Đức, bất kể quốc gia nào cũng mang trong mình ít nhiều tư tưởng chủng tộc mà thôi, đặc biệt nhóm tư bản thế giới thứ nhất.

Đơn cử tiêu biểu ngay như Anh đi, nhìn nhận những chỉ trích khắt khe của truyền thông dư luận nhắm vào Raheem Sterling, bất chấp được giới chuyên môn bảo vệ những màn trình diễn trên đất Nga, có thể thấy chàng trai da màu gốc Jamaica chính là một Ozil của xứ sương mù ở một chừng mực nào đó.

Đó còn là may mắn cho Sterling mà nói, đội tuyển Anh đã có một kỳ World Cup 2018 tương đối thành công, bằng không anh đã chẳng trở thành Oan Dương – con dê tế thần chịu tội thay cho tập thể, tất cả chỉ vì sự vô duyên trước khung thành đối phương mà không công bằng hơn với những đóng góp chung của anh.

Hai trái tim của Mesut Ozil và đức hạnh ẩn khuất trong nền bóng đá hiện đại hình ảnh 3

Raheem Sterling cũng là mục tiêu công kích ở World Cup 2018, với nguồn cơn sâu xa vượt ra ngoài khía cạnh chuyên môn

Xét sâu rộng ra hơn, xã hội loài người dường như vẫn chưa bao giờ hoàn toàn chấp nhận những cá thể như Ozil, những cầu thủ mang trong mình “hai trái tim”. Có những khi khái niệm “bản sắc dân tộc” được thống nhất hiểu một cách đơn giản lắm, rạch ròi đến mức cực đoan.

Cơ mà tất nhiên, nó phức tạp hơn thế nhiều. Những người với gốc gác đa dạng đương nhiên sẽ có lòng trung thành hay ái quốc kiểu nửa này nửa nọ, được định hướng tinh thần bởi gia đình, môi trường xung quanh hay có thể đơn giản chỉ là cảm nhận cá nhân.

Đây cũng không đồng nghĩa rằng họ đang bị lẫn lộn trong suy nghĩ, thâm tâm mình. Chẳng có lý gì để quy kết nên một sự mâu thuẫn ở Sterling, sinh ra ở Jamaica bên kia bán cầu nhưng lớn lên và trưởng thành ngay dưới bóng sân Wembley ở trung tâm thủ đô London. Anh hoàn toàn được quyền cảm nhận sự gắn kết với cả hai đất nước.

Doi giay theu du ba mau co Thuy Si, Albania va Kosovo cua Xherdan Shaqiri

Đôi giày thêu đủ ba màu cờ Thụy Sĩ, Albania và Kosovo của Xherdan Shaqiri

Kể ra những ví dụ như Ozil và Sterling thì vô vàn lắm, như Wilfried Zaha và Jack Grealish – những cầu thủ lần lượt chọn màu áo Bờ Biển Ngà và Anh thay vì Anh và Ireland, nhưng không phải vì họ được quyền lựa chọn mà bất cứ ai có thể nghi ngờ về lòng yêu nước của họ.

Ivan Rakitic là người Thụy Sĩ chiếu theo định nghĩa truyền thống của bản sắc dân tộc khi sinh ra và lớn lên ở đất nước Trung Âu, nhưng gốc rễ gia đình và tổ tiên đủ để anh có quyền cảm thấy đúng đắn khi lựa chọn họa tiết ca-rô đặc trưng của Croatia.

Ngay trong kỳ World Cup vừa rồi, Granit Xhaka và Xherdan Shaqiri hạnh phúc tột độ khi sút tung lưới Serbia với màn ăn mừng cánh đại bàng đậm chất chính trị, không chỉ vì chiến thắng cho Thụy Sĩ mà cả Albania cũng như Kosovo. Cứ thế những trường hợp như thế này tưởng chừng bất tận trên đường pitch sân cỏ.

Hai trái tim của Mesut Ozil và đức hạnh ẩn khuất trong nền bóng đá hiện đại hình ảnh

"Hai trái tim" nơi cầu thủ và đức hạnh ẩn khuất trong nền bóng đá hiện đại

Trong những yếu tố gây nên sự xáo trộn nhiều khía cạnh xã hội, đây lại là điều thực sự nên được nhìn nhận một cách tích cực hơn. Không chỉ việc ranh giới quốc gia phần nào bị xóa nhòa và gắn kết các dân tộc xích lại gần với nhau hơn, nó mang đến lợi ích cho đến chính môn thể thao vua xét đặc thù.

Sống ở kỷ nguyên bị chi phối bởi kim tiền và danh vọng, khiến cho bóng đá cấp câu lạc bộ thậm chí dần dà trở nên quan trọng hơn cả màu cờ sắc áo, chẳng phải tốt hơn sao khi cầu thủ có quyền lựa chọn đội tuyển quốc gia cho mình thay vì cứ nhất thiết phải quy thuận theo nguồn gốc và địa lý. Chẳng phải họ sẽ càng mang động lực, quyết tâm cống hiến hơn sao?

Tựa trung lại thì tư tưởng, định kiến truyền thống về bản sắc dân tộc giờ đã rất lỗi thời và như đã được minh chứng trong vụ lùm xùm của Mesut Ozil, nó có thể biến tướng thành hiểm họa khôn lường. Thế nên, dẫu biết không dễ để tự thuyết phục bản thân, nhưng hãy cứ thử mở lòng hoan nghênh và công nhận những cầu thủ “hai trái tim” như thế này xem sao.

Tiền vệ Mesut Ozil bị phân biệt chủng tộc và tuyên bố chia tay đội tuyển Đức:

Gia Khoa (TTVN)

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn

Có thể bạn quan tâm

Video

Xem thêm
top-arrow
X