48 năm đã trôi qua kể từ khi kì Euro đầu tiên được tổ chức. Cuộc chiến giành ngôi bá chủ trời Âu cấp đội tuyển quốc gia đã ghi dấu những thăng trầm và cả những bước phát triển về chiến thuật của môn thể thao vua.
“Tiến hóa” trong sơ đồ chiến thuật...
Vào năm 1960, khi EURO lần đầu tiên diễn ra, sơ đồ tiêu biểu của các đội bóng thời ấy là 2-3-5 với 2 hậu vệ, 3 tiền vệ, 2 cầu thủ đá cánh, 2 trung phong và một tiền đạo cắm. Đây là hệ quả của một tư duy còn mộc mạc, coi trọng tấn công và sự cống hiến.
Theo thời gian và sự phát triển về tư duy chiến thuật, các sơ đồ 4-3-3, 4-4-2 và 4-2-4 lần lượt xuất hiện. Tầm quan trọng của việc phòng thủ đã được nhìn nhận rõ ràng hơn và càng về sau, toan tính và kỉ luật trong lối chơi của các đội bóng càng thể hiện rõ nét.
Tại EURO 1996 tổ chức trên đất Anh, xu hướng đề cao sức mạnh và sự vững chắc trong phòng ngự đã đưa sơ đồ 3-5-2 lên ngôi, và việc thiếu hụt các cầu thủ đá cánh được bù đắp bằng sự dâng cao của những cầu thủ phòng ngự. Nòng cốt trong phản công thường là những tiền đạo có thể lực, tốc độ cùng khả năng chớp thời cơ. Các tiền vệ phòng ngự cũng có vai trò hỗ trợ đắc lực trong những tình huống này. Cho đến mùa hè năm 2000 tại Hà Lan và Bỉ, sơ đồ chiến thuật hình kim cương thực sự mang lại nhiều cảm xúc cho người xem. Với việc tổ chức hàng tiền vệ như một con thoi gắn kết những cầu thủ phòng ngự và tấn công, cỗ máy của tuyển Pháp đã hoạt động trơn tru và chính họ là những người đăng quang ngôi vô địch. ... và sự phát triển về vị trí Chức vô địch Euro năm 1968 của Italia có sự đóng góp không nhỏ của Giacinto Facchetti, một hậu vệ. Không chỉ vững vàng trong những tình huống truy cản đối phương, ông còn rất tích cực tham gia tấn công và ghi bàn. Cũng như thế là Günter Netzer, thành viên đội tuyển Tây Đức đăng quang 4 năm sau đó. Họ là những người đi tiên phong trong việc xác định lại vai trò và vị trí của mình trong tập thể: không chỉ tiền đạo mới có nhiệm vụ ghi bàn. Bóng đá với những bước tiến của mình cũng sản sinh ra những vị trí mới mà trước đó chưa từng tồn tại. Vào những năm 1970, khái niệm “libero” hay “máy quét” ra đời. Đây là một vị trí tiền vệ có nhiệm vụ chủ yếu là phòng ngự, “càn” trước hàng hậu vệ và phá lối chơi của đối phương. Ai thay Hy Lạp? 4 năm trước ở Bồ Đào Nha, đoàn quân của HLV Rehhagel đã làm nên điều thần kì khi leo một mạch từ “kẻ lót đường” lên ngôi bá chủ trời Âu. Chiến tích đó vinh danh tinh thần đoàn kết và sức mạnh tập thể, sự chắc chắn trong phòng ngự và kỉ luật ở lối chơi.
Chiến thuật kim cương lên ngôi tại EURO 2000.
Minh chứng rõ nhất là giải vua phá lưới mà Michel Platini giành được trên quê hương mình năm 1984 với 9 bàn thắng, mặc dù ông là một tiền vệ.
Đại diện ưu tú nhất của nó không ai khác hơn là “Hoàng đế” Franz Beckenbauer, một trong những cầu thủ vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá Đức.
Và bây giờ, 4 năm sau tại Áo và Thụy Sĩ, người hâm mộ lại nóng lòng và hồi hộp chờ đời một tân vương mới của lục địa già. ĐKVĐ thế giới Italia, những chàng trai trẻ trung từ đất Đức hay “Võ sĩ đấu bò” Tây Ban Nha?
(Theo VTC Thể Thao 24h)