Thứ Tư, 25/12/2024 Mới nhất
Zalo

Khi lý trí bóp nát trái tim

Thứ Năm 05/06/2008 09:18(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Đã qua rồi cái mà bóng đá là niềm đam mê đích thực với những khát khao không toan tính. Triết lý tấn công đã trở thành cổ xưa, khi con đường dẫn tới đỉnh cao không còn trải bằng hoa hồng, mà trải bằng cạm bẫy, và khi vinh quang là cuộc chiến của lý trí chứ không còn là của trái tim...



Thôi đừng... tấn công!

Liên Xô VĐ EURO đầu tiên với... 7 tiền đạo đã đi vào truyền thuyết. Đức, Tây Ban Nha, Italia chinh phục châu Âu bằng cách tấn công “bất cần đời” cũng chỉ còn là dĩ vãng. Hàng tiền đạo cứ teo dần theo thời gian và châu Âu đua nhau chuyển hướng từ nhiệm vụ ghi bàn sang nhiệm vụ... làm thế nào để không thủng lưới. Hà Lan bỏ quên “tổng lực” dưới lớp bụi thời gian. Thậm chí, họ cũng quên luôn cách chiến thắng quen thuộc với sơ đồ 4-3-3 từ khi van Basten xuất hiện. Hà Lan là ĐT cuối cùng ở châu Âu “hóa vàng” hệ thống 3 tiền đạo.

Hà Lan đi tới Euro chỉ với.... 15 bàn thắng tại vòng loại

Thay cho hình ảnh Cơn lốc da cam kiêu hãnh khi xưa là một ĐT đi tới EURO 2008 với chỉ 15 bàn thắng, và chơi phòng ngự tốt nhất (5 bàn thua). Hơn ai hết, Hà Lan hiểu rằng những thất bại trong hơn 1 thập kỷ qua đã tự nó kết liễu truyền thống của chính họ. Ngược lại, chiến công dị thường của Hy Lạp, Đan Mạch, những sự thống trị tuyệt đối của Đức, Italia và cả Pháp trong nhiều thập kỷ qua đều là sự thừa nhận của lịch sử về sức mạnh của lối chơi phòng ngự, thực dụng.

 

Muốn thắng đừng thủng lưới

Pháp của năm 2000 có bề ngoài là hiện thân cho vẻ đẹp của bóng đá tấn công, nhưng thực ra họ cũng lên ngôi bằng sự thực dụng. Trên hành trình chinh phục, Pháp chỉ có 1 trận ghi được hơn 2 bàn, họ thắng 4 trận còn lại (1 vòng bảng, 3 trận từ tứ kết đến CK) đều với tỷ số 2-1. Đến EURO 2004, Hy Lạp lặng lẽ dành cho châu Âu “phát súng nhân đạo” cho hy vọng sống sót của lối chơi tấn công. Họ ngạo nghễ lên ngôi bằng thứ bóng đá chây ì, lỳ lợm, lạnh lùng, tiêu cực nhưng hợp lý của Otto Rehhagel. Và cái gọi là bóng đá đẹp, cống hiến chỉ tồn tại trong những cuốn băng tư liệu, trong hồi ức và những kỷ niệm xưa cũ.

Otto Rehhagel - người truyền bá tư tưởng phòng ngự cũng là vẻ đẹp của bóng đá

Tấn công hoa mỹ là định nghĩa dành cho những trận đấu biểu diễn. Sự khắc nghiệt của cuộc chơi không có chỗ cho lãng mạn. Tư tưởng “Nếu không ghi bàn, bạn chỉ hòa. Nếu muốn thắng, bạn phải ghi bàn” đã trở nên lỗi thời, bởi nếu không thủng lưới, người ta có thể chờ hiệp phụ, chờ luân lưu, hay ở các giải Cúp là... luật bàn thắng sân khách. Khẩu hiệu mới của châu Âu là: muốn thắng trước hết đừng thủng lưới!

 

EURO và trào lưu từ... CLB


Tuy nhiên, xét cho cùng các ĐTQG chỉ là những đội bóng “ăn theo” trào lưu của các CLB ở châu Âu. Chẳng hề có sự ngẫu nhiên nào khi kết quả ở các kỳ EURO có sự trùng khớp với những xu thế mang tính thời điểm ở cấp độ CLB, cụ thể là ở cúp C1/Champions League - giải đấu chứa đựng và phản ánh hình ảnh của bóng đá châu Âu. Năm 1980, Đức với tính kỷ luật, hiệu quả và thực dụng lên ngôi cùng với

Nottingham huyền bí ở Cúp C1 (chỉ thắng 2 trận cách biệt hơn 1 bàn). Năm 1984, Pháp và Liverpool biến châu Âu thành sân khấu của những giấc mộng với những màn trình diễn cống hiến siêu hạng. Năm 1988, Hà Lan và... PSV Eindhoven thống trị châu Âu bằng sự hào nhoáng của màu da cam huyền thoại. Năm 1996, châu Âu bắt đầu chết chìm dưới sự toan tính của Đức và Juventus. Và năm 2004 là thời điểm tôn vinh sự lỳ lợm, lối phòng ngự... “không biết ngượng” của Hy Lạp, Porto với hai bộ não đầy mưu lược Rehhagel và Mourinho. Và năm 2008, khi MU lên ngôi bằng sự quyến rũ đầy toan tính thực dụng, trong một mùa giải mà triết lý tấn công đã “ra về” cùng với Barca, Arsenal, Bremen... liệu còn phép màu nào cho sự hồi sinh của lối đá cống hiến? Thậm chí, đến khi AS Roma lên ngôi, châu Âu sẽ tôn thờ lối chơi không có tiền đạo mà Spalletti sáng chế!?

 

Ngay từ bây giờ, hãy quen với những mưu lược mang tính hàn lâm của châu Âu trong thời bóng đá là những trận chiến nghiệt ngã, khi con đường dẫn tới vinh quang được trải bằng những cạm bẫy...


(Theo Báo Bóng Đá) 

Có thể bạn quan tâm

Hành trình khẳng định mình trên thị trường sim số đẹp của Trần Thu Hiền

Hành trình khẳng định mình trên thị trường sim số đẹp của Trần Thu Hiền

Hành trình khẳng định mình trên thị trường sim số đẹp của Trần Thu Hiền

Trong một thị trường sim số đẹp cạnh tranh khốc liệt, làm thế nào để một cá nhân có thể tạo dựng được thương hiệu riêng và khẳng định vị thế của mình? Đó là câu hỏi mà nhiều người kinh doanh sim số đẹp, đặc biệt là những người mới bắt đầu, luôn trăn trở. Và câu trả lời có thể đến từ chính hành trình khởi nghiệp đầy thú vị của chị Trần Thu Hiền.

Tiger - Bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United

Tiger - Bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United

Tiger - Bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United

Tiger® Beer - thương hiệu bia cao cấp hàng đầu thế giới vừa trở thành bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United. Đây là sự kết hợp giữa thương hiệu bia bản lĩnh rạng danh trên toàn thế giới và một trong những câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng và thành công nhất trên toàn cầu, nhằm nâng tầm trải nghiệm và tăng cường gắn kết cho người hâm mộ khắp thế giới.

Gary O'Neil trước áp lực mùa giải: Những bước đi cần thiết để giành sự sống còn

Gary O'Neil trước áp lực mùa giải: Những bước đi cần thiết để giành sự sống còn

Gary O'Neil trước áp lực mùa giải: Những bước đi cần thiết để giành sự sống còn

Trong tháng 9/2024, Wolverhampton Wanderers (Wolves) đã phải đối mặt với nhiều thử thách lớn tại Premier League. Mặc dù không đạt được những kết quả tốt nhất, đội vẫn có những màn trình diễn đáng chú ý từ các cầu thủ chủ chốt.

Xem thêm
top-arrow
X