Theo thông tin mới nhất từ phía cảnh sát Pháp, người đã nổ súng gây ra thảm cảnh nói trên là Antoine Granomort, một cảnh sát da màu gốc Caribe, hiện đã bị tạm giữ để điều tra. Hai nạn nhân trong vụ việc đêm đó là Julien Quemener, 24 tuổi, đã tử vong tại chỗ và Mounir Bouchaer, 26 tuổi, bị thương nặng ở phổi và đang trong tình trạng nguy kịch. Ngoài ra còn có 5 CĐV khác cũng đã bị tạm giữ và có thể sẽ bị kết tội phân biệt chủng tộc và có hành động bài Do Thái. Cảnh sát cho biết hai thanh niên bị bắn là thành viên của một nhóm CĐV cực hữu của PSG vốn nổi tiếng hay gây rối và có hành vi phân biệt chủng tộc. Ủy viên công tố nhà nước Jean-Claude Marin cho biết: “Có 4 thanh niên trẻ tuổi, có lẽ là người Do Thái đã bị vây xung quanh bởi một nhóm các CĐV của PSG. Những người bị vây lấy này quyết định bỏ đi và một trong số họ, Yanniv Hazout, đã bị một nhóm người đuổi đánh. Đám đông này sau đó đã tăng lên khoảng 100 người”. “Lúc đó một cảnh sát giao thông mặc thường phục, ông Antoine Granomort, đã bảo ông Hazout cứ đứng sau lưng ông ta trong khi cố gắng giữ đám đông không lao vào bằng một quả lựu đạn hơi cay”, ông Marin kể tiếp. “Đám đông khi đó đã có những lời lẽ sỉ nhục đối với người Do Thái...” Theo Bộ trưởng bộ nội vụ Pháp Nicolas Sarkozy một trong số những kẻ tấn công đã đánh vào đầu cảnh sát Granomort còn một tên khác đã đá vào háng khiến anh bị ngã xuống đất. “Anh ta rút súng ra sau khi đã nói mình là cảnh sát, tuy nhiên tôi không biết diễn biến trên thực tế như thế nào” ông Sarkozy nói. Theo ý kiến của ông Patrice Ribeiro, một cảnh sát cho biết việc nổ súng của vị cảnh sát nói trên là biện pháp tự vệ hợp pháp. “Anh ta đã đến để giúp đỡ một người theo đúng luật của chúng ta đã quy định và anh ấy đã không có lựa chọn nào khác là phải nổ súng”. Tuy nhiên, các CĐV chứng kiến vụ việc khi được phỏng vấn trên đài phát thanh của Pháp đã cho biết viên cảnh sát trên đã không đeo phù hiệu và đã nổ súng trong hoảng sợ. Ý kiến của các chính trị gia Phát biểu về vụ việc này, Tổng thống Pháp Jacques Chirac cho biết những hành động phân biệt chủng tộc cần phải bị lên án một cách rộng khắp. Trong khi đó Thủ tướng Pháp Dominique de Villepin khẳng định cần phải có các biện pháp mới để đảm bảo rằng sẽ có những hình phạt để làm gương cho bất kì ai tự cho mình quyền phá phách tại các sân thi đấu thể thao. Có phần gay gắt hơn, Bộ trưởng thể thao Pháp Jean-Francois Lamour đã lên án gay gắt “bầu không khí căng thẳng và đầy bạo lực tại một số trận đấu bóng đá” và nói rằng vụ việc vừa qua là “không thể chấp nhận được và nó đã làm dơ bẩn hình ảnh của thể thao”. Những tuần qua bạo lực không chỉ diễn ra ở
Quang cảnh quanh SVĐ Công viên các hoàng tử
ít phút sau vụ việc.
Theo Dân Trí