Thứ Tư, 25/12/2024 Mới nhất
Zalo

EURO 2008 từ góc nhìn kinh tế

Thứ Ba 10/06/2008 18:19(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Bóng đá vượt lên trên một môn thể thao thông thường, đang dần trở thành “một ngành công nghiệp” bị chi phối bởi xu thế toàn cầu hoá.

Hơn cả một môn thể thao thông thường

 

Là nước đồng tổ chức Euro 2008, Áo đón khoảng 1,5-2 triệu du khách, tương đương với ¼ dân số nước này, nhưng con số nhỏ không thấm vào đâu so với 15 tỷ lượt khán giả theo dõi các trận đấu bóng đá qua màn ảnh, chứng kiến sân cỏ thành nơi phô trương sức mạnh thể lực cũng như bản sắc văn hoá. Những cầu thủ xuất sắc trở thành người nổi tiếng trên các phương tiện truyền thông.

 

Theo một báo cáo của Công ty kiểm toán Deloitte & Touche, trên thế giới hiện có 240 triệu người chơi bóng đá (nghiệp dư lẫn chuyên nghiệp) trong 1,5 triệu câu lạc bộ gia nhập Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA). Doanh thu từ bóng đá ước tính lên hơn 312 tỷ euro.

 

Chỉ có 25 nước trên thế giới có Tổng sản phẩm quốc nội cao hơn doanh số của ngành công nghiệp bóng đá thế giới (theo Annual Review of Football Finance 2008, Deloitte, London 2008).

 

Điều này giải thích tại sao FIFA luôn đấu tranh vì một sự tự do hoá kinh tế cho môn thể thao vua. Các hãng Adidas, Nike, Puma và Umbro đẩy triệu triệu khán giả “ngụp lặn” trong  giày, áo may-ô, những trái bóng thường được sản xuất tại các quốc gia nghèo để tận dụng giá nhân công rẻ mạt rồi được trưng bán với giá cắt cổ tại các nước giàu. Một chiếc áo may-ô bán ở châu Âu có giá trung bình khoảng 70 euro, tương đương ít nhất ba tháng lương của một lao động trẻ em đã làm ra chúng tại Ấn Độ.

 

Một số đội bóng niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán như bất kỳ công ty lớn nào và kết quả của các trận đấu, cho dù cả người chơi lẫn cổ động viên không ý thức được cũng ảnh hưởng đến giá lên xuống của cổ phiếu. Tình yêu thể thao cộng thêm tầm nhìn lợi nhuận thúc đẩy nhiều tỷ phú đầu tư vào các câu lạc bộ, đặc biệt là ở giải Ngoại hạng Anh.

 

Nổi tiếng nhất là tỷ phú người Nga Roman Abramovitch, sở hữu Chelsea FC hay tỷ phú người Mỹ Malcolm Glazer giành quyền kiểm soát Manchester United FC nhờ hơn 1 tỷ euro. Một cái tên Nga khác cũng hay được nhắc đến, đó là Alexandre Gaydamak (32 tuổi), ông chủ của câu lạc bộ Portsmouth, đội vừa giành Cúp FA tháng 5 vừa qua.

 

Mục đích của các nhà đầu từ là tăng lợi nhuận lên mức tối đa, bằng cách đi theo mô hình chủ nghĩa tư bản thể thao của Mỹ. Kết quả của quá trình toàn cầu hoá bóng đá Anh (mà hầu hết các giải ngoại hạng khác đều muốn noi theo): các đội bóng Anh quy tụ những ngôi sao hàng đầu thế giới.

 

Tại World Cup 2006 tại Đức, giải Ngoại hạng Anh trở thành giải đấu đóng góp nhiều cầu thủ quốc tế nhất (14% được chọn) và các câu lạc bộ Anh thống trị UEFA Champions League năm nay.

 

Nhưng đâu là mặt trái của vinh quang? Một số câu lạc bộ nổi tiếng, ví dụ như Arsenal đôi khi chơi bóng mà không có một cầu thủ Anh nào trên sân, thậm chí đội tuyển Anh đau đớn khi bị loại khỏi sân chơi Euro 2008. Thị trường, tiền bạc và thiếu chu đáo đang áp đặt bóng đá theo luật chơi của những người giàu có.

 

Những con số kinh tế ấn tượng tại Euro 2008

 

Hơn 20 ngày của Euro 2008 là hơn 20 ngày các thương hiệu lớn thống trị  khu vực quanh sân cỏ. Euro 2008 không chỉ là nơi 16 đội bóng tranh tài mà còn thị trường béo bở với các nhà tổ chức, tiếp phát sóng qua những con số rất ấn tượng.

 

1. 23 triệu euro-số tiền mà đội vô địch sẽ có được. Dựa trên kết quả thi đấu, các đội tuyển quốc gia tham dự Euro 2008 sẽ chia nhau 184 triệu euro. Mỗi đội tham gia sẽ nhận được số tiền là 7,5 triệu euro. Ở vòng đầu, các đội sẽ nhận được 500.000 euro nếu hoà và 1 triệu euro nếu thắng, lọt vào tứ kết: 2 triệu euro, bán kết: 3 triệu euro.

 

Đội thua trong trận chung kết sẽ bỏ túi 4,5 triệu euro trong khi đội vô địch sẽ thu hoạch 7,5 triệu euro. Tổng cộng, đội nào giành chức vô địch sẽ có thể kiếm được 23 triệu euro nếu giành trọn 3 trận thắng ở vòng đầu.

 

2. Hơn 200.000 euro tiền thưởng cho mỗi cầu thủ của đội vô địch. Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) sẽ hỗ trợ một phần kinh phí để Liên đoàn bóng đá các nước thưởng cho các cầu thủ trong đội tuyển tham gia thi đấu. Số tiền thưởng này sẽ do các cầu thủ thương lượng với lãnh đạo của họ.

 

 

Tại World Cup 2006, các cầu thủ Pháp đã thương lượng khoản tiền thưởng cho từng cá nhân là 240.000 euro nếu giành chức vô địch. Tại Euro 2008, nếu trở thành các nhà vô địch châu Âu, mỗi cầu thủ Đức sẽ nhận được 250.000 euro/người, mỗi cầu thủ Croatia là 300.000 euro.

 

3. Hơn 2,5 triệu euro tiền thuế. Cầu thủ các đội tuyển quốc gia sẽ nhận những khoản tiền thưởng khác nhau, tuỳ thuộc vào kết quả thi đấu. Nhưng không phải họ là những người duy nhất được hưởng lợi, hai nướcÁo và Thuỵ Sĩ đã thương lượng với UEFA về vấn đề đánh thuế 20% đối với các nguồn thu từ tiền thưởng của các cầu thủ, nhưng không áp dụng cho tiền thưởng dành cho các liên đoàn.

 

Hai nước đồng tổ chức hy vọng sẽ thu về khoảng 2,5 đến 5 triệu euro từ khoản thuế trên. Việc thu và khấu trừ thuế tiền thưởng của tất cả các cầu thủ thi đấu tại hai nước sẽ do Sở thuế bang Vaud của Thuỵ Sĩ đảm trách.

 

4. 800 triệu- số tiền mà các phương tiện truyền thông phải bỏ ra. Cũng giống như các giải đấu thể thao lớn khác, các nguồn thu chính của Euro 2008 có được nhờ bản quyền phát sóng các trận thi đấu trên toàn thế giới. Năm nay, các đơn vị tiếp phát sóng đã chi 800 triệu euro bổ sung vào ngân sách của UEFA để có được bản quyền truyền trực tiếp, tăng hơn 40% so với Euro 2004 ở Bồ Đào Nha (560 triệu euro).

 

5.250.000 euro/1 spot quảng cáo 30 giây trong thời gian nghỉ giữa hai hiệp của trận chung kết phát trên kênh TF1 hoặc M6 của Pháp, 110.000 euro trong trận Pháp-Rumani và 150.000 euro trong trận Pháp- Hà Lan.

 

Nếu đội tuyển Pháp lọt vào chung kết, mỗi spot quảng cáo thời lượng 30 giây sẽ có giá lên sóng tối thiểu là 250.000 euro, những quảng cáo xuất hiện trong các trận không có đội tuyển Pháp thi đấu dao động từ 55.000 đến 87.000 euro/spot 30 giây. Hai kênh TF1 và M6 đã chi 50 triệu euro để có được bản quyền phát sóng và nhưng theo ước tính rất có thể M6 sẽ bị lỗ khoảng 25 triệu euro.

 

6. 250 triệu euro-số tiền các nhà tài trợ «đóng góp» cho UEFA. Bên cạnh bản quyền phát sóng, bản quyền tiếp thị cũng là nguồn thu lớn khác của UEFA. Số tiền của các nhà tài trợ năm nay đã tăng 36% so với Euro 2004 (183 triệu euro). 10 nhà tài trợ chính của Euro 2008 là các hãng lớn chuyên cung cấp dụng cụ thể thao, nước giải khát, xe hơi... như Adidas, Coca-Cola, Continental, Hyundai-Kia, JVC, Mastercard và McDonald's. Tại Áo, 4 công ty của nước này được chọn làm nhà tài trợ đóng góp 8 triệu euro.

 

7. 4.000 euro/1 cầu thủ/1ngày-số tiền mà các câu lạc bộ được UEFA bồi thường khi  cầu thủ của họ tham gia thi đấu các giải quốc tế và đối với một số câu lạc bộ, đây là nguồn thu không nhỏ. Câu lạc bộ Olympique Lyonnais đã thu về 1,2 triệu euro nhờ các cầu thủ của họ có tên trong danh sách thi đấu ở các đội tuyển quốc gia tại Euro 2008.

 

8. 234 triệu euro-ngân sách hoạt động vận hành bộ máy thi đấu Euro 2008 và mọi công tác tổ chức sẽ do một công ty hữu hạn có tên gọi Euro 2008 SA đảm trách.

 

Công ty này nằm hoàn toàn dưới sự quản lý của UEFA, có vốn điều lệ là 177 triệu USD, ra đời tháng 12/2004, và đến năm 2008, Euro 2008 SA có 450 cộng tác viên, gần 5.000 tình nguyện viên với trách nhiệm được giao là giám sát  tổ chức 31 trận đấu, nhưng không được phép quản lý các vấn đề liên quan đến pháp lý, tiếp thị, tài trợ hay bán bản quyền phát thanh truyền hình.

 

9. 42,6 triệu euro /năm- tiền tài trợ cho đội tuyển (ĐT) Pháp. Euro 2008 là Euro cuối cùng hãng Adidas xuất hiện trên áo của ĐT Pháp trong vai trò nhà tài trợ và nhường lại vị trí cho đối thủ truyền kiếp Nike.

 

Nhà cung cấp dụng cụ thể thao Nike của Mỹ chi số tiền kỷ lục, lớn nhất từ trước đến nay 42,6 triệu euro/năm để mua quyền xuất hiện trên áo "các chú gà trống Gaulois" từ 2011 đến 2018, trong khi hãng chỉ mất chỉ là 13 triệu euro tài đội tuyển Brazil. Adidas đã chi 20 triệu euro tài trợ cho ĐT Đức, Puma chi 13 triệu euro cho ĐT Italia.

 

10.9,30 euro/vé xem đội tuyển quốc gia tập luyện. Nhờ vào một buổi tập của ĐT Bồ Đào Nha hôm 3/6, Liên đoàn bóng đá nước này cũng thu về gần 120.000 euro từ việc bán vé cho 12.000 cổ động viên tới xem đội nhà luyện tập tại sân vận động Maladière, Neuchâtel, Thuỵ Sĩ. 

Có thể bạn quan tâm

Hành trình khẳng định mình trên thị trường sim số đẹp của Trần Thu Hiền

Hành trình khẳng định mình trên thị trường sim số đẹp của Trần Thu Hiền

Hành trình khẳng định mình trên thị trường sim số đẹp của Trần Thu Hiền

Trong một thị trường sim số đẹp cạnh tranh khốc liệt, làm thế nào để một cá nhân có thể tạo dựng được thương hiệu riêng và khẳng định vị thế của mình? Đó là câu hỏi mà nhiều người kinh doanh sim số đẹp, đặc biệt là những người mới bắt đầu, luôn trăn trở. Và câu trả lời có thể đến từ chính hành trình khởi nghiệp đầy thú vị của chị Trần Thu Hiền.

Tiger - Bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United

Tiger - Bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United

Tiger - Bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United

Tiger® Beer - thương hiệu bia cao cấp hàng đầu thế giới vừa trở thành bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United. Đây là sự kết hợp giữa thương hiệu bia bản lĩnh rạng danh trên toàn thế giới và một trong những câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng và thành công nhất trên toàn cầu, nhằm nâng tầm trải nghiệm và tăng cường gắn kết cho người hâm mộ khắp thế giới.

Gary O'Neil trước áp lực mùa giải: Những bước đi cần thiết để giành sự sống còn

Gary O'Neil trước áp lực mùa giải: Những bước đi cần thiết để giành sự sống còn

Gary O'Neil trước áp lực mùa giải: Những bước đi cần thiết để giành sự sống còn

Trong tháng 9/2024, Wolverhampton Wanderers (Wolves) đã phải đối mặt với nhiều thử thách lớn tại Premier League. Mặc dù không đạt được những kết quả tốt nhất, đội vẫn có những màn trình diễn đáng chú ý từ các cầu thủ chủ chốt.

Xem thêm
top-arrow
X