Thứ Bảy, 29/06/2024 Mới nhất
Zalo

La Liga mùa giải 2008/09 còn 10 vòng: Mặt trời Andalusia thiêu đốt sân cỏ TBN (P1)

Thứ Năm 26/03/2009 16:08(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

(Bongda24h) – Andalusia, vùng đất sản sinh của vũ điệu Flamenco bốc lửa, nổi tiếng với những trận đấu bò cuồng nhiệt và ánh nắng ấm áp chiếu rọi quanh năm… đang được biết đến như một thế lực mới của La Liga.


Phần 1: Văn hóa Andalusia và thành công của Sevilla
 

Vào năm 711, Tariq bin Zeyad, một vị tướng của Đế chế hồi giáo Banu Umayyah (trải dài trên Bắc Phi và Đông Âu, tiền thân là Vương quốc của Vua Muhammad – một trong mười vị Đại Hoàng đế của thế giới), vẫn được biết đến trong lịch sử TBN với biệt danh Tariq el Tuerto (Tariq độc nhãn) đã chinh phạt bán đảo Iberia xinh đẹp như một phần trong công cuộc bành trướng Đế chế. Không lâu sau, phần lớn bán đảo nằm bên bờ Địa Trung Hải này đã thuộc về quyền kiểm soát của những người viễn chinh, mở ra thời kì cực thịnh cho Al-Andalus, tên gọi thời trung cổ của Andalusia. Thời kì ấy, Al-Andalus có Cordoba, thành phố lớn nhất châu Âu, thuộc thủ phủ Sevilla bây giờ. Mặc dù sau đó sức mạnh của các vị Vua tôn thờ Thiên chúa giáo đã đẩy lùi người Hồi giáo khỏi Andalusia, nhưng tầm ảnh hưởng của nó vẫn còn in dấu tới tận ngày nay.


Các CĐV Betis ăn mừng chức vô địch Copa del Rey năm 2005 
 

Giống như sở thích chinh phạt của Tariq độc nhãn, các đội bóng xứ Andalusia đang “xâm thực” La Liga. NHM trên khắp nơi trên thế giới đang đổ về đây, không chỉ để thưởng thức ánh nắng ấm áp, những màn đấu bó tót máu lửa hoặc những cô gái khêu gợi trong vũ điệu Flamenco, mà họ còn dành thời gian để tìm hiểm về những SVĐ đầy ắp khán giả, không lúc nào ngớt tiếng reo hò. Theo thống kê, có tới 30 triệu lượt du khách “hạ cánh” xuống Andalusia trong năm 2008, nhiều nhất tại TBN. Hầu hết họ đều hài lòng và ấn tượng khi ra về với hình ảnh thân thiện của người dân nơi đây, những người sống hết mình với các màn lễ hội 24/7 và đặc biệt, những bữa tiệc bàn thắng.

 

Các sân cỏ đâu đó trên mảnh đất TBN có thể vắng bóng khán giả, còn ở Andalusia thì không! Các SĐV nơi đây luôn tự hào mang trong mình dòng máu “ăn bóng đá, ngủ bóng đá” từ xa xưa. Với việc tân binh Malaga góp mặt ở giải đấu cao nhất TBN mùa giải năm nay, xứ Andalusia đã có tới 5 đại diện tại La Liga: Malaga, Almería, Sevilla, Betis và Recreativo (đội bóng lâu đời nhất TBN, thành lập năm 1889). Và như ai đó đã nói: “Nếu muốn biết người dân nơi đây nồng nhiệt tới mức nào, bạn hãy mua vé vào SVĐ của họ”. Chẳng vậy mà sân nhà của những đội bóng này luôn “có lửa” mỗi khi diễn ra các trận thi đấu trong khuôn khổ La Liga.

 

Thực ra, chưa cần đến mùa giải 2008/09, xứ Andalusia đã đặt được những dấu ấn đầu tiên lên bản đồ bóng đá Tây Ban Nha. Chuyến phiêu lưu của họ bắt đầu từ năm 2005, khi Betis giành chức vô địch Copa del Rey và kiếm được một suất dự Champions League khi cán đích trong tốp 4 La Liga. Không chịu thua kém đại kình địch cùng thành phố, Sevilla gần như ngay lập tức bùng lên mạnh mẽ và khẳng định mình với hai ngôi Vương UEFA cup, một Copa del Rey, một siêu cúp châu Âu và hai lần liên tiếp được Liên đoàn thống kê số liệu & lịch sử quốc tế IFFHS xếp vào vị trí số 1 trong BXH thế giới các CLB năm 2006 và 2007.

 

CĐV của Sevilla là những người thân thiện, sống hết mình vì bóng đá

Có thể coi Sevilla là hình mẫu lý tưởng để các CLB vùng Andalusia, thậm chí là La Liga, bắt chước để thu về thành công. Đó chính là công thức kinh điển, được gói gọn bởi cụm từ “3 bước làm Vua”: gây dựng đội ngũ CĐV “gà nòi” đầy nhiệt huyết làm chỗ dựa cho đội bóng, chiêu mộ những cầu thủ nước ngoài có tiềm năng và kí hợp đồng với các HLV vùng miền (Hugo Sánchez – HLV Almería, là trường hợp ngoại lệ duy nhất trong những năm qua).

 

Dễ dàng nhận thấy sự thành công của Sevilla dựa một phần không nhỏ vào nguồn lực tài chính của họ. Đội chủ sân Sanchez Pizjuan là CLB thu về khoản lợi khổng lồ từ tiền bán vé, chỉ sau Barcelona và Real Madrid. Không những vậy, họ còn kiếm được những bản hợp đồng rất “hời” khi đưa về TBN các cầu thủ mới toanh nhưng có giá lên đến nhiều triệu euro chỉ trong vòng một thời gian ngắn. Cách làm này đã được thử nghiệm từ cách đây cả thập kỷ, với các trường hợp của Toni Polster, Iván Zamorano hay Davor Suker, nhưng nó chỉ thực sự gây tiếng vang khi “bố già” Monchi bước ra từ trong bóng tối.

 

Monchi, với chức danh GĐTT kiêm người đứng đầu Học viện đào tạo trẻ Sevilla, đang là người thâu tóm khá nhiều quyền lực ở Sevilla. Ông còn có quyền can thiệp vào các hoạt động điều hành của CLB. Trong thời gian Sevilla làm mưa làm gió ở châu Âu và “quậy tưng bừng” ở La Liga, Monchi đã cho ra lò những siêu phẩm như Daniel Alves, Julio Batista, Freddy Kanoute, Seydou Keita – những chiến binh nước ngoài thành danh trong màu áo Sevillista. Họ cùng với những ngôi sao trưởng thành từ lò đào tạo trẻ như Jesús Navas, Diego Capel và sau này là Antonio Puerta, cầu thủ tử nạn trên sân đấu... đã làm nên tên tuổi CLB. Đến tận bây giờ, chính sách mua rẻ, gọt giũa rồi tận dụng triệt để trước khi bán với giá hời vẫn được Sevilla quán triệt một cách tối đa. 

 

Sevilla với 2 chiếc cúp vô địch UEFA Cup: Hình mẫu lý tưởng
của các CLB ở Andalusia

Quân giỏi phải có tướng tài, Sevilla đã hội tụ đủ các yếu tố này khi thu được những thành công bước đầu dưới triều đại Joaquín Caparrós (hiện đang dẫn dắt CLB Athletic de Bilbao). Cùng với Monchi, họ đề ra kim chỉ nam "Hombres, no nombres" (thành sao, không phải ngôi sao) khi tìm đến những cầu thủ có khả năng phát triển, thay vì những ngôi sao đã thành danh. Sau này, Caparrós được thay thế bởi Juande Ramos, một người còn khá ít tên tuổi nhưng đã dùng Sevilla như bàn đạp để tìm đến Tottenham, Real Madrid. Và hiện tại, Manolo Jiménez, HLV đội trẻ, đã tiếp quản khá thành công vị trí người tiền nhiệm. Tất cả đều là những nhà cầm quân vô danh, nhưng lại thu được thành công không tưởng với Sevilla khi họ tuyệt đối trung thành với định hướng phát triển CLB.

 

Ở thời điểm Juande Ramos chia tay Sevilla, đã có không ít NHM cảm thấy tiếc nuối và lo lắng cho tương lai đội bóng con cưng, nhất là khi những ngôi sao như Daniel Alves, Keita, Poulsen lần lượt bỏ đi. Nhưng trái lại, Sevilla vẫn như một cỗ máy được lập trình sẵn, thẳng tiến trên BXH La Liga với sự ổn định đến khó tin. Chiến thắng 4-1 ở vòng 28 trước Valladolid đã giúp họ bỏ xa đội đứng thứ 4 là Villarreal 6 điểm. Có nghĩa mục tiêu cán đích trong tốp dự Champions League mùa sau của Sevilla đã gần như hoàn tất, khi mùa giải vẫn còn 10 vòng đấu trước mắt. 

  • Ngô Thắng (còn nữa)

P2: Ngựa ô Malaga và cuộc chiến của phần còn lại

Có thể bạn quan tâm

Tây Ban Nha 1-0 Albania: Đội B La Roja cũng rất...bá đạo!

Tây Ban Nha 1-0 Albania: Đội B La Roja cũng rất...bá đạo!

Tây Ban Nha 1-0 Albania: Đội B La Roja cũng rất...bá đạo!

Trong những năm gần đây, chúng ta đã từng nghe nói rằng Pháp có thể mang hai đội tham dự các giải đấu lớn và mỗi đội đều có thể “làm nên chuyện”. Khoảng 1 tuần trước khi VCK Euro 2024 khởi tranh, Jose Mourinho, trong vai một bình luận viên cũng có nói thế này: “Nếu Bồ Đào Nha được phép cử 2 đội dự Euro, thì đội 2 của họ cũng là một ứng viên vô địch”.

Video

Let Spain Cook: Tây Ban Nha đã 'nấu chín' Italia như thế nào?

Let Spain Cook: Tây Ban Nha đã 'nấu chín' Italia như thế nào?

Let Spain Cook: Tây Ban Nha đã 'nấu chín' Italia như thế nào?

Để nấu một bữa ăn hoàn hảo đòi hỏi chúng ta phải có những nguyên liệu tươi ngon và món ăn phải được làm theo một công thức chính xác. Các yếu tố ngoại cảnh có thể ảnh hưởng đến hương vị cuối cùng nhưng nếu như mọi thứ đi theo đúng công thức hoặc quỹ đạo nhất định, thì chắc chắn món ăn của bạn sẽ ngon như màn trình diễn của Tây Ban Nha trong chiến thắng trước Italia.

Xem thêm
top-arrow
X