Thứ Ba, 05/11/2024Mới nhất
Zalo

VPF cho phép VTV vào cuộc, “trận đấu” của các ông bầu bùng nổ?

Thứ Năm 29/12/2011 17:27(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Ngay sau cuộc họp ngày 28/12 của VFF với AVG, đơn vị đang nắm bản quyền truyền hình các giải bóng đá VĐQG, ngày hôm nay (29/12), Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) đã nhanh chóng có phản ứng. Và trong công văn do bầu Kiên, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị VPF, ký ngày 29/12, đơn vị này đã xác nhận cho phép Đài truyền hình Việt Nam được truyền hình trực tiếp và phát lại các trận đấu của giải bóng đá ngoại hạng quốc gia.

>>> Cuộc chiến bản quyền truyền hình tại V-League chính thức bắt đầu
>>> AVG lên tiếng về bản quyền truyền hình 20 năm

Chỉ vài ngày nữa, giải bóng đá ngoại hạng quốc gia (V-League mùa trước và nay mang tên Super League) sẽ khai cuộc, nhưng “cuộc chiến” về bản quyền truyền hình xem ra đang nóng bỏng khi các bên có những quan điểm khá xa nhau xung quanh vấn đề này.

Ngày 29/12, bầu Kiên đã ký công văn số 20 CV/VPF/2011 về việc truyền hình trực tiếp và phát lại các trận đấu của các giải chuyên nghiệp gửi VTV, trong đó nêu rõ: “Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch chấp thuận cho phép thành lập tại công văn số 3841 ngày 9/11/2011 và căn cứ Nghị định số 426/QN-LĐBĐVN của Chủ tịch LĐBĐVN ký ngày 28/12/2011, Công ty VPF được quyền quản lý, tổ chức, điều hành và khai thác thương quyền các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam gồm: (i) Giải bóng đá ngoại hạng quốc gia, (ii) Giải bóng đá hạng Nhất quốc gia, (iii) Giải bóng đá Cup QG, (iv) Trận Siêu Cup QG từ năm 2012.

Công văn do bầu Kiên, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị VPF gửi Đài truyền hình Việt Nam

Căn cứ Điều 53 Luật Thể thao năm 2006 và Nghị quyết số 04 HĐQT-11 ngày 29/12/2011 của HĐQT Công ty VPF, bằng văn bản này Công ty VPF xác nhận cho phép Đài truyền hình Việt Nam (VTV) và các đơn vị truyền hình trực thuộc đài VTV được tuyên truyền, truyền hình trực tiếp và phát lại các trận bóng đá của các Giải bóng đá nêu trên cho tới khi công ty VPF có thông báo mới về vấn đề bản quyền truyền hình của các giải đấu nêu trên.

Nhằm phục vụ người hâm mộ cả nước và quảng bá cho các giải chuyên nghiệp, Công ty VPF đề nghị VTV hỗ trợ Đài truyền hình kỹ thuật số VTC và các Đài truyền hình địa phương có nhu cầu trong việc truyền hình các trận đấu”.

Trong khi đó, trong thông báo ở cuộc làm việc trước đó, phía AVG đã bày tỏ quan điểm rõ ràng như sau:

“….Việc ký và thực hiện Hợp đồng là giữa VFF và AVG, vì vậy nếu có bất kỳ sự thay đổi nào (nếu có nhu cầu từ VFF) cần phải được thống nhất trước với AVG và đảm bảo tính kế thừa, toàn vẹn của Hợp đồng đã ký. Việc VFF có bất kỳ quyết định đơn phương nào liên quan tới vấn đề bản quyền truyền hình trước khi có sự chấp thuận của AVG sẽ gây tổn hại nghiêm trọng tới uy tín và quyền lợi hợp pháp của các bên;

4. Liên quan tới đề xuất của VFF về chuyển giao việc thực hiện Hợp đồng cho VPF, AVG chính thức khẳng định:

4.1 AVG chỉ xem xét việc thay đổi liên quan tới Hợp đồng và đàm phán với VFF về việc này khi và chỉ khi VFF cam kết và bảo đảm VFF vẫn là đơn vị nắm quyền sở hữu bản quyền truyền hình như đã được quy định trong Điều lệ của VFF và trong Hợp đồng đã ký giữa VFF và AVG, đồng thời VFF vẫn là đơn vị đồng chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan trong Hợp đồng;

4.2 AVG yêu cầu VFF và các bên có liên quan khác (trong trường hợp này là VPF) tiếp tục thực hiện đúng theo các nội dung của Hợp đồng đã ký cho tới khi có thỏa thuận khác được thống nhất giữa các bên. Không một bên nào có quyền hủy ngang bất kỳ nội dung nào, vì bất cứ lý do gì;

4.3 Chỉ sau khi AVG và VFF cùng nhất trí bằng một thỏa thuận bằng văn bản về việc VPF tiếp nhận một số quyền và nghĩa vụ trong Hợp đồng như nội dung các yêu cầu này của AVG thì VPF mới bắt đầu được tham gia chính thức thực hiện việc đàm phán các nội dung có liên quan tới Hợp đồng đã ký.

4.5 VPF phải có văn bản cam kết tôn trọng và thực hiện nghiêm túc theo các nội dung của Hợp đồng đã ký bởi VFF và AVG, đặc biệt là phần nhận lại để cùng thực hiện các quyền và nghĩa vụ sau khi chuyển giao (nếu có việc chuyển giao). Việc này cần thực hiện trước khi VPF tham gia vào Hợp đồng với tư cách là đối tác cùng chịu trách nhiệm thực hiện Hợp đồng với VFF;

4.6 Sau khi có một thỏa thuận mới ba bên giữa AVG, VFF và VPF, Ban lãnh đạo VPF sẽ được quyền tiếp cận các nội dung của Hợp đồng đã ký giữa AVG và VFF. Nếu VFF đơn phương đàm phán, chuyển giao Hợp đồng đã ký với AVG cho VPF trước khi nhận được sự chấp thuận bằng văn bản của AVG, AVG sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của mình;

5. Về vấn đề công tác tổ chức giải: Cho tới hôm nay, AVG vẫn chưa nhận được bất kỳ sự liên hệ nào từ phía VFF (cũng như VPF) để phối hợp tổ chức giải đấu. Vì vậy AVG yêu cầu VFF tiếp tục là đầu mối và khẩn trương liên hệ, cung cấp thông tin cho AVG liên quan tới công tác tổ chức các giải đấu để đảm bảo các điều kiện tác nghiệp của AVG”

Như vậy, với những thông tin liên tiếp từ những người trong cuộc, vấn đề bản quyền đang thực sự là “điểm nóng” chưa dễ giải quyết giữa VFF, VPF, AVG và các bên khác.

(Theo Thể Thao Văn Hoá)

Có thể bạn quan tâm

Amorim muốn thay đổi mọi thứ, nhưng Van Nistelrooy vẫn xứng đáng được ở lại

Amorim muốn thay đổi mọi thứ, nhưng Van Nistelrooy vẫn xứng đáng được ở lại

Amorim muốn thay đổi mọi thứ, nhưng Van Nistelrooy vẫn xứng đáng được ở lại

Ruud van Nistelrooy đã không giành được chiến thắng trong trận đầu tiên tại Premier League với tư cách huấn luyện viên tạm quyền Manchester United khi “Quỷ đỏ” bị Chelsea cầm chân 1-1 tại Old Trafford. Tuy nhiên, đã có những tín hiệu tích cực về tinh thần và chiến thuật phát đi từ United.

Xem thêm
top-arrow
X