(Bongda24h) - Các "ông trùm" tài phiệt của những tập đoàn kinh tế lớn nhất thế giới đang dần thâu tóm Premiership từ tay người Anh. Với đà này, chỉ vài năm tới giải đấu số 1 ở xứ sương mù sẽ nằm dưới sự chi phối hoàn toàn của những người ngoại quốc.
Cuộc gặp gỡ lịch sử, đánh dấu cho một giai đoạn phát triển mới của giải Ngoại hạng Anh diễn ra cách đây chỉ vài tuần tại khách sạn "7 sao" Emirates Palace (Khách sạn 7 sao đầu tiên trên thế giới nằm tại thủ đô Abu Dhabi của Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất) giữa cựu thủ tướng Thái Lan - chủ tịch Manchester City, Thaksin Shinawatra với Sulaiman Fahim, người đại diện của Sheikh Mansour bin Zayed Al Nahyan, anh trai của người trị vì Abu Dhabi. 13 tiếng đồng hồ sau buổi gặp gỡ, Thaksin chấp nhận bán lại Man xanh với giá 240 triệu Euro (192 triệu bảng).
Ông chủ mới của Man xanh đang có tham vọng hùng bá thế giới |
Nhưng tại sao lại là nước Anh? Tại sao người có số tài sản lên tới 1000 tỉ USD lại chọn một CLB Anh Quốc để đầu tư? Và tại sao một nửa trong số các đội bóng ở Premiership đang thuộc về các "ông trùm" tư bản ngoại quốc?
Ngoại hạng Anh đang là giải đấu sinh lợi nhiều nhất thế giới. Premiership ngày càng trở nên quen thuộc ở châu Á, châu Phi và Trung Đông. Không phải một sự trùng hợp ngẫu nhiên mà những ông chủ giàu "kếch xù" người nước ngoài lại không ngừng rót tiền vào nước Anh, đó là người Nga (Chelsea), những người Mỹ (Liverpool, Aston Villa, Manchester United), Ai Cập (Fulham), Pháp (Porstmouth), Iceland (West Ham), Ireland (Sunderland) và Ả Rập (Manchester City). Ba trong số những đội bóng thuộc quyền kiểm soát của tư bản ngoại quốc đứng trong "Bộ tứ" Premiership.
Mùa giải trước, 20 CLB Premiership kiếm được tổng cộng 2.234 triệu Euro (1.790 triệu bảng), hầu hết là từ tiền bản quyền truyền hình, chiếm 1.117 triệu Euro (893 triệu bảng). Ngoài ra lợi nhuận của các CLB cũng được đóng góp đáng kể với số tiền bán vé (đắt nhất trong các giải đấu ở châu Âu, bạn phải trả 30 bảng cho ghế ngồi hạng bét đến 50 bảng cho ghế ngồi hạng nhất cho một trận đấu của MU, trong khi Old Trafford có sức chứa lên tới 70 nghìn), kinh doanh đồ lưu niệm và bán bản quyền truyền hình cho nước ngoài (259 triệu Euro). Những con số vô cùng ấn tượng.
Abramovich đang bị “soán ngôi“ cho danh hiệu chịu chơi nhất
Cùng đầu tư vào các đội bóng nước Anh, nhưng những ông chủ giàu có của thế giới lại mang trong mình những toan tính riêng. Với Abramovich,
Cũng cần phải nhận thấy rằng hệ thống luật pháp, đặc biệt là về kinh tế của nước Anh rất "dễ dãi", thậm chí là lỏng lẻo. Họ cho phép những vụ mua bán, sang nhượng diễn ra tự do mà không hề bị kiểm soát. Đây sẽ là những gì mà người Anh phải cảm thấy hối tiếc trong tương lai. Không chỉ các CLB bóng đá mà những tập đoàn kinh tế lớn nhất của Anh cũng đã dần dần rơi vào tay những người nước ngoài, như Madame Tussaud, Bentley, Harrods, Mini, Boots...
Hệ quả tất yếu từ những vụ "thâm tóm" trên là cơn sốt giá ảo tại Premiership. Những ông chủ như Abramovih trước đây và Zayed Al Nahyan lúc này sẵn sàng trả giá rất cao để mua về những siêu sao hàng đầu, cộng với đó là mức lương "khủng long" mà họ trả cho các cầu thủ của mình. Và như Giáo sư Arsène Wenger đã từng nói: "Bảng lương sẽ tăng phi mã, các CLB như Arsenal sẽ không thể theo kịp và vì vậy cần có một điều luật hạn chế mức lương của các cầu thủ."
Sẽ có một "cơn bão giá" tại Premiership sắp tới, có thể là ngay trong mùa đông năm nay. Khi ấy Man City với nguồn lực tài chính dồi dào của mình, sẽ sẵn sàng chi ra khoảng 500 triệu bảng để sở hữu một đội hình "dream team" với các cầu thủ hưởng mức lương từ 200 nghìn đến 500 nghìn bảng mỗi tuần. Những Ronaldo, Gerrard, Essien... biết đâu lại đứng trong cùng một tập thể? Khi ấy Premiership sẽ trở nên nhàm chán, bị "giết chết" vì tính hấp dẫn không còn.
-
Ngô Thắng