Thứ Năm, 26/12/2024 Mới nhất
Zalo

Châu Âu "trần trụi giữa bầy sói". Tại sao?

Thứ Sáu 11/04/2008 11:07(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Châu Âu lục địa luôn cô đơn. Không cuộc phong toả lục địa nào có thể ngăn cản được những kẻ xâm lăng đến từ bên kia biển Manche. 2 thế kỉ trước, Napoleon đã thất bại trong cuộc chiến ấy. Bây giờ, châu Âu không có Napoleon nào hết, bóng đá lại càng không, và các sân cỏ của họ trong suốt 3 năm qua in dấu giầy các đội bóng Anh.


 
Toàn cầu hoá bóng đá


 Một dòng tít trên nhật báo Gazzetta dello Sport vào năm 1994: "Người Anh bỏ ra 1 tỷ để mua nghệ thuật. Dòng tít ấy có một chút mỉa mai, bởi người Anh có thể mua tất cả và bán tất cả, miễn là có lợi nhuận. Nhưng dòng tít ấy cũng hàm chứa một nỗi lo ngại pha lẫn với sự ghen tị và khâm phục: người Anh cũng đồng nghĩa với tư bản công nghiệp, với những định nghĩa về đế chế thương mại, về kinh tế và là một trong những lá cờ đầu của quá trình toàn cầu hoá không thể cưỡng được sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc với sự sụp đổ của bức tường Berlin.


Hồi ấy, Serie A được coi là giải VĐ hay nhất thế giới, nơi tập trung những ngôi sao lớn nhất, những đội bóng mạnh nhất. 14 năm sau, những mĩ từ ấy không còn dành cho người Ý, bởi nó đã đổ bộ sang đất Anh từ lâu mà người Ý vẫn không chịu thừa nhận. Rất tôn trọng Barcelona, bởi họ vẫn còn có mặt trong số những đội vào đến bán kết, và người ta coi họ như một đấng cứu thế cho châu Âu lục địa, nhưng họ có thể làm được gì trước hạm đội biển Manche, một khi trước họ, những người Ý đã thất bại thảm hại với kết quả 0-8 trong 6 trận đối đầu Ý - Anh ở vòng knock-out?

Từ việc thu hút hàng tỷ hàng tỷ đầu tư vào bóng đá như đó là một ngành công nghiệp lớn cần vốn, cần tâm huyết, cần những con người biết kinh doanh nó sau khi đã thành công vượt bậc trong việc huy động và xoay vòng đồng vốn, đến những thắng lợi là một quãng đường hơn một thập kỉ. Một quy luật của đầu tư: nếu anh từ bỏ những tư duy làm ăn cũ kĩ, thu hút được vốn đầu tư của nước ngoài, biết kinh doanh một cách hợp lí, anh sẽ giàu lên nhanh chóng và từ những thặng dư có được anh tiếp tục đầu tư để tăng cường sinh lợi. Trước khi thực sự chiến thắng trên đất Châu Âu , cuộc xâm lăng ấy đã diễn ra trên đất châu Á từ nhiều năm trước đó và chiến thắng rực rỡ. Ngả mũ trước khả năng marketing, kinh doanh và làm thương hiệu của người Anh. Từ chiến thắng trên thương trường đến chiến thắng trên chiến trường chỉ cần thời gian. 3 năm liên tục có đến 8/12 lượt đội bóng Anh vào bán kết là một thắng lợi không nền bóng đá nào làm được.


Những gì tinh tuý nhất của Châu Âu dường như đã ở đó. London đang trở thành một New York mới, Premier League như một hành tinh bóng đá thực sự, như Serie A đã từng trong những năm 1980-1990 và sức mạnh kinh tế được chuyển hoá thành sức mạnh bóng đá ở đâu đó trên đất Châu Âu, người TBN và người ý vẫn giữ nguyên hình mẫu bóng đá cũ. Những đội bóng nằm trong tay các "socio” (hội viên) và các cổ đông trong nước, được các ngân hàng bơm tiền không mệt mỏi như ở TBN, hay vẫn khư khư trong tay của những gia đình giới chủ công nghiệp truyền thống quanh năm thua lỗ và sở dĩ nó không chết vì gánh nặng nợ chẳng qua là vì các ông chủ ấy coi các đội bóng như một món đồ chơi để đánh bóng hình ảnh. Cách làm “bao cấp" ấy không còn thích hợp trong thế giới hiện tại và không kích thích những động lực vươn lên trong chính các đội bóng ấy.

Barcelona gọi mãi tên Milan.


Người Anh khác họ. Những đội bóng lớn trong tay những chủ đầu tư nước ngoài, những triệu triệu bạc rót ra từ két sắt để phá giá thị trường, đưa về những ngôi sao lớn. Một hệ thống tài chính chắc chắn, kết hợp với cách làm ăn hợp lí đảm bảo cho họ chiến thắng. Những dấu hiệu của sự khủng hoảng của  một sự phát triển quá nóng từ các đồng đầu tư đổ vào đã xuất hiện chưa? Rồi, không ít. Lương cầu thủ tăng đột biến, giá cầu thủ không theo giá trị thật, những cuộc chạy đua vũ trang có khả năng đẩy các đội nhỏ vào tình trạng phá sản. Nhưng sự sụp đổ thực sự có lẽ không đến, hoặc chưa đến, bởi họ đã học được những bài học đau đớn của người Ý: những năm 1990, Serie A cũng tương tự, tiền bạc ngôi sao chạy đua giữa các đội bóng lớn, nhưng cách làm bóng đá của người ý có một đặc thù dễ nhận thấy, làm ăn theo kiểu Mafia (dàn xếp tỷ số, khai man tài chính). Từ đó có thể nhận thấy, sự khác biệt duy nhất mà người Ý và những ai không thích Premier League bấu víu vào đó là ở chỗ: giải đấu ấy không đại diện cho một điều gì khác ngoài sức mạnh của tư bản và không có một mối liên hệ nào với cái gọi là bản sắc quốc gia".


Trên thực tế, bản sắc ấy tồn tại và tồn tại mạnh mẽ trong cách biến bóng đá thành một nền công nghiệp không khói thành công rực rỡ từ cách áp dụng những bài học kinh tế của thời đại toàn cầu hoá, khi các cơ chế để làm bóng đá được thực hiện theo một cơ chế mở của thời hiện đại: các đội bóng trong tay các chủ đầu tư nước ngoài, HLV ngoại, cầu thủ cũng ngoại và trên thực tế, chỉ còn là các đội bóng Anh vì nó mang tên Anh cũng như logo và họ phải thi đấu trên đất Anh. Đặc điểm nổi trội ấy đã phân biệt một cách rõ ràng với bản sắc quốc gia, là một ví dụ lớn cho thấy toàn cầu hoá có thể san bằng các biên giới quốc gia đến mức nào. Các CLB Anh chỉ còn mang tên gọi và tiêu biểu cho một thế giới không biên giới trong khi ĐT Anh thất bại và thành tích của họ tỉ lệ nghịch với các CLB Anh. Về kết cấu cơ bản, ĐT ấy không khác gì một CLB Anh: cùng một kiểu malkehng, cùng cách đem về những H LY ngoại xuất sắc nhất. Kết quả không đổi: thất bại. Kết luận: lỗi là tại các cầu thủ mang quốc tịch Anh.
 
Một năm trước, bán kết là cuộc đấu giữa M.U-Milan và Chelsea - Liverpool. Liên minh không làm nên chiến thắng. Milan đánh bại Liverpool ở Athens. Một năm sau, vẫn 3 đội bóng Anh ấy và chỗ của Milan được thay thế bởi Barcelona. Đội bóng xứ Catalunya đang muốn lặp lại chiến tích của Milan tháng 5/2007. Nhưng Barca đã đi xuống từ đỉnh cao 2006 với chiến thắng trước Arsenal, đã mất Ronaldinho cho đến hết mùa, đã không còn viên ngọc Messi vì một chấn thương nặng và cũng đã đánh mất niềm tin của người hâm mộ. Làm thế nào để ngăn chặn làn sóng mới đến từ bên kia biển Manche?

(Theo TTVH)

 

Có thể bạn quan tâm

Hành trình khẳng định mình trên thị trường sim số đẹp của Trần Thu Hiền

Hành trình khẳng định mình trên thị trường sim số đẹp của Trần Thu Hiền

Hành trình khẳng định mình trên thị trường sim số đẹp của Trần Thu Hiền

Trong một thị trường sim số đẹp cạnh tranh khốc liệt, làm thế nào để một cá nhân có thể tạo dựng được thương hiệu riêng và khẳng định vị thế của mình? Đó là câu hỏi mà nhiều người kinh doanh sim số đẹp, đặc biệt là những người mới bắt đầu, luôn trăn trở. Và câu trả lời có thể đến từ chính hành trình khởi nghiệp đầy thú vị của chị Trần Thu Hiền.

Tiger - Bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United

Tiger - Bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United

Tiger - Bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United

Tiger® Beer - thương hiệu bia cao cấp hàng đầu thế giới vừa trở thành bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United. Đây là sự kết hợp giữa thương hiệu bia bản lĩnh rạng danh trên toàn thế giới và một trong những câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng và thành công nhất trên toàn cầu, nhằm nâng tầm trải nghiệm và tăng cường gắn kết cho người hâm mộ khắp thế giới.

Gary O'Neil trước áp lực mùa giải: Những bước đi cần thiết để giành sự sống còn

Gary O'Neil trước áp lực mùa giải: Những bước đi cần thiết để giành sự sống còn

Gary O'Neil trước áp lực mùa giải: Những bước đi cần thiết để giành sự sống còn

Trong tháng 9/2024, Wolverhampton Wanderers (Wolves) đã phải đối mặt với nhiều thử thách lớn tại Premier League. Mặc dù không đạt được những kết quả tốt nhất, đội vẫn có những màn trình diễn đáng chú ý từ các cầu thủ chủ chốt.

Xem thêm
top-arrow
X