Thứ Sáu, 29/03/2024Mới nhất
Zalo

Bóng đá vẫn cấm kị đồng tính?

Thứ Năm 29/11/2012 14:11(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Kể từ cái chết của Justin Fashanu vào năm 1990, sau khi công khai mình là đồng tính, cho đến nay, vẫn chưa có cầu thủ bóng đá nào dám thừa nhận điều tương tự. 22 năm là một quãng thời gian khá dài, ít nhất là trong làng bóng đá, vốn có “tuổi thọ nghề nghiệp” rất ngắn, vậy mà, không có một cầu thủ nào đang chơi bóng ở các giải đấu đỉnh cao đủ dũng cảm để công khai giới tính thứ 3 của mình.

Nỗi sợ hãi vô hình

Orlando Cruz người Puerto Rico là võ sĩ quyền Anh đầu tiên tiết lộ mình là gay (đồng tính nam). Cầu thủ cricket Steven Davies năm ngoái cũng đã thú nhận giới tính thật của mình. Cũng trong năm ngoái, cầu thủ đang chơi ở giải hạng Tư của Thụy Điển Anton Hysen (con trai cựu hậu vệ Glenn Hysen của Liverpool) đã khẳng định mình có vấn đề về giới tính. Tiền lệ này làm người ta mường tượng rằng trong tương lai gần những cầu thủ ngôi sao có vấn đề giới tính sẽ một lần vượt qua rào cản để sống thật với chính mình.

Thủ thành Anders Lindegaard phê phán sự trốn tránh vấn đề đồng tính trong bóng đá chuyên nghiệp
Thủ thành Anders Lindegaard phê phán sự trốn tránh vấn đề đồng tính trong bóng đá chuyên nghiệp

Thế nhưng tất cả vẫn chỉ là sự im lặng, không ai nói về nó hay khuyến khích các cầu thủ đồng tính thừa nhận sự thật hay chỉ đơn giản là thảo luận về vấn đề nhạy cảm này một cách công khai. Trong bóng đá dường như đồng tính vẫn là điều cấm kị. Đó là lý do tại sao thủ thành Anders Lindegaard của Manchester United quyết định cần phải đứng lên, nồng nhiệt nói về sự cần thiết có một “người hùng gay” trong làng túc cầu.

Trên blog cá nhân của mình, Lindegaard viết: “Đồng tính trong bóng đá đang là đề tài cấm kỵ do ảnh hưởng của bầu không khí trên sân cỏ và từ khán đài. Những quan niệm cổ điển cho rằng một người đàn ông thực sự cần phải dũng cảm và mạnh mẽ. Theo tôi, quan niệm đó không phù hợp với sự phát triển của xã hội ngày nay. Trong khi phần còn lại của thế giới đã trở nên văn minh, tự do và ít thành kiến, bóng đá vẫn bị kẹt trong quá khứ khi nói đến đồng tính”.

Dấu hiệu tích cực?

Tại quê hương Đan Mạch của Lindegaard, nghiên cứu cho thấy khoảng 12% đàn ông ở quốc gia này là đồng tính nhưng trong 1.000 thành viên của Hiệp hội cầu thủ Đan Mạch không ai chịu hay dám thừa nhận mình nằm trong số đó.

Hiệp hội đưa ra 2 lý do để giải thích cho điều này: Thứ nhất, bản thân các cầu thủ đó sẽ ngừng chơi bóng vì cảm thấy không thể kết nối được với thế giới túc cầu. Thứ hai họ sợ bị ảnh hưởng nếu như bí mật bị tiết lộ.

Nhưng Lindegaard lại cho rằng Liên đoàn bóng đá Đan Mạch (DBU) hành động chưa đủ mạnh để cho thấy họ ủng hộ các cầu thủ đồng tính. Liên đoàn bóng đá Hà Lan và thậm chí ở cả FA cũng như vậy. Chứng sợ đồng tính có thể là một vấn đề lớn hơn cả phân biệt chủng tộc nếu tình trạng này tiếp diễn. Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng 25% người hâm mộ cho rằng bóng đá là đồng tính trong khi 10% cho rằng bóng đá là phân biệt chủng tộc. Khoảng 14% người tham dự trận đấu gần đây cũng đã cho biết đã nghe thấy những tiếng la ó kỳ thị đồng tính.

Chính Lindegaard cũng thừa nhận rằng anh đã mất một khoảng thời gian khá dài để suy nghĩ và cuối cùng cũng phải rất khó khăn khi nghĩ mình cần viết những gì và anh đã phải đem ra thảo luận với bạn gái Mise Beqiri trước khi công khai quan điểm. “Sự nhắm mắt làm ngơ cho thấy rằng người ta không coi đây là một vấn đề nghiêm túc. Nhưng sẽ ra sao nếu những người đồng tính trẻ yêu bóng đá phải rời bỏ nó vì họ cảm thấy bị cho ra rìa, đó mới thực sự là vấn đề” - thủ môn M.U bộc bạch.

Trốn tránh là cách không phù hợp với xã hội hiện đại, nơi mà bất cứ sự phân biệt đối xử nào đều không thể chấp nhận được, cho dù đó là sự phân biệt về màu da, tôn giáo hay giới tính. 22 năm sau hành động dũng cảm của Fashanu, người ta vẫn phải chờ đợi những cầu thủ tiếp theo dám làm điều đó: công khai giới tính thật của mình!

(Theo Thể Thao Văn Hoá)

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow
X