Thứ Sáu, 22/11/2024 Mới nhất
Zalo

Thế lực La Masia, quyền uy Real Castilla

Thứ Ba 31/03/2009 11:19(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

(Bongda24h) – Thời gian gần đây, NHM xứ đấu bò nhắc nhiều đến học viện bóng đá của Sevilla và Valencia, khi họ sản sinh ra một lượng cầu thủ nhất định phục vụ nhu cầu của đội bóng. Nhưng nếu xét về tầm ảnh hưởng, La Masia và Real Castilla vẫn là hai lò ươm giống tài năng số 1 Tây Ban Nha. Những sản phẩm của họ đang giúp đội bóng mình đầu quân tỏ rõ sự khác biệt so với phần còn lại.


La Liga mùa giải 2008/09 còn 10 vòng: Mặt trời Andalusia thiêu đốt sân cỏ TBN (P1) 

La Liga mùa giải 2008/09 còn 10 vòng: Mặt trời Andalusia thiêu đốt sân cỏ TBN (P2)

Thế lực La Masia:
 

Trong 25 năm hình thành và phát triển, La Masia đã cho ra lò hơn 400 cầu thủ, trong số đó có 30 danh thủ khẳng định được tên tuổi ở đội hình một Barcelona. Trong danh sách này phải kể đến hàng loạt ngôi sao như Albert Ferrer, Luis Milla, Guillermo Amor, Josep Guardiola, Sergi Barjuan, Iván de la Peña, Carles Puyol, Xavi, Roger García, Óscar García, José Manuel Reina, Fernando Navarro, Víctor Valdés, Gabri, Andrés Iniesta, Sergio García, Cesc Fàbregas, Lionel Messi, Giovani dos Santos, Bojan Krkić, Gerard Piqué, Sergio Busquets, Pedro…


Barcelona đang dần “La Masia hóa” toàn bộ đội hình

Ở La Masia, các cầu thủ trẻ được phát triển dựa vào phong cách mà thánh Johan Cruyff từng xây dựng lối chơi tổng lực cho “Dream Team” những năm 1990, đó là 10 cầu thủ "xoay" quanh trái bóng, hàng hậu vệ luôn dâng cao, các tiền vệ được khuyến khích xâm nhập vòng cấm, còn các tiền đạo thì ngoài ghi bàn còn có thêm nhiệm vụ “phòng ngự” trên phần sân của đối phương (số lần phạm lỗi của các tiền đạo Barca thậm chí còn nhiều hơn cả của các trung vệ). Đối với họ, một cầu thủ giỏi luôn phải thuộc nằm lòng lời giáo huấn "Cách phòng thủ tốt nhất là tấn công. Cách giữ bóng tốt nhất là là sử dụng sự linh hoạt của đôi chân và độ tinh quái của cái đầu". Chính những bài học vỡ lòng này đã khiến các cầu thủ trẻ xuất thân từ La Masia mang theo phong cách khác biệt, như đến từ một thế giới khác.


Kỷ nguyên vàng của Rijkaard những năm trước được định hình nhờ sức mạnh cũng như kỹ thuật siêu hạng của Ronaldinho, sự tinh quái của Deco, tốc độ của Giuly, kinh nghiệm của Larsson hay khả năng săn bàn hiệu quả của Eto'o. Nhưng càng ngày, lối chơi của Barca càng dựa nhiều vào khả năng phối hợp của hai chàng tí hon - Xavi và Iniesta. Khởi nghiệp ở vị trí tiền đạo cánh phải (dự bị cho Giuly ), nhưng dần dần Iniesta đã có thể chơi ở mọi vị trí ở hàng tiền vệ.

 

Cùng với Messi, bộ 3 này chính là trụ cột trên hàng công của Barca, không chỉ dưới thời Guardiola, mà ngay cả thời điểm 2 năm cuối triều đại Rijkaard. Xavi và Iniesta đều được rèn giũa từ xuất phát điểm là những tiền vệ phòng ngự. Điều đó lý giải tại sao họ lại xoay trở rất tốt trong cự ly hẹp, nhanh lẹ trong mỗi tình huống xử lý bóng và đặc biệt nguy hiểm với nhãn quan chiến thuật thượng thừa.


Sự chín chắn của Xavi, sự trưởng thành vượt bậc của Xavi và Messi chính là động lực để Pep Guardiola bắt đầu thực thi chính sách phát triển Barca theo khung đội hình “cây nhà lá vườn”. Hơn bất kì ai khác, Pep là người hiểu rõ nhất khả năng các cầu thủ trẻ vì từng dẫn dắt đội trẻ Barca B, trước khi được thăng chức ở đội một. Để rồi, 11/24 cầu thủ Barca được đăng ký cho mùa giải năm nay là hàng chính hãng “Made in La Masia”, một con số hiếm gặp ở những đội bóng lớn khi họ thay nhau vung tiền mua sao ở thời điểm hiện nay. Nó khiến Barca gối cao ngủ kỹ trước khả năng thi hành chính sách 6+5 của FIFA (6 cầu thủ nội, 5 cầu thủ ngoại), không giống như những “ông lớn” trọng dụng lính đánh thuê.

 

Pep Guardiola hiểu quá rõ các cầu thủ trẻ của mình

Trong mùa giải năm nay, Pep thường xuyên sử dụng đội hình có quá nửa các cầu thủ ra sân ngay từ đầu là người của La Masia: Valdes, Puyol, Pique, Sergio Busquets, Xavi, Iniesta, và Messi (còn chưa kể đến những cầu thủ dự bị như Victor Sanchez, Bojan Krkic). Không chỉ chiếm ưu thế về số lượng, mà chất lượng của những người La Masia còn giúp họ gây được tầm ảnh hưởng tới Barca.

Một vài con số đơn giản sẽ cho thấy điều đó: Sau 28 vòng, Messi đã ghi được 19 bàn thắng, chỉ kém Eto’o trong danh sách lập công, còn Xavi là cây chuyền số 1 với 11 đường chuyền thành bàn. Tính trên tất cả các mặt trận, Messi đang dẫn đầu với 30 bàn, trong khi Xavi, Bojan, Pique và Busquets cũng không ít lần nổ súng cho Barca. Người Barca đang mơ đến một ngày đội hình xuất phát của đội bóng mà họ yêu quý sẽ bao gồm toàn bộ những người La Masia, với Valdes che chắn trước khung gỗ; Sanchez, Puyol, Pique bọc lót ở hàng thủ, với Iniesta, Xavi, Busquets, Vazquez kiểm soát khu trung tuyến còn Messi, Krkic cùng Pedro hợp thành bộ tam tấu trên hàng công.

 

Không chỉ thị uy trong đội hình Barcelona, các sản phẩm của La Masia còn thao túng vai trò đầu tàu ở khá nhiều đội bóng tại La Liga. Người ta vẫn nhắc đến “Tiểu phật” De La Pena như một vì cứu tinh của Espanyol, hay bộ khung La Masia đang quậy tưng bừng cùng ngựa ô Malaga: Francesc Arnau - Iván Cuadrado - Miguel Ángel - Albert Luque…

 

Quyền uy Real Castilla?

 

Mata, một trong những cầu thủ trưởng thành từ Real Castilla, sớm thức thời
khi rời Madrid để khẳng định mình và tỏa sáng trong màu áo Valencia 

Những năm đầu thập kỷ 90 thế kỷ trước, hai HLV đồng thời là hai cầu thủ trẻ một thời của lò đào tạo Real là Vicente Del Bosque và Rafael Benítez đã bắt tay xây dựng lứa “gà nòi” bao gồm Raul Gonzalez, Raúl Bravo, Guti và Iker Casillas, những ngôi sao sáng chói của Real. Ngoài ra, những cái tên như Ismael Urzaiz (Bilbao), Santiago Cañizares (Valencia), Mista (Valencia) và Luis García Fernández (Espanyol) cũng gắn liền với thành công của các CLB tại La Liga.

 

Tiếp bước thành công trong quá khứ, những năm qua Real Castilla tiếp tục cho ra lò Roberto Soldado (Getafe), Álvaro Arbeloa (Liverpool), Granero (Getafe), Mata (Valencia), Negredo (Almeria) và các cầu thủ đang khoác áo Real như Javi Garcia, De la Red. Tuy nhiên, sự tin tưởng mà BLĐ Nhà trắng giành cho các cầu thủ trẻ là không đủ để họ có thể nâng cánh ước mơ cho những tài năng mình mất bao công sức để gọt giũa. “Cốc mò cò xơi”, giờ đây Real phải ngậm ngùi chứng kiến Mata tỏa sáng cùng Los Che (7 bàn thắng, 7 đường chuyền thành bàn) và Negredo thi đấu như lột xác khi “sát thủ có gương mặt nghệ sỹ” ghi tới 16/33 bàn thắng của Almeria.

 

Công bằng mà nói, lò Real vẫn giới thiệu được những tài năng trẻ rất hứa hẹn. Tuy nhiên, phần lớn đã bị chính sách dùng người của Real khiến cho thui chột. Portillo, Soldado là những ví dụ điển hình, và giờ, một tiền đạo triển vọng khác là Bueno cũng đang có nguy cơ chịu chung số phận với những cầu thủ đàn anh. Ngược lại, một số cầu thủ sớm thức thời, đã chủ động rời Real ngay từ khi vẫn còn khoác áo đội B như Mata hay Negredo đều đang có tương lai hết sức tươi sáng. Họ đều đã được triệu tập vào ĐTQG và hứa hẹn sẽ là nhân tố chủ chốt trong tương lai đội bóng xứ đấu bò. Đây là điều Real phải cảm thấy hối tiếc vì họ để mất 2 tuyển thủ trong đội hình, trong khi Los Blancos chỉ còn đóng góp Casillas và Sergio Ramos cho ĐTQG, trong đó Ramos là cầu thủ trưởng thành từ Sevilla.

 

  • Thăng Vân (Tổng hợp)

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn

Có thể bạn quan tâm

Lịch thi đấu căng như dây đàn, liệu Real có thể tiếp tục nói hai từ "hài lòng"?

Lịch thi đấu căng như dây đàn, liệu Real có thể tiếp tục nói hai từ hài lòng?

Lịch thi đấu căng như dây đàn, liệu Real có thể tiếp tục nói hai từ "hài lòng"?

Trong những mùa giải gần đây, chúng ta luôn thấy một khả năng xoay sở rất tốt của HLV Carlo Ancelotti với những gì Real Madrid có trong tay. Nhưng ở mùa này, khi cơn bão chấn thương lũ lượt kéo tới, liệu chiến lược gia người Italia có thể tiếp tục nói chúng tôi hài lòng với đội hình hiện tại?

Video

Xem thêm
top-arrow
X