Thứ Ba, 07/05/2024 Mới nhất
Zalo

Real Madrid và những bước ngoặt định mệnh

Thứ Bảy 07/03/2009 10:29(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

(Bongda24h) – Nếu không có những sự kiện “trọng đại” xảy ra trong thời gian đã qua của mùa giải 2008/09, Real chắc hẳn vẫn chấp nhận bám đuổi Barca một cách vô vọng. Nhưng những bước đi mạnh bạo của BLĐ đội bóng Hoàng gia đã giúp họ trở lại đường đua song mã với Barcelona.

 

Những “lực sĩ” Madridistas: Từ vũ khí bí mật của Ramos

 

1) Sa thải Bernd Schuster

 

Hạ cánh xuống Bernabeu vào mùa hè 2007, Bernd Schuster mang theo kỳ vòng vệ một “Real sexy”, giống như những gì ông đã làm với Getafe trước đó. Đây cũng chính là lý do BLĐ Nhà trắng chiêu mộ chiến lược gia người Đức, thay thế lối đá đầy thực dụng của HLV Capello. Nhưng Real không phải Getafe, một đội bóng phố huyện Madrid với tham vọng tầm trung. Chính vì vậy áp lực thành tích đã đè nặng lên vai cựu cầu thủ Real, khiến ông phải đặt kết quả của đội bóng lên trên hết. Và rồi các Madridista “no bụng” nhưng lại “đói con mắt” với màn trình diễn ít chất nghệ thuật của đội nhà.    

 

Calderon - Schuster: Họ đã là quá khứ

Bước ngoặt khiến BLĐ Real quyết định sa thải Bernd Schuster được định đoạt ngay đầu mùa giải La Liga năm nay. Người ta coi HLV người Đức là người không có cá tính, không tạo được mối quan hệ và tầm ảnh hưởng tích cực tới các cầu thủ. Điều này khiến Real yếu ngay trong nội bộ đội bóng, một loạt các vấn đề nảy sinh khiến phong độ trong sân đấu ngày một sa sút. Sergio Ramos rồi Guti, Raul, tất cả đều đã “bật” lại Bernd Schuster.

 

Real có thể đã thống trị La Liga trong hai mùa giải liên tiếp, có thể đã giành siêu cúp TBN 2008 nhưng nó không đủ để phản ánh sức mạnh và tầm vóc của CLB vĩ đại nhất TK XX. Thực chất, hai chức vô địch họ có được đều có sự đóng góp không nhỏ của đại kình địch Barca, khi CLB xứ Catalan tỏ ra quá yếu và để họ mặc sức thống lĩnh La Liga. Còn ở đấu trường châu Âu, nơi Real vẫn tỏ rõ quyền uy, họ lại bị loại bởi Roma, nối dài chuỗi ngày thất vọng với 4 năm liền không đi sâu ở Champions League.

 

2)  Chiêu mộ Juande Ramos

 

Juande Ramos cập bến Bernabeu với tình trạng hỗn mang của đội bóng, nhưng chỉ mất một vài tuần để chỉnh đốn, ông đã đưa Real về đúng quỹ đạo ở cuộc đua vô địch. Cái tài của Juande Ramos chính là ở thuật dùng người và giải quyết những vấn đề lục đục nội bộ. Ngay sau khi ông nắm quyền, mối quan hệ vùng vằng giữa Raul, đại diện cho nhóm công thần, với Sergio Ramos, một ngôi sao mới nổi, cũng như “nhóm Hà Lan,” “nhóm Argentina”… đã được giải quyết triệt để. Chính vì có được tiếng nói thống nhất trong tập thể đội bóng, Real mới giữ được mối liên kết chặt chẽ đến thế giữa các tuyến. Dễ  nhận thấy Robben, Higuain và cả Raul đã không còn ham hố thể hiện như trước, thay vào đó là thái độ hợp tác trông thấy khi thường xuyên tung ra những pha phôi hợp và kiến tạo như đặt cho đồng đội.

 

Real dưới thời Juande Ramos giống như một cỗ máy chiến thắng

Không những vậy, với giáo án đặc biệt có một không hai, Juande Ramos đã giúp Real thoát khỏi tình trạng khủng hoảng chấn thương đầu mùa bóng và mang lại tình trạng thể lực sung mãn cho Bầy kền kền. Điều đó cũng phần nào khiến Robben, Higuain và Raul không còn bị đuối trong những pha rướn bóng, đua tốc độ với đối thủ. Dười thời Juande Ramos, gần như cầu thủ nào, từ dự bị đến trụ cột, đều được tận dụng triệt để trong chính sách xoay vòng khoa học của ông. Chẳng vậy mà Robben đang ở vào thời kì đỉnh cao nhất sự nghiệp, Raul đang hồi xuân, Higuain ngày một chín chắn. Ở bên dưới, Sergio Ramos đã biết ghi bàn trở lại, Marcelo đang dần trở thành một cầu thủ chạy cánh đẳng cấp, “thánh Iker” vẫn là Người khổng lồ trước cầu môn…

 

3) Chủ tịch Ramon Calderon từ chức

 

Thực ra, vị luật sư 57 tuổi người Madrid đã bị buộc phải từ chức sau những scandal ông dính phải, từ việc biển thủ công quỹ, có dấu hiệu mờ ám trong vụ chuyển nhượng Robinho, Higuain và Gago, đặc biệt là trò gian lận trong cuộc họp đại hội đồng tháng 12/2008. Người ta sẽ không thể biết hết về con người này nếu tờ AS và Marca không tiên phong vạch trần bộ mặt thật của ông.

 

“Thượng bất chính, hạ tắc loạn”, hình ảnh người đứng đầu Nhà trắng bị vấy bẩn đã phần nào ảnh hưởng tới phong độ của họ trong sân đấu. Đâu chỉ có vậy, trong suốt những năm tại vị, Calderon đã không để lại dấu ấn nào đáng chú ý, ngoài hai chức vô địch La Liga, một siêu cúp TBN. Ông đã thất hứa khi ngụy biện về những bản hợp đồng số 1 thế giới, như Ronaldo, Kaka, Cesc Fabregas và trực tiếp đẩy ngôi sao người Brazil, Robinho, khỏi Bernabeu.

 

4) Ký hợp đồng với Lassana Diarra

 

Diarra làm chủ tuyến giữa của Real

Đây có lẽ là bước đi sáng suốt nhất của Real trong mùa giải 2008/09, cùng với việc chiêu mộ HLV Juande Ramos. Tuyến giữa gồm toàn những tiền vệ mỏng cơm của Real vẫn thường xuyên tỏ ra yếu thế trước đối thủ và thường gặp phải những chấn thương dai dẳng, liên miên mà Gago và M.Diarra là hai ví dụ điển hình nhất. Họ thường xuyên để mất quyền kiểm soát giữa sân, đặt khung gỗ Casillas trong tình trạng báo động khi tuyến phòng ngự từ xa thủng lỗ chỗ.

 

Nhưng mọi chuyện đã đi theo chiều hướng tích cực với Real, từ thời điểm Lass Diarra hạ cánh xuống Bernabeu. Không chỉ tái hiện lại vai trò “máy quét” của đàn anh đồng hương Makelele, chiếc mỏ neo không thể thay thế ở Real sau khi anh đến Chelsea, Lass còn thể hiện khả năng kiến tạo xuất sắc với những đường chuyền phát động tấn công sắc sảo, điển hình là pha rót bóng cho Raul phá vỡ thế bế tắc trong trận thắng 2-0 trước Numancia vòng 21. Không quá khi cho rằng một mình tiền vệ người Pháp đang cáng đáng cả khu vực trung tuyến của Real. 9 trận anh ra sân, Real thắng cả 9. Chính vì vậy, các Madridista nên cầu nguyện cho anh không dính thêm bất kì chiếc thẻ nào đêm nay, nếu không Real sẽ gặp khó ở vòng đấu 27, làm khách trên sân Bilbao. 

 

Real Madrid: Đội bóng xuất sắc nhất châu Âu???

Người ta đã từng ca ngợi Barcelona với những mỹ từ “vô song”, “bất khả chiến bại”, “đội bóng đến từ hành tinh khác” hay “đội bóng hay nhất châu Âu”, nhưng đó đã là chuyện của năm 2008, vì từ đầu năm 2009 chính Real Madrid mới là CLB nổi bật nhất châu Âu, ít nhất là ở các con số thống kê (Tất cả những số liệu dưới đây đều được tính từ năm 2009):

Hiệu số bàn thắng thua cao nhất (+21): Hàng phòng ngự chắc chắn của Real đã giúp họ chỉ để thủng lưới 2 bàn, trong khi hàng công lại ghi tới 23 bàn. Hiệu số bàn thắng +21 của Real giúp họ đứng trước Manchester United (+16, 17 bàn thắng, 1 bàn thua) và Barcelona (+12, 26 bàn thắng, 14 bàn thua).

Số điểm giành được nhiều nhất (27): 9/10 trận đấu trong chuỗi 10 trận thắng của Real diễn ra vào năm 2009, giúp họ giành số điểm tối đa 27, đứng trên Manchester United. Quỷ đỏ giành chiến thắng trong 7 trận đấu và giành số điểm 21, họ cùng Real là hai đội bóng duy nhất toàn thắng từ đầu năm 2009. Roma là đội bóng có cùng số điểm với MU nhưng lại thi đấu nhiều hơn một trận.

Bất bại ở giải đấu nội địa: Cùng với Wolfsburg, Stuttgart, Koln (Buldesliga, Đức); Toulouse, Lyon, Valenciennes (Ligue 1, Pháp); Manchester United, Arsenal (Premiership); Real Madrid là một trong 9 đội bóng ở châu Âu không thua ở giải đấu cao nhất trong nước.

 

  • Ngô Thắng

Có thể bạn quan tâm

Video

Xem thêm
top-arrow
X