Cựu công tố viên của thành phố London Lord Stevens và nhóm điều tra từ tháng Ba đã bước vào nghiên cứu kiểm tra 362 vụ chuyển nhượng tại giải Ngoại hạng (trong thời kỳ 1/1/2004 tới 31/1/2006).
Được biết 39 vụ mua bán cầu thủ có dấu hiệu “bất bình thường” nhất này có liên quan trực tiếp tới 8 đội bóng và chủ yếu là chuyển nhượng trong nước.
Tuy nhiên điều làm dư luận hết sức quan tâm là danh tính của 8 CLB này lại không được tiết lộ và người ta cũng chưa thể biết được danh sách 39 vụ chuyển nhượng bị nghi ngờ này.
Theo ông Lord Stevens, hồ sơ chi tiết sẽ được chuyển tới Ban tổ chức Premier League, LĐBĐ Anh (FA) và nếu cần thiết thì cũng sẽ được gửi tới cơ quan điều tra.
|
Cựu cảnh sát thành phố London hiện đồng thời cũng được giao trọng trách điều tra về cái chết của Công nương Diana thừa nhận chỉ có 65 trong tổng số 150 nhà môi giới cầu thủ đã đồng ý tiếp xúc và trả lời các câu hỏi của nhóm điều tra.
Phát biểu trong cuộc họp báo tại
Và báo cáo sơ bộ đêm qua cũng chỉ ra “323 vụ chuyển nhượng đã diễn ra đúng pháp luật” nhưng 39 vụ chuyển nhượng còn lại, nhóm điều tra đang yêu cầu Liên đoàn bóng đá Anh buộc các nhà môi giới cầu thủ có liên quan mở tài khoản ngân hàng để các cuộc điều tra được sáng tỏ.
Bên cạnh đó, nhóm điều tra của FA này đề nghị được kéo dài thêm 2 tháng nhằm tiếp tục công tác điều tra.
Giám đốc điều hành Premier League Richard Scudamore khẳng định mọi CLB sẵn sàng ủng hộ nhóm điều tra nhưng thừa nhận ông thấy “thất vọng vì biết rằng có đến 11% các vụ chuyển nhượng sẽ phải điều tra làm rõ trong thời gian tới và các CLB chán ngấy bởi những dư luận không tốt về những cuộc điều tra này”.
Một số tờ báo Anh với những tiết lộ ban đầu cho biết thêm những CLB thuộc dạng “nghi án” sẽ không bao gồm Sheffield United, Reading hay Watford bởi những CLB đang chơi tại Premiership mùa giải này chưa lên hạng vào thời gian điều tra chuyển nhượng.
Và CLB Leeds United dù chơi ở giải Ngoại hạng trong thời gian đó nhưng không có bất kỳ dấu hiệu vi phạm nào về chuyển nhượng cầu thủ.
Theo Dân Trí