Thứ Sáu, 26/04/2024Mới nhất
Zalo

Bóng đá Đức xuất khẩu cầu thủ: Lợi thì có lợi...

Thứ Hai 05/09/2011 14:06(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Mesut Oezil đã tỏa sáng ở World Cup 2010 trên đất Nam Phi trong vai trò của một cầu thủ dẫn dắt lối chơi, khiến người Đức vào thời điểm đó không còn nhớ tới sự vắng mặt vì chấn thương oan nghiệt của Michael Ballack. Nhưng sau một năm chuyển từ Bremen sang Real Madrid, những gì mà tiền vệ có đôi mắt “ốc nhồi” thể hiện trong trận Đức thắng Áo 6-2 tại vòng loại EURO 2012 vừa qua còn vượt xa cả sự mong đợi. Không chỉ đóng góp về lối chơi, Oezil còn trực tiếp ghi bàn, lập một cú đúp.

Có thể xem Oezil là trường hợp thành công nhất trong việc xuất khẩu cầu thủ của bóng đá Đức ở những năm gần đây. Không đá các trận gặp Brazil hồi đầu tháng Tám và gặp Áo cuối tuần qua song Sami Khedira cũng đã tiến bộ nhiều sau một mùa giải ở Real Madrid, dưới sự chỉ bảo của huấn luyện viên Jose Mourinho như đồng đội Oezil. Ở một đội bóng lắm “sao” như Man City, việc Jerome Boateng có được chỗ đứng khá vững trong đội hình chính là điều đáng ghi nhận. Trước đó, những kinh nghiệm mà Ballack tích lũy được tại Premier League trong màu áo Chelsea đã ít nhiều giúp ích cho đội tuyển Đức tại EURO 2008.

Ribery và Robben là sao ngoại hiếm hoi tới Bundesliga

Làn sóng xuất khẩu cầu thủ Đức vừa được tiếp nối trong kỳ chuyển nhượng mùa Hè vừa khép lại, với các bản hợp đồng đưa tiền vệ Piotr Trochowski từ Hamburg sang Sevilla, tiền đạo Miroslav Klose từ Bayern sang Lazio và trung vệ Per Mertesacker từ Bremen sang Arsenal. Trong tương lai gần, nhiều cầu thủ Đức khác có thể sẽ ra nước ngoài thi đấu, như Mats Hummels, Mario Goetze của Dortmund, Lukas Podolski của Cologne hay Mario Gomez của Bayern. Có một điểm chung: Đa phần những người rời Bundesliga trong vài năm qua đều là tuyển thủ quốc gia và còn thời gian cống hiến lâu dài.

Premier League, La Liga hay Serie A đều là những giải đấu có chất lượng cao và lối chơi ít nhiều khác biệt với Bundesliga. Đó sẽ là môi trường tốt cho các cầu thủ Đức học hỏi và tích lũy. Nhìn rộng ra, xuất khẩu cầu thủ là một hướng đi hợp lý trong nỗ lực nâng cao chất lượng của đội tuyển Đức, cũng như giải quyết bài toán “đầu ra” khi mà bóng đá Đức đang sản sinh hàng loạt cầu thủ trẻ đầy tài năng. Nguồn cung lớn, nhu cầu ở Bundesliga không sử dụng hết, xuất khẩu là giải pháp tất yếu. Tuy nhiên, về lâu dài, đó cũng là một nguy cơ đối với giải vô địch quốc gia Đức, khi Bundesliga đang nỗ lực lấy lại vị thế của mình.

Để nâng cao chất lượng, Bundesliga đã nhập khẩu một số ngôi sao, điển hình là Franck Ribery, Arjen Robben đến Bayern, Raul Gonzalez đến Schalke hay Ruud van Nistelrooy đến Hamburg. Nhưng khi Bundesliga chưa xây dựng được một nền tảng vững chắc ở tầm cao thì chính sách thu hút ngôi sao của người Đức đã có nguy cơ chết yểu: Bayern vất vả giữ chân Ribery và Robben, Raul toan “nhổ neo” khỏi Schalke trong khi Van Nistelrooy thì đã khăn gói rời Hamburg. Một giải đấu có chất lượng, có đẳng cấp thì không thể thiếu các ngôi sao, nhưng quan điểm và cách làm bóng đá của người Đức thì lại không chạy theo xu hướng “đốt tiền”.

Chỉ bằng cách tự đào tạo, bóng đá Đức mới có được các ngôi sao của riêng mình. Nhưng nếu những cầu thủ tốt nhất của bóng đá Đức lại được bán ra nước ngoài thì nguy cơ Bundesliga rơi vào vòng luẩn quẩn là quá rõ ràng. Khi đó, trong khi đội tuyển Đức được lợi thì Bundesliga vẫn tiếp tục loay hoay với bài toán xác lập vị thế trên bình diện châu lục.

(Theo Thể Thao Văn Hoá)

Có thể bạn quan tâm

Erling Haaland không khủng hoảng nhưng rốt cuộc anh cũng chỉ là người phàm trần mà thôi

Erling Haaland không khủng hoảng nhưng rốt cuộc anh cũng chỉ là người phàm trần mà thôi

Erling Haaland không khủng hoảng nhưng rốt cuộc anh cũng chỉ là người phàm trần mà thôi

Erling Haaland không hề khủng hoảng. Chàng trai trẻ người Na Uy đang đứng trước viễn cảnh có được mùa giải thứ hai liên tiếp đoạt cú đúp danh hiệu quốc nội và giải thưởng Chiếc Giày Vàng của Premier League, một thành tích mà ngay cả Thierry Henry cũng chẳng làm được.

Xem thêm
top-arrow
X