Thứ Ba, 19/11/2024Mới nhất
Zalo

Giải mã thành công của bóng đá Nhật Bản: Bài học cho Việt Nam

Thứ Năm 27/10/2016 11:26(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

(Bongda24h) - Những người ưa sự hoài niệm sẽ nhớ về thời gian những năm 1959-60 của thế kỷ trước khi người Nhật Bản tự nhận mình là "đôi giày nhỏ" trước bóng đá Việt Nam. Vậy bí quyết gì giúp bóng đá xứ sở hoa anh đào phát triển một cách thần kỳ?

 
Cần tư duy chuyên nghiệp

Bóng đá đến với Nhật Bản thông qua các binh sĩ hải quân Anh đến Yokohama năm 1873. Giải đấu bóng đá đầu tiên tại xứ sở mặt trời mọc tổ chức vào năm 1921 mà sau này là Cúp Hoàng đế chỉ có bốn đội tham gia. Trong cùng năm đó, Liên đoàn Bóng đá Nhật Bản (JFA) ra đời.
 
Su ra doi cua giai dau chuyen nghiep J-League la cot loi cho su phat trien cua bong da Nhat Ban.
Sự ra đời của giải đấu chuyên nghiệp J-League là cốt lõi cho sự phát triển của bóng đá Nhật Bản.

Cùng với những biến động sau cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, văn hóa Nhật Bản một phần bị ảnh hưởng bởi Mỹ. Do đó, bóng chày trở thành môn thể thao yêu thích nhất của Nhật Bản, lấn át hoàn toàn địa vị của bóng đá. Phải đến thập niên 60, những thay đổi trong xã hội Nhật Bản mới giúp bóng đá dần lấy được vị thế nhất định trong xã hội.
 
Sự phục hồi kinh tế sau chiến tranh của Nhật Bản là nguyên nhân gián tiếp giúp bóng đá bắt đầu được coi trọng trong xã hội. Các công ty tìm đến bóng đá với mục đích ban đầu là để tăng sự đoàn kết giữa các công nhân. Cho đến năm 1965 khi giải đấu mang tính hệ thống tại Nhật có tên Japanese Soccer League (JSL) hình thành, các đội bóng chuyên nghiệp manh nha xuất hiện dưới hình thức của các công ty.
 
Các công ty thuê cầu thủ bóng đá về để thúc đẩy đội bóng của họ. Các cầu thủ được bố trí làm các công việc nhẹ nhàng vào buổi sáng để có sức dành thời gian tập luyện và thi đấu vào buổi chiều. Tuy nhiên, điều này không thể đảm bảo sự hấp dẫn của các trận đấu khi các đội bóng thường chỉ đại diện cho công ty của họ mà chưa mang tầm biểu tượng của một địa phương.
 
Cho đến cuối những năm 1970, số lượng khán giả trung bình đến sân trong mỗi trận đấu của mùa giải chỉ đạt mức 1773. Điều đó khiến các công ty cảm thấy không quá mặn mà với việc duy trì đội bóng khi không thể giúp hiệu quả trong việc quảng bá thương hiệu. 
 
Tháng 3/1988, những người yêu bóng đá Nhật Bản mà đại diện tiêu biểu là Saburo Kawabuchi đã quyết định phải tìm ra cách cứu vãn nền bóng đá xập xệ này. Họ thành lập một ủy ban hành động của JSL và đến tháng 10 cùng năm, họ tổ chức cuộc họp thứ hai. 
 
Đến năm 1991, Japan Professional Football League (J-League) chính thức ra đời thay thế cho JSL theo nhu cầu phát triển của bóng đá hiện đại với rất nhiều quy định chặt chẽ. Điều này là nền tảng quyết định cho sự thay đổi của bóng đá Nhật Bản.

Giải đấu chuyên nghiệp chính thức bắt đầu vào năm 1993. Cùng trong năm đó, Nhật Bản đầu tư để giành quyền đăng cai World Cup 2002 nhằm tạo một cú hích lên sự phát triển của bóng đá nước nhà.
 
Họ cũng bắt đầu thu hút sự quan tâm của công chúng dành cho bóng đá bằng những ngôi sao như Zico hay Gary Lineker. Mô hình này đã chứng tỏ thành công khi được các quốc gia khác tại châu Á sao chép như giải đấu của Qatar, UAE cũng như Trung Quốc. Các CLB ở những quốc gia này học tập bằng việc chiêu mộ những ngôi sao danh tiếng ở châu Âu để tăng sức hút cho giải đấu trong nước.
 
Mọi thứ phải bắt đầu từ những người trẻ
 
Trong cuốn Leading, Sir Alex Ferguson từng đúc kết: "Những người trẻ tuổi là những người kết nối nhiều nhất với thực tại của ngày hôm nay với viễn cảnh của ngày mai". 
 
Nhat Ban truyen cam hung bong da cho cac cau thu tre mot cach rat gan gui.
Nhật Bản truyền cảm hứng bóng đá cho các cầu thủ trẻ một cách rất gần gũi như việc thông qua bộ phim hoạt hình Tsubasa.

Bóng đá Nhật Bản thay đổi lớn nhất ở cơ sở. Chương trình nghị sự của LĐBĐ Nhật Bản nhận ra tầm quan trọng của việc phát triển những cầu thủ trẻ. Ở Nhật bên cạnh những trung tâm đào tạo của các câu lạc bộ, rất nhiều cầu thủ tài năng trưởng thành từ đội bóng của các trường trung học hoặc đại học. 
 
Một mạng lưới được phát triển trên khắp đất nước khi các trường học tại địa phương cũng tham gia thúc đẩy huấn luyện cầu thủ ở mọi lứa tuổi thông qua hình thức câu lạc bộ của trường. Các công ty cũng đóng góp rất nỗ lực khi Nestle từng gây tiếng vang tại xứ sở hoa anh đào với chương trình đào tạo rất thành công. Tất cả các cấp độ huấn luyện đều được tổ chức tốt cũng như có sự phối hợp thống nhất. Đó là bí quyết thành công trong việc phát triển bóng đá trẻ tại Nhật Bản.
 
Người Nhật cũng thiết lập văn hóa bóng đá thông qua thứ tiếp xúc gần gũi nhất với trẻ em, đó là những cuốn truyện tranh và phim hoạt hình. Loạt phim "Captain Tsubasa" của thập niên 80 gây tiếng vang lớn trên toàn thế giới khi truyền cảm hứng cho rất nhiều danh thủ sau này như Hidetoshi Nakata, Alessandro Del Piero, Fernando Torres, Zinedine Zidane, Lionel Messi,....
 
Các bộ truyện tranh như Jindodinho, Jindo (hay sau này tái bản là Itto - PV) cũng mang sự đam mê bóng đá gần hơn đến trẻ em. Thông qua những bộ truyện, phim hoạt hình, người Nhật khéo léo truyền cảm hứng cho lứa trẻ em đang bắt đầu hình thành sở thích cũng như truyền tải thông điệp về giấc mơ nâng tầm bóng đá của người lớn một cách gần gũi nhất.
 
Và những cú hích
 
Để nhanh chóng tạo tiếng vang cho nền bóng đá trong nước, người Nhật xác định cần những cú hích cụ thể nhằm tạo niềm tự hào dân tộc trong môn thể thao này. Năm 1993 cùng với việc giải đấu chuyên nghiệp chính J-League thức khởi tranh, Nhật Bản cũng khởi động kế hoạch dài hơi để đăng cai World Cup 2002 nhằm thay đổi nhận thức của người dân về bóng đá.
 
World Cup 2002 la cu hich lon doi voi bong da Nhat Ban.
World Cup 2002 là cú hích lớn đối với bóng đá Nhật Bản.

Thành tích của Nhật Bản tại World Cup 2002 không quá quan trọng. Điều những người làm bóng đá ở xứ sở mặt trời mọc quan tâm là cảm hứng từ những trận đấu sẽ truyền tới những thế hệ trẻ. Không những thế, bóng đá Nhật còn có cơ hội giới thiệu mình ra thế giới.
 
Người Nhật cũng đưa giấc mơ chinh phục đỉnh cao bóng đá thế giới từng được mô tả qua những trang truyện tranh, hoạt hình tiến gần hơn đến sự thật. Những ngôi sao tiến ra châu Âu là niềm tự hào của đất nước mặt trời mọc như Hidetoshi Nakata từ Shonan Bellmare gia nhập CLB Perugia tại Italia năm 1998.
 
Tiếp sau đó, một loạt ngôi sao đại diện cho Nhật Bản tiến ra châu Âu như Shunsuke Nakamura, Shinji Kagawa, Keisuke Honda, Nagatomo, Uchida, Miyaichi hay Okazaki,... Thông qua thành công của những ngôi sao đang thi đấu tại châu Âu, những người làm bóng đá Nhật Bản muốn gửi thông điệp tới các cầu thủ trẻ rằng họ cần tự tin khi những ngôi sao đến từ xứ sở mặt trời mọc không hề thua kém ai.
 
(Bài viết có sử dụng tư liệu từ Goal, SFG, cuốn sách "Leading" của Sir Alex Ferguson,...)
 
Như Đạt

⇒ Bóng đá 24h cập nhật tin tức AFF CUP 2016lịch thi đấu AFF CUP 2016.
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn. 

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow
X