Thứ Hai, 23/12/2024Mới nhất
Zalo

Những thương vụ mua bán CLB dễ như mua rau của bóng đá Việt

Thứ Sáu 14/12/2012 17:30(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Hội nghị BCH VFF ngày 13/12 đã thông qua quyết định không cho phép chuyển đổi phiên hiệu, hạng thi đấu của đội bóng kể từ năm 2014. Như thế cũng có nghĩa, việc Hải Phòng mua suất chơi V-League từ Khánh Hòa có thể coi là vụ mua bán CLB cuối cùng của bóng đá Việt.

 

Kết thúc V-League 2012, Vicem Hải Phòng phải xuống hạng. Không lâu sau đó, đã có những thông tin về việc đội bóng đất Cảng mua lại suất chơi V-League của Hà Nội của bầu Hiển rồi Navibank SG từ bầu Thọ. Tuy nhiên, việc thương lượng chẳng đi đến đâu và những tưởng, bóng đá đất Cảng sẽ làm lại từ giải hạng nhất. Chỉ hai ngày trước thời hạn chót đăng ký tham dự mùa bóng 2013 (8/12), Hải Phòng đã hoàn tất thương vụ mua lại suất chơi V-League 2013 từ Khatoco Khánh Hòa và đội bóng chính thức được đăng ký tên mới Xi măng Vicem Hải Phòng từ V-League 2013. Trước đó, Chủ tịch CLB Khatoco Khánh Hòa, Phó tổng giám đốc công ty Khánh Việt, Lê Tiến Anh cho biết lý do Khatoco Khánh Hòa rút lui, không đầu tư vào bóng đá nữa là do yêu cầu tái cấu doanh nghiệp. Khatoco là doanh nghiệp nhà nước nên không thể đầu tư các lĩnh vực ngoài ngành. Thông tin Khánh Hòa chuyển nhượng suất chơi V-League cho Hải Phòng đến với BHL, các cầu thủ, người hâm mộ phố biển Nha Trang khá đột ngột nhưng lãnh đạo CLB này lại khẳng định, ý định đã có từ lâu.

SG.XT (trái) xuất xứ từ Hà Tĩnh.
SG.XT (trái) xuất xứ từ Hà Tĩnh.

2. Sài Gòn Xuân Thành mua suất hạng nhất từ Hòa Phát V&V

Sài Gòn Xuân Thành có trụ sở tại TP.HCM nhưng gốc gác đội bóng lại xuất phát từ Hà Tĩnh. Khởi đầu từ đội bóng đá Hà Tĩnh thành lập năm 1998, do Sở TDTT Hà Tĩnh quản lý thi đấu tại giải hạng Nhì. Đầu năm 2010, đội chuyển sang mô hình chuyên nghiệp, do Tập đoàn Xuân Thành (Ninh Bình) quản lý, thi đấu tại mùa bóng 2010 với tên gọi Câu lạc bộ bóng đá Xi măng Xuân Thành Hà Tĩnh. Chưa kết thúc mùa bóng 2010, với thành tích yếu kém, không hoàn thành được mục tiêu thăng hạng, HLV Nguyễn Văn Sỹ của chia tay đội. Để giữ lại đội bóng cũng như đạt mục đích thăng hạng, tháng 7 năm 2010, ông bầu Nguyễn Đức Thụy đã mua lại suất thi đấu ở giải hạng Nhất 2011 của Hòa Phát V&V vừa được thăng hạng. Tháng 10/2010, CLB chuyển trụ sở vào TP.HCM và đổi sang tên mới là CLB bóng đá Sài Gòn Xuân Thành thi đấu ở giải hạng nhất QG 2011. Tại mùa bóng này, đội thi đấu khởi sắc và đoạt được chức vô địch giải hạng nhất, giành quyền lên thi đấu tại V-League 2012. Từ đó đến nay, đội bóng này đã trải qua 3 lần đổi tên và tên gọi mới nhất là Xi măng Xuân Thành Sài Gòn.

3. Ninh Bình mua suất hạng nhất của Sơn Đồng Tâm Long An

Kết thúc giải hạng Nhì 2006, đội Ninh Bình được Sở TDTT Ninh Bình bàn giao cho Công ty TNHH Thể thao Hoàng Phát (sau đổi tên thành là Công ty TNHH Thể thao Xi măng The Vissai Ninh Bình) quản lý, chuyển sang mô hình chuyên nghiệp với tên gọi CLB bóng đá Ninh Bình. Để tăng cường lực lượng, CLB đã tiếp nhận đội Sơn Đồng Tâm Long An cũng như suất thi đấu ở giải hạng nhất quốc gia Việt Nam 2007 của Sơn Đồng Tâm Long An. Từ mùa bóng 2007, đội thi đấu với tên gọi CLB Xi măng Vinakansai Ninh Bình. Đầu năm 2009, đội chuyển sang sử dụng tên thi đấu chính thức là CLB bóng đá Xi măng The Vissai Ninh Bình. Kết thúc mùa bóng 2009, đội đoạt chức vô địch giải hạng Nhất và giành quyền thi đấu ở giải bóng đá vô địch quốc gia (V-League kể từ năm 2010).

4. Hà Nội.ACB sáp nhập Hòa Phát HN (V-League 2012)

Đầu mùa giải 2012 sau khi bầu Long (Hòa Phát HN) tuyên bố bỏ bóng đá, bầu Kiên mua lại đội bóng, sáp nhập cùng HN.ACB vừa xuống hạng để thành CLB BĐHN dự V-League. Cùng việc sở hữu toàn bộ cầu thủ của Hòa Phát HN, đội bóng bầu Kiên nghiễm nhiên ở lại V-League nhờ suất của Hòa Phát.HN. Bầu Kiên cũng trở thành ông bầu đầu tiên V-League, đã 2 lần mua "suất" V-League cho đội nhà đã rớt hạng.

5. Thanh Hóa mua lại suất V-League của Thể Công (V-League 2010)

Tại V-League 2009, bóng đá Thanh Hóa theo chân CLB TP.HCM chuyển xuống chơi giải hạng Nhất. Trước thềm mùa giải mới, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa quyết định mua lại toàn bộ đội bóng đá Thể Công Viettel. Nguyên nhân lớn nhất là hãng Viettel chính thức cắt tài trợ cho đội bóng Thể Công và chỉ tập trung khâu đào tạo trẻ. Cùng với việc chi số tiền 80 tỷ đồng mua toàn bộ đội hình toàn ngôi sao của Thể Công, Thanh Hóa cũng trở lại V-League 2010 bằng suất thi đấu của đội Thể Công Viettel.

6. Ngân hàng Navibank SG mua lại CLB Quân khu 4 (V-League 2010)

Cuối tháng 7/2009, lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh và Ngân hàng Nam Việt (Navibank) đã quyết định chi 12 tỷ đồng mua lại đội bóng Quân khu 4. Cùng việc lấy suất thi đấu V-League của đội bóng ngành quân đội, Quân khu 4 nghiễm nhiên đổi tên thành CLB Navibank SG và đại diện cho thành phố Hồ Chí Minh trở lại sân chơi chuyên nghiệp.

7. LG.HN ACB sáp nhập Hàng không Việt Nam (giải VĐQG 2004)

Cuối mùa giải 2003, LG.ACB Hà Nội xuống hạng nhất, Tổng công ty Hàng không Việt Nam rút, không tài trợ cho đội Hàng không Việt Nam. Ngay lập tức, bầu Kiên đứng ra nhận tiếp quản đội Hàng không Việt Nam, sáp nhập, nhận suất chơi hạng đấu cao nhất của đội bóng này.

(Theo Thể Thao Văn Hoá)

1. Hải Phòng mua suất V-League của Khánh Hòa
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow
X