Thứ Năm, 25/04/2024Mới nhất
TP Hồ Chí Minh

Thống Nhất

TP Hồ Chí Minh

Tiểu sử, thành tích thi đấu của Câu lạc bộ Bóng đá TP. Hồ Chí Minh

Câu lạc bộ Bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh là câu lạc bộ bóng đá có trụ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh. Ra đời ngày 1 tháng 11 năm 1975 với tên đầu tiên Đội bóng đá công nhân Cảng Sài Gòn, sau này là Câu lạc bộ bóng đá Cảng Sài Gòn thì hiện tại, câu lạc bộ thuộc sự quản lý của Công ty cổ phần bóng đá Thép Miền Nam Cảng Sài Gòn và có nhà tài trợ chính là Công ty Thép Việt Nam. Đội thi đấu ở V-League sau khi thăng hạng vào mùa giải 2016. Đội bóng có sân nhà là Sân vận động Thống Nhất.

Thông tin trong bài viết sử dụng tư liệu từ wikipedia.

1. Tổng quan


Tên đầy đủ

Câu lạc bộ Bóng đá TP. Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh City Football Club)

Biệt danh

Chiến hạm đỏ (Red Battleship)

Tên ngắn gọn

CLB TP.HCM

Thành lập

1975: Công nhân Cảng Sài Gòn

2001: Cảng Sài Gòn

2004: Thép Miền Nam - Cảng Sài Gòn

2009: Thành phố Hồ Chí Minh

Sân vận động

Thống Nhất

Sức chứa

25.000

Chủ tịch điều hành

Nguyễn Hữu Thắng

Người quản lý

Chung Hae-seong

Giải đấu

V.League 1

V.League 2019

V.League 1, 2nd

Trang web

http://www.hcmcf.club/

2. Lịch sử

2.1. Thành lập

Sau năm 1975, Tổng Nha Thương Cảng mang tên mới là Cảng Sài Gòn, Ban lãnh đạo Cảng trong tình hình bề bộn vẫn quan tâm đến đời sống tinh thần của cán bộ, công nhân viên. Anh Nguyễn Thành Sự, vốn là cựu cầu thủ đang làm việc tại Cảng, được giao nhiệm vụ thành lập lại đội bóng đá của Tổng Nha. Ngày 1 tháng 11 năm 1975 đội bóng đá công nhân Cảng Sài Gòn chính thức được thành lập. Do các cầu thủ đều là tuyển thủ trước năm 1975, một phần là cầu thủ của Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam Cộng hòa nên đội đã nhanh chóng khẳng định được vị thế của mình trong bản đồ bóng đá khu vực phía Nam và trong một thời gian dài, đội cùng Hải Quan là hai đội bóng mạnh nhất miền Nam lúc bấy giờ và là kỳ phùng địch thủ. Đến nay, với 4 chức vô địch quốc gia cùng 2 cúp quốc gia, có thể nói cùng với Thể Công, đội là một trong hai câu lạc bộ giàu truyền thống nhất Việt Nam.

2.2. Giai đoạn 1975-1990

Giải đấu đầu tiên mà đội chính thức tham gia là Giải Cửu Long tổ chức năm 1976. Dưới sự chỉ đạo của huấn luyện viên Nguyễn Thành Sự, đội ngay lập tức giành ngôi á quân ở giải bóng đá đầu tiên gồm các đội bóng của các tỉnh phía Nam và Thành phố Hồ Chí Minh sau ngày giải phóng này. Trong những năm đầu, đội theo chiến thuật 4-2-4 với lối đá nhỏ, nhuyễn. Cảng Sài Gòn và Hải Quan là hai đội bóng mạnh nhất miền Nam lúc bấy giờ và là kỳ phùng địch thủ. Câu lạc bộ của công nhân Cảng vô địch giải A1 thành phố Hồ Chí Minh trong hai năm liên tiếp 1978–1979.
Năm 1980, đội là một trong 10 đại diện cho bóng đá miền Nam được chọn tham dự Giải bóng đá A1 toàn quốc lần thứ I - 1980 - giải bóng vô địch đá đầu tiên của Việt Nam. Tuy nhiên, do các cầu thủ chủ lực của đội đều đã dần qua thời đỉnh cao phong độ, cùng với sự vượt trội về yếu tố thể lực và ý thức chiến thuận phù hợp, công thủ toàn diện của các đội bóng của các tỉnh phía Bắc khiến Cảng Sài Gòn tuy là đương kim vô địch thành phố Hồ Chí Minh nhưng chỉ xếp hạng 6 chung cuộc tại giải toàn quốc. Lối chơi của đội vì vậy cùng dần hiện đại hóa và chuyển sang sơ đồ 4-3-3. Cuối mùa giải năm đó, danh thủ Phạm Huỳnh Tam Lang nghỉ thi đấu và được cử đi học tại Cộng hòa Dân chủ Đức.
Những năm sau, đội đang trong giai đoạn xây dựng lại lực lượng, mọi việc được đẩy nhanh hơn khi cựu trung vệ Phạm Huỳnh Tam Lang về nước năm 1983 và được đặt vào vị trí huấn luyện viên trưởng Cảng Sài Gòn. Mọi hoạt động của đội bóng được chấn chỉnh lại. Đến năm 1984, đội lại được bổ sung một lứa cầu thủ trẻ rất triển vọng từ trường nghiệp vụ năng khiếu và một vài đội bóng khác là các tiền đạo Đặng Trần Chỉnh, Hà Vương Ngầu Nại; các tiền vệ Nguyễn Hoàng Châu, Phạm Văn Tám, Nguyễn Thanh Tùng, các hậu vệ Võ Hoàng Tân, Hồ Văn Tam, Vương Diệu Thành. Trong năm đó đội đóng góp hai tiền đạo Phan Hữu Phát và Đặng Trần Chỉnh cho đội tuyển Việt Nam đi tham dự giải SKDA 1984.
Với những sự bổ sung này, đội dần thay máu và trình diễn một diện mạo mới. Sang mùa giải năm 1985, lão tướng "nhạc trưởng" Dương Văn Thà vẫn có tên trong danh sách thi đấu, song chỉ được tung vào sân như lực lượng dự trữ chiến lược trong những thời điểm quyết định. Lối chơi đang từ sơ đồ chiến thuật 4-3-3, đã chuyển dần sang 1-3-4-2, 1-2-4-3 rồi 1-2-5-2. Với những chuyển biến này, huấn luyện viên Phạm Huỳnh Tam Lang đã dẫn dắt đội tới danh hiệu vô địch quốc gia đầu tiên của mình vào năm 1986.
Mùa giải năm 1987, Cảng Sài Gòn được bổ sung lứa cầu thủ sẽ làm trụ cột cho đội trong thập niên 1990 như các tiền vệ Võ Hoàng Bửu, Lư Đình Tuấn và thủ môn Nguyễn Hồng Phẩm. Đến năm 1988, Hồng Phẩm chính thức bắt chính cho đội thay cho thủ môn kỳ cựu Lưu Kim Hoàng. Năm 1990 đến lượt Hồ Văn Lợi gia nhập đội. Tiền đạo Hà Vương Ngầu Nại cũng đoạt danh hiệu vua phá lưới Giải vô địch quốc gia năm 1989. Tuy đến, đến khi kết thúc nền bóng đá bao cấp cuối năm 1990, Cảng Sài Gòn vẫn chưa giành được thêm danh hiệu nào ngoài chức vô địch năm 1986.

2.3. Giai đoạn 1990-2001

Cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990, khi cơ chế bao cấp bị xóa bỏ. Hàng loạt đội bóng phía Bắc hoặc bị xóa sổ hoặc không còn ánh hào quang xưa, thì các đội bóng của Thành phố Hồ Chí Minh, với khẩu hiệu "Đi trước, về trước", thoáng hơn, dám nghĩ, dám làm, đã nhanh chóng thích nghi với môi trường mới và có một số bước tiến nhất định so với các đội kình địch cũ. Ba đội bóng của Thành phố là Hải Quan, Công an Thành phố Hồ Chí Minh và Cảng Sài Gòn trong khoảng thời gian này thay nhau giành được 5 trong tổng số 7 chức vô địch quốc gia đầu tiên của thập niên 1990.
Các cầu thủ của Cảng trong thời kỳ này được gọi vào Đội tuyển quốc gia Việt Nam gồm thủ môn Nguyễn Hồng Phẩm, các tiền đạo Hà Vương Ngầu Nại, Lư Đình Tuấn rồi sau đó là Nguyễn Minh Phụng, Trần Quan Huy, Nguyễn Phúc Nguyên Chương, Hồ Văn Lợi, Huỳnh Hồng Sơn.
Cảng Sài Gòn cũng bắt đầu lần đầu tiên tham gia thi đấu tại đấu trường châu lục trong giai đoạn này với các lần dự Cúp C1 châu Á vào các năm 1995-96 và 1999 cùng Cúp C2 châu Á vào các năm 1994 và 2001.

2.4. Giai đoạn 2001-2009

Sau khi giải vô địch bóng đá quốc gia chuyên nghiệp V-League được thành lập, đội cũng chuyển sang mô hình chuyên nghiệp từ ngày 1 tháng 11 năm 2001 với tên gọi Câu lạc bộ bóng đá Cảng Sài Gòn và giành thêm được một danh hiệu quán quân vào mùa giải 2001-2002. Mặc dù vậy, nhiều ý kiến cho rằng chức vô địch thực ra cũng không bộc lộ về một sức mạnh đích thực, mà chỉ là kết quả của quá trình quá độ của nền Bóng đá Việt Nam, khi các đội bóng đùn đẩy nhau chiếc cúp, để rồi sau đó mới chứng kiến sự xuất hiện của xu thế mới: bóng đá doanh nghiệp.. Điều này khiến Cảng Sài Gòn là đội hy hữu bị xuống hạng ở ngay mùa giải sau đó khi đang khoác chiếc áo của nhà đương kim vô địch.
Ngày 28 tháng 8 năm 2003, Công ty Cổ phần Bóng đá Thép Miền Nam - Cảng Sài Gòn được thành lập với 3 cổ đông chính là:
  • Công ty Thép Miền Nam: 72%
  • Cảng Sài Gòn: 25%
  • Công ty TNHH Thế Anh: 3%
Công ty chính thức trở thành đơn vị chủ quản câu lạc bộ. Mùa bóng 2004, câu lạc bộ đăng ký thi đấu với tên gọi Câu lạc bộ bóng đá Thép Miền Nam - Cảng Sài Gòn, sau đó giành được ngôi vô địch cùng với suất thăng hạng, trở lại thi đấu tại V-League.
Mặc dù là một trong những đội bóng đầu tiên chuyển sang mô hình chuyên nghiệp, nhưng với cách thức tổ chức hoạt động vẫn còn lạc hậu của những người có thẩm quyền, thành tích của đội thường xuyên trồi sụt.

2.5. Nỗi đau mất phiên hiệu

Mặc dù phiên hiệu Cảng Sài Gòn có truyền thống lâu dài, bề dài thành tích, cũng như sự yêu mến và ủng hộ của nhiều người hâm mộ, nhưng chính nơi làm nên thương hiệu của đội bóng lại bỏ rơi chính đứa con của mình. Cuối năm 2008, lãnh đạo Cảng Sài Gòn tuyên bố không còn kinh phí để duy trì đội bóng. Điều này đồng nghĩa với việc phiên hiệu Cảng Sài Gòn bị xóa bỏ.
Chỉ còn nhà tài trợ chính là Công ty Thép Việt Nam, lãnh đạo câu lạc bộ đã đưa ra quyết định đổi tên đội bóng để hoạt động theo mô hình chuyên nghiệp, trong đó, tên hiệu Câu lạc bộ bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh được lựa chọn với sự đồng ý chuyển phiên hiệu của đơn vị chủ quản câu lạc bộ này là Công ty TNHH bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh và Liên đoàn bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh với cái giá 15 tỷ đồng đầu tư cho chính câu lạc bộ.
Quyết định đổi tên đã vấp phải sự phản ứng quyết liệt của Hội cổ động viên đội bóng phản ứng quyết liệt. Việc đổi tên này gây nhiều tiếc nuối và phản đối từ các cổ động viên trung thành của đội bóng do luyến tiếc với truyền thống đã gắn liền với cái tên Cảng Sài Gòn.. Tuy nhiên, tham vọng của lãnh đạo đội bóng là trở thành câu lạc bộ bóng đá tiêu biểu cho Thành phố Hồ Chí Minh cũng như sự thuận tiện khi thu hút sự trợ giúp từ chính quyền cũng như thu hút tài trợ ừ các doanh nghiệp của thành phố. Chính vì vậy, ngày 22 tháng 1 năm 2009, câu lạc bộ đã chính thức đổi tên thành Câu lạc bộ bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh, với nhà tài trợ chính cho đội bóng là Công ty Thép Việt Nam (VN Steel).
Theo đa số các cổ động viên thì cái tên "Cảng Sài Gòn" là một tài sản tinh thần và là một thương hiệu rất lớn mang tầm vóc lịch sử. Trong bóng đá Việt Nam, Cảng Sài Gòn là một đội bóng có nét đặc trưng và giàu thành tích. Hậu quả của việc đổi tên là toàn thể Ban chấp hành Hội Cổ động viên đồng loạt từ chức và giải tán Hội Cổ động viên bóng đá Cảng Sài Gòn. Đây được coi như là sự khẳng định lập trường của người hâm mộ đối với quyết định của lãnh đạo câu lạc bộ. Ảnh hưởng của sự việc này ảnh hưởng rất lớn đến nỗi lãnh đạo đội bóng phải đi "thuê" người cổ vũ trên khán đài B sân Thống Nhất trong mùa bóng đầu tiên mang tên mới. Thiếu đi sự ủng hộ, đội bóng lại bị rớt hạng một lần nữa ngay trong mùa giải 2009.

2.6. Trở lại V. League 1

Năm 2016, câu lạc bộ bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh vô địch hạng nhất quốc gia 2016 và trở lại V. League 1. Tại mùa giải 2017, đội bóng đứng thứ 12 trên bảng xếp hạng. Năm 2019, đội bóng đạt á quân sớm trước 2 vòng đấu nhưng lại thua 1-2 trước Hoàng Anh Gia Lai trên sân Thống Nhất.

3. Cơ cấu tổ chức


Công ty Cổ phần Bóng đá Thép Miền Nam - Cảng Sài Gòn được thành lập vào ngày 28 tháng 8 năm 2003 do hai đơn vị chính là Thép Miền Nam và Cảng Sài Gòn. Gồm 3 cổ đông chính là:
  • Công ty Thép Miền Nam: 72%
  • Cảng Sài Gòn: 25%
  • Công ty TNHH Thế Anh: 3%

4. Thành tích

4.1. Cấp quốc gia

V-League:
  • Vô địch (4): 1986, 1993-1994, 1997, 2001-2002.
  • Á quân (1): 2019
Cúp Quốc gia:
  • Vô địch (2): 1992, 1999-2000
  • Á quân (3): 1994, 1996, 1997
Giải hạng nhất:
  • Vô địch (2): 2004, 2016

4.2. Giải vô địch các đội mạnh ở miền Nam

  • 2 lần vô địch (1985, 1988)

4.3. Giải A1 TP. Hồ Chí Minh

  • 4 lần vô địch (1977, 1978, 1979, 1982)

4.4. Giải khác

Cúp BTV:
  • Vô địch: 2000
  • Á quân: 2001

5. Đội hình hiện tại

Tính đến ngày 28 tháng 2 năm 2020.
Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.

Số áo

Quốc tịch

Vị trí

Cầu thủ

1

Việt Nam

Thủ môn

Nguyễn Thanh Thắng

2

Việt Nam

Hậu vệ

Ngô Tùng Quốc

3

Việt Nam

Tiền vệ

Tiêu Exal

4

Việt Nam

Hậu vệ

Nguyễn Tăng Tiến

5

Việt Nam

Hậu vệ

Ngô Viết Phú

6

Hàn Quốc

Tiền vệ

Seo Yong-duk

7

Việt Nam

Hậu vệ

Sầm Ngọc Đức

8

Việt Nam

Tiền vệ

Trần Thanh Bình

9

Việt Nam

Tiền vệ

Ngô Hoàng Thịnh

10

Việt Nam

Tiền vệ

Trần Phi Sơn (Đội phó)

11

Việt Nam

Tiền đạo

Nguyễn Xuân Nam

12

Việt Nam

Hậu vệ

Lê Đức Lương (mượn từ Hoàng Anh Gia Lai)

14

Việt Nam

Tiền vệ

Đỗ Văn Thuận (Đội trưởng)

15

Việt Nam

Hậu vệ

Nguyễn Hữu Tuấn (Đội phó)

16

Việt Nam

Tiền vệ

Võ Huy Toàn

17

Việt Nam

Tiền vệ

Phạm Trung Thành

18

Việt Nam

Tiền vệ

Vũ Quang Nam

19

Việt Nam

Hậu vệ

Lê Văn Sơn (mượn từ Hoàng Anh Gia Lai)

20

Việt Nam

Hậu vệ

Vũ Ngọc Thịnh

21

Việt Nam

Tiền đạo

Nguyễn Công Phượng (mượn từ Hoàng Anh Gia Lai)

26

Việt Nam

Thủ môn

Nguyễn Sơn Hải

27

Costa Rica

Tiền đạo

José Guillermo Ortiz

28

Việt Nam

Tiền vệ

Phạm Công Hiển

35

Việt Nam

Thủ môn

Bùi Tiến Dũng

39

Việt Nam

Tiền vệ

Phạm Văn Thành

44

Sénégal

Hậu vệ

Papé Diakité

71

Việt Nam

Hậu vệ

Nguyễn Công Thành

77

Costa Rica

Tiền đạo

Ariel Francisco Rodríguez

81

Việt Nam

Tiền vệ

Vũ Anh Tuấn

Cho mượn

Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.

Số áo

Quốc tịch

Vị trí

Cầu thủ

6

Việt Nam

Hậu vệ

Quế Ngọc Mạnh (Chuyển tới Bà Rịa Vũng Tàu hết tháng 9/2020)

23

Việt Nam

Thủ môn

Nguyễn Thanh Phú (Chuyển tới Bà Rịa Vũng Tàu hết tháng 9/2020)

30

Việt Nam

Tiền vệ

Đào Quốc Gia (Chuyển tới Bà Rịa Vũng Tàu hết tháng 9/2020)

6. Thành viên nổi bật

6.1. Quả bóng vàng Việt Nam

Cầu thủ đoạt giải Quả bóng vàng Việt Nam khi đang chơi cho Cảng Sài Gòn:

  • Võ Hoàng Bửu – 1996

6.2. Cầu thủ nước ngoài xuất sắc nhất

Cầu thủ đoạt giải Cầu thủ nước ngoài xuất sắc nhất khi đang chơi cho Thép Miền Nam - Cảng Sài Gòn:

  • Elenildo De Jesus (Brasil) – 2006

6.3. Vua phá lưới

Cầu thủ đoạt giải Vua phá lưới V-League khi đang chơi cho Thép Miền Nam - Cảng Sài Gòn:

  • Elenildo De Jesus (Brasil)– 2006 (18 bàn)

7. Các huấn luyện viên trong lịch sử

Các huấn luyện viên trưởng của Thành phố Hồ Chí Minh

  • 1975-1983: Nguyễn Thành Sự
  • 1983-2003: Phạm Huỳnh Tam Lang
  • 2003-2007: Đặng Trần Chỉnh
  • 2007-2007: Võ Hoàng Bửu
  • 2007-2009: Lư Đình Tuấn
  • 2009-2009: Đặng Trần Chỉnh
  • 2009-2010: Võ Hoàng Bửu
  • 2010: Nguyễn Phúc Nguyên Chương
  • 2010: Lư Đình Tuấn
  • 2010-2011: Vjeran Simunic (Croatia)
  • 2011: Huỳnh Hồng Sơn
  • 2011-2012: Srdan Zivojnov (Serbia)
  • 2013: Đoàn Minh Xương
  • 2013-2014: Sudesh Siwgh (Cộng hòa Nam Phi)
  • 2014-2015: Phùng Thanh Phương
  • 2015-2017: Lư Đình Tuấn
  • 2017: Alain Fiard (Pháp)
  • 2018: Toshiya Miura (Nhật Bản)
  • 2019-2020: Chung Hae-seong (Hàn Quốc)

8. Thành tích từ khi V-League thành lập

Thành tích của Thành phố Hồ Chí Minh từ khi V-League được thành lập

V-League 2000-2001 (Cảng Sài Gòn)

Thứ 4

V-League 2001-2002

Vô địch

V-League 2003

Thứ 11

Hạng nhất 2004 (Thép Miền Nam - Cảng Sài Gòn)

Vô địch

V-League 2005

Thứ 8

V-League 2006

Thứ 10

V-League 2007

Thứ 8

V-League 2008

Thứ 5

V-League 2009 (Thành phố Hồ Chí Minh)

Thứ 13

Hạng nhất 2010

Thứ 10

Hạng nhất 2011

Thứ 11

Hạng nhất 2012

Thứ 14

Hạng nhì 2013

Lên hạng

Hạng nhất 2014

Thứ 7

Hạng nhất 2015

Thứ 3

Hạng nhất 2016

Vô địch

V-League 2017

Thứ 12

V-League 2018

Thứ 12

V-League 2019

Thứ 2



9. Thành tích tại các cúp Châu Á 

Năm

Thành tích

St

T

H

B

Bt

Bb

Đối thủ

Sân nhà

Sân khách

AFC Champions League

1995

Vòng 1

0

0

0

0

0

0

Pahang FA - Malaysia

Cảng Sài Gòn bỏ cuộc

1998-1999

Vòng 1

2

0

0

2

0

6

Pohang Steelers - Hàn Quốc

0-4

0-2

2002-2003

Vòng loại thứ hai

2

1

0

1

1

2

Churchill Brothers SC - Ấn Độ

1-0

0-2

2020*

Vòng loại thứ hai

1

0

0

1

1

2

Buriram United - Thái Lan

1-2 (Sân khách)

Tổng cộng

4 lần tham dự

5

1

0

4

2

10

-

Cúp C2 châu Á

1993-1994

Vòng 1

0

0

0

0

0

0

Sarawak FA - Malaysia

Sarawak bỏ cuộc

Vòng 2

2

0

1

1

1

2

PS Semen Padang - Indonesia

01-Thg 1

0-1

2000-2001

Vòng 1

2

1

1

0

2

0

Singapore Armed Forces FC

0-0

2-0

Vòng 2

2

0

0

2

0

6

Shimizu S-Pulse - Nhật Bản

0-2

0-4

Tổng cộng

2 lần tham dự

6

1

2

3

3

8

-

Cúp AFC

2020

(Tạm thời) Vòng bảng

0

0

0

0

0

0

Hougang United - Singapore

Lao Toyota - Lào

Yangon United - Myanmar

Tổng cộng

1 lần tham dự

0

0

0

0

0

0

 

Ghi chú:

(*) Do CLB Hà Nội không được tham dự AFC Champions League 2020 (vì U15 Hà Nội không dự giải U15 Quốc gia 2019), nên CLB TP Hồ Chí Minh sẽ tham dự thay cho CLB Hà Nội.

10. Logo của câu lạc bộ

Tiểu sử, thành tích của Câu lạc bộ Bóng đá TP Hồ Chí Minh hình ảnh
Logo CLB TP.HCM qua các thời kỳ

11. Các tin tức liên quan

Ngày 11 tháng 5 năm 2006, 2 cầu thủ Nguyễn Phúc Nguyên Chương và Hồ Văn Lợi, huần luyện viên thủ môn Nguyễn Văn Phụng của câu lạc bộ, cầu thủ Huỳnh Hồng Sơn của câu lạc bộ bóng đá TP. Hồ Chí Minh bị khởi tố vì tội nhận hối lộ của câu lạc bộ bóng đá Sông Lam Nghệ An trong mùa giải 2000-01. Ngày 31 tháng 1 năm 2008, VKSND tối cao quyết định đình chỉ vụ án.

top-arrow
X