Giới thiệu tổng quan môn cầu lông tại SEA Games 31

Đội tuyển cầu lông Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu giành huy chương tại SEA Games 31 trên sân nhà.

Cầu lông là gì?

Cầu lông hay vũ cầu là môn thể thao dùng vợt thi đấu giữa 2 vận động viên (đấu đơn) hoặc 2 cặp vận động viên (đấu đôi) trên 2 nửa của sân cầu hình chữ nhật được chia ra bằng tấm lưới ở giữa.

Người chơi ghi điểm bằng cách đưa quả cầu qua lưới bằng vợt và chạm đất ở trong phần sân bên kia của đối thủ. Mỗi bên chỉ có 1 lần chạm cầu duy nhất để đưa cầu sang sân bên kia. Lượt cầu kết thúc khi quả cầu chạm đất, hoặc có lỗi do trọng tài chính hoặc trọng tài biên bắt; trường hợp không có trọng tài thì do tự người chơi bắt, vào bất cứ thời điểm nào trong lượt cầu đang đánh.

Nguồn gốc môn cầu lông

Môn cầu lông ra đời từ rất lâu, thời La Mã cổ và được biểu diễn lần đầu tiên và được giới quí tộc Anh Quốc chơi tại thành phố Badminton và từ đó môn cầu lông được lấy tên quốc tế là Badminton.

Năm 1934, Liên đoàn Cầu Lông thế giới (IBF) và hiện có hơn 90 liên đoàn quốc gia thành viên. Liên đoàn Cầu Lông Việt Nam được thành lập vào năm 1990 với các giải phong trào, giải chuyên nghiệp, vô địch quốc gia được tôt chức thường xuyên hằng năm.

Địa điểm tổ chức môn cầu lông

Nhà thi đấu thể thao tỉnh Bắc Ninh. Sức chứa: 5.000.

Luật thi đấu môn cầu lông

1. Đánh đơn

Đánh đơn tức là hai vận động viên tham gia thi đấu với nhau. Trong đánh đơn có thể là đơn nam hoặc đơn nữ tùy theo vận động viên là nam hay nữ tham gia.

– Trận đấu đơn có sự tham gia của hai vận động nam (đơn nam) hoặc hai vận động viên nữ (đơn nữ) với nhau. – Trường hợp người giao cầu chưa ghi điểm hoặc ghi được điểm số chẵn trong ván đánh, vận động viên (VĐV) giao cầu và nhận cầu từ trong ô giao cầu bên phải tương ứng với mình.


– Trường hợp người giao cầu ghi được điểm lẻ trong ván đấu, VĐV đánh cầu lông tiến hành giao cầu đồng thời nhận cầu ở ô bên trái tương ứng của mình.

Cầu lông SEA Games 31 giới thiệu tổng quan hình ảnh
Cầu lông Việt Nam tiếp tục đặt kỳ vọng ở Tiến Minh tại SEA Games 31

– Sau khi giao cầu xong, quả cầu được đánh luân phiên bởi VĐV giao cầu và VĐV nhận cầu. Người đánh cho thể đánh từ bất kỳ vị trí nào bên phần sân của mình.

–Khi một VĐV để quả cầu rơi xuống phần sân bên mình hay không đánh lại được quả cầu cho bên kia. Hoặc đánh cầu không qua lưới hay đánh cầu ra khỏi sân thì VĐV còn lại ghi được điểm.

– Nếu phần thắng trong pha cầu thuộc về người giao cầu thì người này được tính một điểm. Đồng thời tiếp tục giao cầu từ ô giao cầu còn lại bên phần sân của mình.

– Nếu người nhận cầu thắng trong pha cầu thì người nhận cầu ghi được một điểm. Đồng thời trở thành người giao cầu ở lượt đánh mới. lượt thi đấu cầu lông khi đánh đơn Đánh đơn trong thi đấu cầu lông.

2. Đánh đôi

Đánh đôi là thể loại đánh cầu trong đó bao gồm đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ (một nam cặp với một nữ). Do số lượng vận động tham gia trận đấu nhiều hơn nên luật cầu lông có sự thay đổi so với đánh đơn. Đồng thời có cách thức giao cầu, nhận cầu phức tạp hơn.

– Trận đấu có sự tham gia của hai đôi nam, hai đôi nữ hoặc hai đôi nam nữ của hai đội.

– Trường hợp bên giao cầu chưa ghi điểm hoặc ghi điểm chẵn thì một VĐV tiến hành giao cầu từ ô giao cầu bên phải phần sân của đội mình.

– Trường hợp nếu bên giao cầu đang ghi được điểm lẻ trong ván đấu thì một VĐV được giao cầu bên tay trái phần sân của đội mình.

– VĐV giao cầu lần cuối trước đó của đội giao cầu phải đảm bảo đứng nguyên vị trí đứng ở ô mà VĐV này thực hiện lần giao cầu cuối của bên mình. Tương tự với đó là đồng đội của người nhận cầu ở bên kia.

– Người nhận cầu của bên nhận cầu chính là VĐV đang đứng trong ô giao cầu chéo đối diện với VĐV giao cầu.

– Với đội đang nắm quyền giao cầu, VĐV đánh cầu lông của đội đó không được thay đổi vị trí tương ứng của mình cho tới khi họ ghi được điểm.

– Sau khi quả cầu được giao xong, đội nhận cầu phải đánh trả. Quả cầu được luân phiên đánh bởi một trong hai VĐV của hai đội cho tới khi một đội ghi được điểm.

– Nếu bên giao cầu thắng pha cầu và ghi được điểm. Người giao cầu của đội đó tiếp tục thực hiện quả giao cầu từ ô giao cầu còn lại bên phần sân của mình.

– Nếu bên nhận cầu thắng thì họ ghi được điểm. Đồng thời trở thành bên giao cầu mới.

– Trình tự giao cầu được thực hiện theo tuần tự như sau. Đầu tiên khi bắt đầu ván đấu, người giao cầu đầu tiên giao cầu ở ô bên phải. Đến đồng đội của người nhận cầu đầu tiên thì quả giao cầu phải được giao bên trái. Tiếp tục chuyển quyền giao cầu sang đồng đội của người giao cầu đầu tiên. Sau đó đến lượt vận động viên nhận cầu đầu tiên giao cầu. Cuối cùng trở lại với vận động viên giao cầu đầu tiên của ván đấu.

– Các lượt giao cầu cứ thực hiện theo tuần tự như vậy. Không VĐV nào được thực hiện sai phiên giao cầu hay nhận cầu theo luật đánh cầu lông. – Ở ván đấu tiếp theo thì bất kỳ VĐV nào của bên thắng ván đều có quyền giao cầu đầu tiên. Và ngược lại VĐV nào của bên thua ván đấu trước đều có quyền nhận cầu đầu tiên.

Các nội dung môn cầu lông tại SEA Games 31

Môn Cầu lông gồm 7 nội dung thi đấu: Đơn nam, nữ; đôi nam, nữ và phối hợp; đồng đội nam, nữ.

Danh sách tuyển thủ Việt Nam tham dự môn cầu lông

Đội tuyển gồm 20 vận động viên (VĐV), trong đó có 10 VĐV nam, 10 VĐV nữ.

Bảng thành tích môn cầu lông của đoàn thể thao Việt Nam qua các kỳ SEA Games 

Kỳ SEA Games

HCV

HCB

HCĐ

30

 

 

 

29

0

0

2

28

0

0

1

 

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục