Kiếm thủ Việt - con nhà nghèo nhưng phải chơi sang

Hầu hết kiếm thủ Việt đều là con nhà nghèo, nhưng để có thể tập luyện và thi đấu môn này họ phải chơi sang. Bộ đồ nghề đầu tư ban đầu mất hàng nghìn USD.

Các môn thể thao khác chỉ tốn kém chủ yếu ở kinh phí tập huấn thi đấu, còn đồ nghề thường đơn giản. Nhiều môn, điển hình với điền kinh, cần đôi giày xịn đã có thể “chiến đấu” ngon lành. Trong điều kiện khó khăn chung của thể thao Việt Nam, nhiều trường hợp thực sự có sao dùng vậy, và các vận động viên vẫn có thể khắc phục để đạt thành tích cao.

VĐV đấu kiếm đầu tư khá nhiều tiền cho trang phục tập luyện và thi đấu. Ảnh: Zing

Thế nhưng, riêng đấu kiếm hoàn toàn khác. Các kiếm thủ không những phải có đồ nghề đặc chủng đầy đủ, mà tất cả còn đều phải đạt tiêu chuẩn quốc tế. Thậm chí các kiếm thủ còn phải sử dụng đúng loại được Liên đoàn đấu kiếm thế giới công nhận, chỉ định, chưa kể nhiều giải đấu có đòi hỏi riêng.

Vì thế, chuyện đồ nghề của các kiếm thủ Việt phức tạp và cầu kỳ đến mức đồng nghiệp các môn khác phải "choáng". Có thể thu nhập chỉ vài triệu đồng mỗi tháng, thành tích cũng chưa có gì song ngay từ khi bén duyên, họ đã được khoác trên mình bộ trang phục chẳng khác nhiều so với các kiểm thủ của Italy, Đức, Pháp.

Mặt nạ khoảng 100 USD, quần áo đấu từ 200 - 300 USD, giày giá từ 100 - 150 USD, bao tay từ 30 - 50 USD. Tất nhiên, mỗi người không thể thiếu một hay hai cây kiếm đấu giá 200 - 250 USD USD. Tính ra, mỗi kiếm thủ "ngốn" khoản đầu tư ban đầu không dưới 1.000 USD. Chính từ đây cũng dẫn đến thực tế bi hài rất Việt Nam, gắn với sự bó buộc về kinh phí.

Ngành thể thao chỉ có thể ưu tiên cho đội tuyển quốc gia, còn các địa phương chỉ tập trung cho các vận động viên tuyến một, mà cũng chỉ ở mức tối thiểu. Họ thường phải cố gắng tận dụng lâu dài nhất có thể, cho dù có bị cũ hay kém hơn so với quy định quốc tế. Nhiều khi, các bộ đồ nghề còn phải dùng chung, hay nếu được cấp mới lại chuyển giao cho các VĐV trẻ dùng tạm.

Thoạt nhìn, đấu kiếm là môn thể thao nguy hiểm nhưng tham gia mới biết đây là môn khá an toàn. Thường trong áo bảo hộ có gắn vi mạch điện tử, nếu kiếm sĩ đâm trúng đối phương, máy sẽ báo hiệu để tính điểm. Các kiếm sĩ được bảo hộ rất nghiêm ngặt, họ mặc áo bảo hộ dày, đeo bao tay, đi ủng và đội mũ bảo hiểm che kín mặt. Phía sau lưng của kiếm sĩ có một sơi giây kéo.

Khi chơi môn này người chơi phải tuân thủ các quy tắc mang mặt nạ cùng găng tay chuyên dụng để bảo vệ ống và cánh tay, áo và quần giáp, tất cả đều phải có đai giữ sau lưng, nách bảo vệ (plastron). Người chơi sử dụng kiếm không có lưỡi, đầu kiếm tròn với đường kính 5-8mm nên đâm vào người sẽ không gây chấn thương.

Trên tờ The New Paper, kiếm thủ Lim Wei Wen – người để thua Nguyễn Tiến Nhật trong trận chung kết cho biết: “Anh ấy thật sự vượt trội tôi. Tôi mừng cho anh ấy. Tôi thua hoàn toàn xứng đáng, không có gì để bào chữa. Nhưng tôi sẽ trở lại mạnh mẽ hơn trong tương lai”.

Lim và Nguyễn Tiến Nhật đã gặp nhau nhiều lần trong quá khứ, ngoài đời họ là những người bạn tốt của nhau. Sau SEA Games, hai người có thể gặp lại tại giải đấu kiếm vô địch châu Á 2015, diễn ra tại Singapore từ 25 - 30/6 tới.

Theo Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục