Thứ Ba, 10/09/2024Mới nhất

Tại sao các cung thủ ở quê hương thầy Park lại 'vô đối' tại Olympic?

05/8

Với sự thống trị tại nội dung cung 1 dây và cũng thường xuyên đoạt huy chương Vàng Olympic, Hàn Quốc thực sự đang không có đối thủ ở nội dung này. Và đâu là bí quyết giúp họ có được thành công như hiện tại?

Bắn cung Hàn Quốc tiếp tục củng cố vị thế tại Olympic 2024

Tại kỳ Olympic lần này, thể thao Hàn Quốc đang gặt hái thành công ở những môn thi đấu liên quan tới tài thiện xạ. Trong số 10 tấm huy chương vàng mà đoàn Hàn Quốc giành được tính tới 15h00 chiều ngày 5/8 thì đã có tới 80% trong số đó đến từ hai môn thi đấu là bắn cung và bắn súng (8 HCV).

Cụ thể, 5 trong số này đến từ bộ môn bắn cung 1 dây với nỗ lực đến từ các cung thủ Kim Woo-jin, Kim Je-deok, Lee Woo-seok, Lim Si-hyeon, Jeon Hun-young và Nam Su-hyeon. 

Trong số này cung thủ Kim Woo-jin (nam) và Lim Si-hyeon (nữ) đã lần lượt giành bộ ba tấm HCV Olympic ở các nội dung thi đấu cá nhân, hỗn hợp đôi nam/nữ và đồng đội ba nam/đồng đội ba nữ.

u cung thu Lim Si Hyeon cua Han Quoc chup anh ky niem sau khi thiet lap ky luc the gioi moi voi 694 diem
Nữ cung thủ Lim Si Hyeon chụp ảnh kỷ niệm sau khi thiết lập kỷ lục thế giới mới.

Đặc biệt Lim Si-hyeon còn khiến làng bắn cung thế giới phải 'ngả mũ' khi điền tên vào lịch sử thế vận hội, với việc phá kỷ lục cũ là 692 điểm do đàn chị Kang Chae-young từng thiết lập để tạo cột mốc mới với 694 điểm giành được sau 70 loạt bắn. 

Bên cạnh việc thâu tóm trọn bộ huy chương ở môn bắn cung tại Olympic Paris 2024, Hàn Quốc cũng phát huy thế mạnh ở môn bắn súng khi đoạt được 3 tấm HCV, xếp thứ hai toàn đoàn sau Trung Quốc (5 HCV). Điều này cho thấy họ thực sự mạnh ở các môn đòi hỏi tính thiện xạ, vốn cần rất nhiều sức mạnh của tinh thần và thị giác.

Vậy tại sao bắn cung và bắn súng vẫn được đánh giá là 'mỏ vàng' của đoàn thể thao Hàn Quốc tại Thế vận hội, đặc biệt là ở môn bắn cung, nội dung giúp họ có được 25 Huy chương Vàng, 9 Huy chương Bạc, 7 Huy chương Đồng tại các kỳ thế vận hội?

Kể từ khi Hàn Quốc cử đội tuyển bắn cung tham dự thế vận hội tại Los Angeles (Mỹ) năm 1984, họ chưa từng bao giờ để mất HCV vào tay các đối thủ khi luôn 'ẵm giải' tại đấu trường Olympic.

Ấn tượng hơn cả là ở cá kỳ Olympic Rio 2016 và ở Olympic lần này, bắn cung Hàn Quốc đã giành toàn bộ Huy chương Vàng ở các nội dung cá nhân nam, nữ và đồng đội nam, đồng đội nữ trong sự nể phục của các đối thủ.

Tại sao các cung thủ ở quê hương thầy Park lại vô đối tại Olympic 1
Những môn thi đấu đã có huy chương của Hàn Quốc ở Olympic 2024 tính tới chiều ngày 5/8.

 

Thành công đến từ đâu?

Cách đây một tuần, đài CBS Radio của Hàn Quốc đã làm một phóng sự để tìm lời giải cho sự 'vô đối' của bắn cung Hàn Quốc tại Olympic. Và họ đã có câu trả lời khi cho biết: "Kết quả này không phải dựa vào tài năng thiên bẩm của con người, mà đạt được thông qua một hệ thống đào tạo bài bản.

Trước những ý kiến cho rằng việc Hàn Quốc mạnh ở các môn thể thao nói trên là yếu tố lịch sử, tuy nhiên CBS Radio vẫn tin rằng việc huấn luyện và đào tạo chính là yếu tố mấu chốt giúp thể thao Hàn Quốc liên tục đoạt HCV ở Olympic.

Tờ này viết: "Có nhiều người nói rằng không phải chúng ta đã giỏi sử dụng súng, kiếm và cung kể từ thời Goryeo và Joseon sao? Điều này có thể có trong DNA của chúng ta, nhưng sự thực thì các VĐV đã trải qua quá trình đào tạo theo một cách có hệ thống cũng như được hỗ trợ đầy đủ để đạt thành tích cao nhất".

Tại sao các cung thủ ở quê hương thầy Park lại vô đối tại Olympic 2
Bắn cung Hàn Quốc 'vô đối' nhờ thông qua một quá trình đào tạo bài bản.

Thực tế ngay từ những năm 80 của thế kỷ trước, người Hàn Quốc đã nghiên cứu rất kỹ các kỹ thuật của người Mỹ và Nga - những quốc gia có nền bắn cung hàng đầu vào thời điểm đó để từng bước hoàn thiện mình và tìm ra một phương pháp huấn luyện mới tiên tiến hơn cả. 

Ngay từ khi bắt đầu dự án Olympic, bắn cung Hàn Quốc đã hiểu rằng để phát triển các kỹ năng bắn cung cao cấp thì họ sẽ cần phải cải thiện và kiểm soát được kỹ thuật của mình. Và để làm được điều này, bạn trước hết cần phải có kỹ thuật căn bản tốt.

Không những vậy, Hàn Quốc cũng từng bước nâng cao bản lĩnh thi đấu của mình, yếu tố được họ đánh giá luôn chiếm tới 50% khả năng thành công khi thi đấu. Và quả thực bản lĩnh thép dựa trên tính kỷ luật đã giúp các cung thủ Hàn Quốc tạo ra sự vượt trội trong các trận đấu cân não với các đối thủ.

Ở kỳ Olympic lần này, họ dường như không hề bị lung lay, dao động trước các yếu tố bên ngoài, thậm chí ngay cả khi bị ong làm phiền như trường hợp của cung thủ Kim Je-deok thì anh vẫn bình tĩnh ngắm bắn để giành điểm 10 trong trận bán kết đồng đội nam với Trung Quốc.

Tại sao các cung thủ ở quê hương thầy Park lại vô đối tại Olympic 3
Kim Je-deok vẫn bắn được 10 điểm dù bị ong làm phiền.

"Có thể thấy từ sức mạnh tinh thần của VĐV bắn cung Kim Je-deok, người bình tĩnh bắn điểm 10 dù bị ong đậu trên tay. Trước đây, người ta biết rằng các VĐV Hàn Quốc thường rèn luyện lòng dũng cảm như đi qua nghĩa trang vào lúc nửa đêm, nhét rắn vào quần áo và huấn luyện trong hang có rắn thả ra để không bị lung lay trước bất kỳ tình huống nào.

Đặc biệt, quá trình huấn luyện nhấn mạnh vào việc các VĐV có thể bắn trúng mục tiêu ngay cả trong bối cảnh có tiếng ồn của đám đông và gió mạnh", tờ Hankyung có đoạn viết.

Bên cạnh yếu tố kỹ thuật cũng như tinh thần của bản thân các cung thủ, việc Hàn Quốc nhân rộng và phát triển hệ thống trung tâm huấn luyện bắn cung trên toàn quốc cũng đã và đang giúp họ đạt được những thành tích như mong đợi. 

Thống kê cho thấy, Hàn Quốc đang có 141 câu lạc bộ bắn cung tại các trường tiểu học, 97 tại các trường cấp 2 và 50 ở các trường cấp 3. Trường học đã trở thành cái nôi uy tín cho những tài năng bắn cung Hàn Quốc từ những năm 1980. Và từ đây những 'thiếu niên xuất anh cùng' cũng lần lượt xuất hiện.

Hàn Quốc mạnh ở môn bắn cung nhờ đẩy mạnh môn thể thao này ngay trong học đường. Được biết ở xứ sở Kim chi, các cung thủ nhí thường dành hai tiếng mỗi ngày để luyện bắn cung ở trường tiểu học và các VĐV trưởng thành hàng ngày có thể luyện tập tới 10 giờ.

Chính tinh thần ý chí sắt đó cộng thêm kinh nghiệm, kiến thức của người đi trước truyền dạy, điều đó đã giúp những lứa trẻ Hàn Quốc có tố chất hơn người lần lượt xuất hiện và tỏa sáng ở đấu trường thế giới. 

Tại sao các cung thủ ở quê hương thầy Park lại vô đối tại Olympic 4
Một buổi luyện bắn cung bình thường của học sinh trường trung học Daejeon tại Hàn Quốc.

"Khi còn là học sinh tiểu học, tôi bắn khoảng 300 đến 500 mũi tên mỗi ngày", Kim Je-deok, nam cung thủ vừa giành HCV ở Olympic Paris và trước đó là vô địch tại Olympic Tokyo 2020 tiết lộ với truyền thông Hàn Quốc.

"Hàn Quốc có hệ thống đào tạo rất vững chắc. Từ các cấp tiểu học, trung học cơ sở đến đại học và chuyên nghiệp đều có định hướng rõ ràng về cách phát triển", cung thủ Kim cho biết.

Không có chặng đường thành công nào trải đầy hoa hồng. Và rõ ràng thành công của bắn cung xứ kim chi tại Olympic và các giải đấu lớn không phải đến một cách tự nhiên, mà đã có ảnh hưởng rất nhiều từ yếu tố khoa học cùng tinh thần, bản lĩnh và nỗ lực của người Hàn Quốc.

Có thể nói những tấm huy chương vàng Olympic không đến với bắn cung Hàn Quốc do tố chất thiên bẩm của con người hay là sự may mắn, mà đó là cả một quá trình khổ luyện với sự sàng lọc tới khắc nghiệt để chọn ra những cá nhân xuất chúng nhất.

Tại sao Hàn Quốc lại thống trị môn bắn cung tại Olympic?Tại sao Hàn Quốc lại thống trị môn bắn cung tại Olympic?
Nếu như Trung Quốc rất mạnh ở các môn thể thao cá nhân như bóng bàn, cầu lông, còn người Mỹ thống trị đường đua xanh thì ở môn bắn cung, Hàn Quốc lại gần như không có đối thủ. Và điều gì tạo nên sự đặc biệt ở môn bắn cung của người Hàn Quốc?
Thần thái ngút ngàn của VĐV Hàn Quốc vừa phá kỷ lục bắn cung thế giớiThần thái ngút ngàn của VĐV Hàn Quốc vừa phá kỷ lục bắn cung thế giới
VĐV Lim Si Hyeon đến từ Hàn Quốc đã phá kỷ lục thế giới môn bắn cung với 694 lần bắn tại vòng xếp hạng cá nhân nữ tại Thế vận hội Paris, phá vỡ kỷ lục trước đó là 692 lần bắn.
Bắn cung Việt Nam kết thúc Olympic 2024 với những kịch bản trái ngượcBắn cung Việt Nam kết thúc Olympic 2024 với những kịch bản trái ngược
Dù đã thi đấu đầy cố gắng nhưng cả hai cung thủ Lê Quốc Phong và Đỗ Thị Ánh Nguyệt đều không tạo được bất ngờ ở vòng 1/32 Olympic 2024 nội dung cung 1 dây. Tuy nhiên cách thua của cả hai lại không giống nhau.

Cùng chuyên mục

top-arrow
X