Giới thiệu tổng quan môn vật tại SEA Games 31

Trước mỗi giải đấu người xem luôn dành những quan tâm đặc biệt đến bộ môn vật. Tháng 5 này với kỳ SEA Games được tổ chức trên sân nhà cũng không ngoại lệ.

Vật là gì?

Đấu vật là môn thể thao tác chiến giữa hai đối thủ cố gắng kiềm chế đối phương bằng cách nắm, kéo, vặn, đè, v.v... nhưng không được trực tiếp đấm hay đá. Tùy theo luật lệ của từng địa phương, bàn thắng về tay người dự giải nào chiếm được nhiều ưu điểm: bằng cách đè ngửa đối phương, hoặc đối phương chịu thua hay bị đẩy ra ngoài vòng thi đấu. Những vận động viên tham gia môn thể thao này được gọi là các đô vật.

Nguồn gốc ra đời môn đấu vật

Đấu vật là môn thể thao có nguồn gốc từ Hy Lạp cổ đại. Lúc này, hình thức đấu vật chỉ dùng để tập thể dục hằng ngày hoặc huấn luyện lính. Vào những năm 704 trước Công Nguyên, môn đấu vật chỉ được xem như là phần phụ trong nội dung thi năm môn phối hợp. Sau đó, vào năm 708 trước Công Nguyên, đấu vật được người Hy Lạp cổ đưa thi đấu chính thức ở Thế vận hội. Đấu vật cũng được phổ biến ở La Mã cổ đại. Môn thể thao này phát triển và tồn tại suốt thời Trung Cổ ở Pháp, Anh và Nhật.

Đội tuyển vật Việt Nam giành đến 7 huy chương trong ngày thi đấu 9/12, góp công rất lớn giúp đoàn thể thao Việt Nam (TTVN) vững vàng trong tốp 3 bảng xếp hạng.

 Nguyễn Bá Sơn (xanh) đoạt HCV hạng cân 77kg nam

Những người Mỹ từng định cư ở châu Âu và người Mỹ bản địa cũng bắt đầu thích thú và tập luyện đấu vật. Sau đó, đến năm 1888, giải vô địch đấu vật quốc gia đầu tiên được tổ chức ở Hoa Kỳ. Phong cách đấu vật chủ yếu là Greco-Roman. Đấu vật được xem như môn thể thao thi chính thức vào Olympic 1896. Sau đó, kể từ năm 1920, đấu vật trở thành một phần của Thế vận hội, thi đấu theo phong cách đấu vật tự do và Greco-Roman.

Địa điểm tổ chức môn đấu vật

Nhà thi đấu Gia Lâm, Hà Nội, đây là một trong những nhà thi đấu hiện đại, có sức chứa lên tới 2.500 người, đáp ứng yêu cầu tổ chức các sự kiện thể thao quốc tế. Từ khi đưa vào khai thác sử dụng năm 2003, Nhà thi đấu Gia Lâm đã từng là nơi tổ chức rất nhiều sự kiện thể thao quốc tế như: SEA Games 22 (năm 2003); là nơi tổ chức thi đấu môn Kurash tại Đại hội Thể thao châu Á trong nhà lần thứ 3 (năm 2009).

Vật hứa hẹn là mỏ vàng của Việt Nam tại SEA Games 31
Vật hứa hẹn là mỏ vàng của Việt Nam tại SEA Games 31

Năm 2019, Nhà thi đấu Gia Lâm là địa điểm tổ chức giải bóng chuyền nữ U23 châu Á và năm 2022 là nơi diễn ra các trận đấu vật của SEA Games 31. Ngoài ra, đây còn là nơi tổ chức các giải cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền Vô địch quốc gia; Đại hội TDTT Thủ đô lần thứ 9 (năm 2017)…

Luật thi đấu môn vật

Đấu vật là môn thể thao đối kháng diễn ra giữa hai vận động viên. Họ thực hiện thi đấu theo luật định, được xếp hạng theo độ tuổi và cân nặng khác nhau. Khi thi đấu hai vận động viên đối kháng, ôm lấy nhau và dùng sức cùng với kỹ thuật để làm ngã đối phương.

Dụng cụ thi đấu Khi thi đấu môn đấu vật, cần chuẩn bị: – Sân đấu hình bát giác – Khoảng cách giữa các cạnh đối xứng trên bề mặt sân là 12m – Vành đai đỏ chiều rộng 1m, vành đai bảo vệ 1.5m, đường kính cho phần sới vật rộng 7m. Luật thi đấu Một trận thi đấu vật sẽ kéo dài tối đa 3 hiệp.

Mỗi hiệp khoảng 2 phút. Khi thi đấu, sẽ tính điểm để chiến thắng. Cách tính điểm như sau – Đè đối thủ xuống nhưng vai hoặc lưng đối thủ không tiếp xúc đất, sẽ nhận được 1 điểm. – Đè đối thủ xuống và vai tiếp đất khoảng 5 giây, nhận được 2 điểm. – Nắm được thắt lưng đối thủ, nâng lên, chân nhấc lên khỏi đất và cao hơn đầu. Vận động viên sẽ nhận được 5 điểm và chiến thắng – Đè lưng đối thủ chạm đất hơn 2 giây: thắng hiệp

Nội dung thi đấu

  • Vật cổ điển: Hạng 60kg; 67kg; 77kg; 87kg; 97kg; 130kg
  • Vật tự do:
  • Nội dung dành cho nam: 57kg; 65kg; 74kg; 86kg; 97kg; 125kg
  • Nội dung dành cho nữ: 50kg; 53kg; 57kg; 62kg; 68kg; 76kg

Danh sách thành viên đội tuyển Việt Nam tham dự môn vật (cập nhật)

Bảng thành tích ĐT Việt Nam môn vật qua các kỳ SEA Games

Kỳ SEA Games

HCV

HCB

HCĐ

30

12

2

0

29

2

1

2

28

     

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục