Sea Games 29 một lần nữa cho thấy bộ mặt thiếu chuyên nghiệp của ngày hội thể thao lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Phải chăng đã đến lúc dẹp bỏ Sea Games để nhường chỗ cho một sân chơi khác?
Ngay từ khi Sea Games 29 chưa khởi tranh, tất cả đều ngầm hiểu rằng chủ nhà Malaysia chắc chắn sẽ đứng đầu bảng tổng sắp huy chương và số HCV không thể dưới con số 130. Còn nhớ ở kỳ Sea Games 28 tổ chức tại Singapore hai năm trước, đoàn thể thao Malaysia giành được 62 HCV, chỉ chiếm 15.39% trong tổng số 403 HCV của toàn đại hội. Sự tăng trưởng về số "vàng" giành được liệu có phản ánh được sự tiến bộ của nền thể thao Malaysia?
Sea Games 29 tiếp tục thể hiện những mặt xấu xí của đại hội thể thao lớn nhất khu vực. |
Chắc chắn là không! Đây là câu chuyện chẳng mới qua mỗi kỳ Sea Games khi nước chủ nhà tìm đủ mọi cách để nâng cao thành tích từ việc đưa thêm những bộ môn thế mạnh để giành huy chương, thậm chí cả những môn "trời ơi đất hỡi", xài chiêu trò khiến đối phương gặp khó trong quá trình chuẩn bị, trọng tài xử ép,... Cả Đông Nam Á ngoài Singapore có phần fair-play, các quốc gia còn lại đều cố gắng làm mọi cách để tận dụng tấm kim bài "nước chủ nhà" để nâng cao thành tích.
Câu chuyện Malaysia đòi tự chọn bảng đấu trong môn bóng đá nam, nữ ngay trước thềm Sea Games 29 khiến người ta ngán ngẩm. Trong quá trình diễn ra Đại hội, người Mã tiếp tục lộ rõ mặt xấu trong quá trình tiếp đón "khách". U22 Việt Nam phải vật vờ ngoài sân vì ban tổ chức "không tìm thấy chìa khóa mở cửa", đội nữ U22 Myanmar phải đợi ngoài sân hàng giờ vì không có phương tiện di chuyển về khách sạn do trót... đánh bại nước chủ nhà với tỉ số đậm 5-0.
Hay đội cầu mây nữ Indonesia đã quyết định không tiếp tục thi đấu do bị trọng tài xử ép dù đang dẫn trước. Những câu chuyện bi hài như lái xe chở đội bóng đá nữ Myanmar bị bắt vì ăn trộm đồng hồ, không chiếu trên TV các môn thể thao chẳng phải thế mạnh của Malaysia, không bố trí được sân tập cho các đoàn, lái xe chở các đội đi nhầm đường,... khiến bộ mặt của Sea Games thêm xấu xí.
Càng về cuối Sea Games 29, chủ nhà Malaysia càng ra sức dùng các chiêu trò phi thể thao để vơ vét HCV. Chẳng hạn như tại môn Pencak Silat diễn ra vào những ngày cuối đại hội, không phải tự nhiên mà các VĐV chủ nhà đều giành chiến thắng nếu lọt vào chung kết và gần như không có cửa cho VĐV các nước khác. Nguyên nhân chủ yếu là sự cảm tính của trọng tài vẫn đóng vai trò quá lớn ở môn Pencak Silat ở cả nội dung biểu diễn lẫn đối kháng chứ không có sự khách quan cao như môn Taekwondo khi giáp điện tử được sử dụng. Bởi thế mà thêm một loạt câu chuyện "cười ra nước mắt" tiếp tục xuất hiện như việc võ sỹ Malaysia nằm sân, không thể tiếp tục thi đấu mà vẫn đoạt ... HCV. Bị đánh sấp mặt, không thể tiếp tục thi đấu, võ sỹ Malaysia vẫn ... đoạt HCV
Trận chung kết hạng cân 60-65kg môn pencak silad giữa Ghazali (Malaysia) và Poolkaew (Thái Lan) đã trở thành tâm điểm của sự chú ý trên sàn đấu đối kháng môn...
Càng về cuối Sea Games 29, chủ nhà Malaysia càng ra sức dùng các chiêu trò phi thể thao để vơ vét HCV. Chẳng hạn như tại môn Pencak Silat diễn ra vào những ngày cuối đại hội, không phải tự nhiên mà các VĐV chủ nhà đều giành chiến thắng nếu lọt vào chung kết và gần như không có cửa cho VĐV các nước khác. Nguyên nhân chủ yếu là sự cảm tính của trọng tài vẫn đóng vai trò quá lớn ở môn Pencak Silat ở cả nội dung biểu diễn lẫn đối kháng chứ không có sự khách quan cao như môn Taekwondo khi giáp điện tử được sử dụng. Bởi thế mà thêm một loạt câu chuyện "cười ra nước mắt" tiếp tục xuất hiện như việc võ sỹ Malaysia nằm sân, không thể tiếp tục thi đấu mà vẫn đoạt ... HCV.
Trận chung kết hạng cân 60-65kg môn pencak silad giữa Ghazali (Malaysia) và Poolkaew (Thái Lan) đã trở thành tâm điểm của sự chú ý trên sàn đấu đối kháng môn...
Đã đến lúc cần xem lại mục đích và ý nghĩa của Đại hội Thể thao Đông Nam Á. Tôn chỉ ban đầu của Sea Games để giúp thúc đẩy sự hợp tác, sự hiểu biết và sự gắn kết các mối quan hệ giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á. Nhưng qua mỗi kỳ Sea Games, dường như đây lại là nơi không phải để giao lưu văn hóa, gắn kết tình hữu nghị như mục tiêu ban đầu mà còn tạo ra hố sâu ngăn cách trong mối quan hệ giữa các quốc gia. Người Indonesia đã giận tím mặt khi chủ nhà Malaysia in nhầm quốc kỳ của họ thành... cờ Ba Lan.
Sea Games cần dẹp bỏ?
Xét về mặt địa lý và văn hóa, Việt Nam vẫn còn một sân chơi khả dĩ khác để tham dự là Đại hội Thể thao Đông Á. Được tổ chức từ năm 1993, đây là giải đấu thể thao thường niên được tổ chức 4 năm một lần dành cho các quốc gia trong khu vực Đông Á. Tuy nhiên sau 20 năm với 6 kỳ, ĐHTT Đông Á đã chính thức khép lại khi hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình sau khi bế mạc kỳ thứ 6 tại Thiên Tân (Trung Quốc).
Có nên dẹp bỏ ĐHTT Đông Nam Á sau kỳ Sea Games 29 giống với các ĐHTT Đông Á khép lại vào năm 2013 để định hướng lại? |
Trong ngày bế mạc ĐHTT Đông Á lần cuối vào năm 2013, ông Hoắc Chấn Đình, Chủ tịch Danh dự Đại hội Thể thao Đông Á cho biết: "Đại hội Thể thao Đông Á không nên chỉ là mặt bằng thi đấu thể thao, mà nên là mặt bằng giao lưu văn hoá giữa các nước các vùng lãnh thổ. Mọi người đều có bối cảnh văn hoá tương đồng, ví như mọi người đều dùng đũa".
Như vậy, ĐHTT Đông Á lần thứ 7 được dự kiến tổ chức tại Nagoya (Nhật Bản) vào năm 2017 bị hủy bỏ để nhường chỗ cho ĐHTT Trẻ Đông Á, một sân chơi với hai mục đích: Tạo cơ hội cọ xát cho các vận động viên trẻ cũng như tăng cường sự giao lưu về mặt văn hóa với các quốc gia trong khu vực. Trong đó, mục đích thứ hai mới là điểm nhấn chính khi các môn thể thao được đề xuất tổ chức ở danh lam thắng cảnh ở các quốc gia thay vì nhà thi đấu. Vì dụ như Wushu Taolu (võ biểu diễn) sẽ được tổ chức tại các khu thắng cảnh nổi tiếng hay di tích cổ.
Tại sao ĐHTT Đông Á bị dẹp bỏ? Thứ nhất, các vận động viên của các quốc gia thành viên như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,... đều ở đẳng cấp châu lục hoặc thế giới nên không cần một đấu trường nữa để "cọ xát". Thứ hai và quan trọng hơn cả, việc đề cao tính giao lưu sẽ làm giảm áp lực về mặt danh hiệu, giúp giải đấu mang đúng tính chất giao lưu. Theo dự kiến, ĐHTT Trẻ Đông Á sẽ được tổ chức kỳ đầu tiên vào năm 2019.
Đã đến lúc Sea Games khép lại sứ mệnh lịch sử của mình để nhường chỗ cho một sân chơi mang đúng tính chất "giao lưu và cọ xát" giống với cách ĐHTT Đông Á khép lại. Sea Games hiện tại dường như đẩy các quốc gia xa nhau hơn. Tiêu biểu như hai trận đấu giữa U22 Indonesia vs U22 Timor Leste và U22 Thái Lan vs U22 Campuchia trở nên căng thẳng trên mức cần thiết. Đây là trận đấu giữa những quốc gia đang có bất đồng về quan điểm chính trị nên kéo sự căng thẳng đó vào cả sân bóng.
Sea Games cần học theo định hướng mà Hiệp hội ĐHTT Đông Á đang đi để xây dựng mô hình giải đấu theo hướng giao lưu văn hóa nhiều hơn là đặt nặng thành tích trên sân đấu. Hãy thử tưởng tượng việc các môn thi đấu võ thuật được diễn ra tại Khu di tích Cung đình Huế, các môn bắn súng tổ chức ở những địa đạo như Củ Chi, Vĩnh Mốc - chứng tích cho cuộc chiến tranh Việt Nam, bơi lội được tổ chức tại nhà thi đấu nơi có những bãi biển đẹp như Nha Trang, Khánh Hòa,...
Điều đó sẽ giúp Sea Games thực sự trở thành nơi quảng bá về văn hóa, lịch sử của nước chủ nhà, vừa có tác dụng thực tế thúc đẩy du lịch. Việc chỉ mang tính giao lưu thay vì thực sự là "đấu trường" sẽ giúp giảm phần nào áp lực về thành tích để những trò bi hài ở Sea Games không còn tái diễn làm xấu hình ảnh của cả một khu vực.
Điểm qua những vụ việc nổi cộm ở Sea Games 29
Bị đánh sấp mặt, không thể tiếp tục thi đấu, võ sỹ Malaysia vẫn ... đoạt HCV
Trận chung kết hạng cân 60-65kg môn pencak silad giữa Ghazali (Malaysia) và Poolkaew (Thái Lan) đã trở thành tâm điểm của sự chú ý trên sàn đấu đối kháng môn... Chủ nhà Malaysia tung trò bẩn để giành HCV Sea Games 29
Để giành huy chương vàng SEA Games, nước chủ nhà Malaysia không ngần ngại tung ra nhiều chiêu trò gian lận rất trắng trợn. VĐV xe đạp Malaysia ... đi tắt để “cướp” HCV Sea Games 29
Các VĐV Việt Nam và Thái Lan băng băng về đích, thì VĐV của nước chủ nhà Malaysia bất thình lình xuất hiện phía trước để giành HCV. Sau “trò hề” này, phía Thái... Cận cảnh VĐV chủ nhà Malaysia chạy bộ để đoạt HCV nội dung ... đi bộ
HLV Trần Anh Hiệp cho biết các VĐV đi bộ Việt Nam thực hiện đúng kỹ thuật, không phạm quy. Trong khi đó, Malaysia cố làm mọi cách để tạo lợi thế, qua đó giành...
Điểm qua những vụ việc nổi cộm ở Sea Games 29
Trận chung kết hạng cân 60-65kg môn pencak silad giữa Ghazali (Malaysia) và Poolkaew (Thái Lan) đã trở thành tâm điểm của sự chú ý trên sàn đấu đối kháng môn...
Để giành huy chương vàng SEA Games, nước chủ nhà Malaysia không ngần ngại tung ra nhiều chiêu trò gian lận rất trắng trợn.
Các VĐV Việt Nam và Thái Lan băng băng về đích, thì VĐV của nước chủ nhà Malaysia bất thình lình xuất hiện phía trước để giành HCV. Sau “trò hề” này, phía Thái...
HLV Trần Anh Hiệp cho biết các VĐV đi bộ Việt Nam thực hiện đúng kỹ thuật, không phạm quy. Trong khi đó, Malaysia cố làm mọi cách để tạo lợi thế, qua đó giành...
Như Đạt (TTVN)