Điền kinh luôn là thành tố quan trọng của mọi kỳ đại hội thể thao, là những nội dung thi đấu được người hâm mộ chờ đợi nhất mà mức độ hấp dẫn có lẽ chỉ xếp sau bóng đá và bóng chuyền.
- Điền kinh là gì?
- Lịch sử hình thành bộ môn điền kinh
- Địa điểm tổ chức môn điền kinh tại SEA Games 31
- Luật chơi điền kinh
- Điền kinh có bao nhiêu nội dung ?
- Danh sách thành viên đội tuyển Việt Nam tham dự bộ môn điền kinh
- Bảng thành tích tuyển Việt Nam môn điền kinh qua các kỳ SEA Games
- VIDEO: Nguyễn Thị Huyền bứt tốc giành huy chương vàng đường chạy 400m nữ - Sea Game 30
- Kỉ lục điền kinh SEA Games các bộ môn dành cho Nam
- Kỉ lục điền kinh SEA Games các bộ môn dành cho Nữ
Điền kinh là gì?
Điền kinh là một tập hợp các môn thể thao cạnh tranh bao gồm đi bộ, chạy các cự ly, nhảy cao, nhảy xa, nhảy sào, ném lao, ném đĩa, ném búa, đẩy tạ và nhiều môn phối hợp khác. Với việc cần ít các thiết bị đi kèm và tính đơn giản của các môn này đã khiến điền kinh trở thành các môn thể thao được thi đấu nhiều nhất trên thế giới.
Điền kinh chủ yếu là môn thể thao cá nhân, với ngoại lệ là các cuộc đua tiếp sức và các cuộc thi mà kết hợp biểu diễn vận động viên chẳng hạn như chạy băng đồng. Cơ sở của môn điền kinh chính là các động tác tự nhiên có tác dụng phát triển toàn diện về thể lực và tăng cường sức khỏe. Chính vì vậy, điền kinh được xem là rất quan trọng trong giáo dục thể chất cũng như trong chương trình tập luyện vì sức khoẻ của mọi người.
Lịch sử hình thành bộ môn điền kinh
Các cuộc thi điền kinh với các môn chạy, đi bộ, nhảy cao, nhảy xa, ném đá là một trong những môn thể thao lâu đời nhất, nguồn gốc của chúng có từ thời tiền sử. Vết tích của những bộ môn này còn lưu lại trong những ngôi mộ ở Ai Cập cổ đại. Và cuộc thi điền kinh hiện đại đầu tiên đã được tổ chức vào năm 1849 tại Anh Quốc. Đến năm 1896 thì điền kinh đã được đưa vào môn thi đấu Olympic thế giới.
Theo thời gian thì môn thể thao này đã được phổ biến trên toàn thế giới với rất nhiều nội dung thi đấu hấp dẫn. Ưu điểm của môn điền kinh là cần rất ít dụng cụ hỗ trợ, chính vì vậy mà bộ môn này đã phát triển và được đưa vào nội dung bồi dưỡng sức khỏe tại hầu hết các trường THCS, PTTH và các trường đại học trên toàn thế giới.
Địa điểm tổ chức môn điền kinh tại SEA Games 31
Địa điểm tổ chức giải điền kinh tiền SEA Games là sân vận động quốc gia Mỹ Đình. Theo đó, môn điền kinh cũng nằm trong nhóm được đề xuất nâng cấp dụng cụ, trang thiết bị thi đấu phục vụ cho SEA Games 31.
Cung thi đấu điền kinh trong nhà Mỹ Đình là một nhà thi đấu dành cho nội dung điền kinh ở Hà Nội, Việt Nam. Được xây dựng từ tháng 7 năm 2008 và hoàn thành vào tháng 9 năm 2009 nhằm phục vụ cho Đại hội Thể thao Trong nhà châu Á 2009.
Công trình có diện tích 3,4 ha (mật độ cây xanh chiếm 32%), tổng diện tích xây dựng hơn 17.700m² và diện tích dành cho thi đấu là 5.420m2. Cung Thi đấu Điền kinh trong nhà có quy mô ba tầng: tầng 1 có diện tích 8.999m2, tầng 2: 2.376m2 và tầng 3: 1.047m2. Chi phí xây dựng Cung là hơn 546 tỷ đồng.
Cung có đường chạy hình bầu dục dài 200m, đường chạy thẳng 60m, sân thi đấu cho môn nhảy cao, nhảy xa, ném tạ, phòng nghỉ cho vận động viên, phòng khởi động, trung tâm báo chí...
Công trình này có thời hạn sử dụng khoảng 70 năm và chịu được động đất cấp 7 độ Richter. Đường chạy của Cung có thể tháo lắp được, do đó có thể sử dụng cho một số môn thể thao, mục đích khác, ví dụ như có thể bố trí 6 sân quần vợt trên mặt sân. Cung là nơi tổ chức lễ bế mạc Đại hội Thể thao Trong nhà châu Á 2009.
Luật chơi điền kinh
Điền kinh có bao nhiêu nội dung ?
Hiệp hội quốc tế các Liên đoàn điền kinh, cơ quan chủ quản của điền kinh, chia điền kinh thành 5 lĩnh vực:
- Điền kinh trong nhà
- Chạy trên đường
- Đi bộ thể thao
- Chạy băng đồng
- Chạy leo núi
Tất cả các hình thức điền kinh là môn cá nhân trừ môn chạy tiếp sức. Tuy nhiên, thành tích của vận động viên điền kinh thường được tính gộp vào thành tích của nước mình tại các giải vô địch quốc tế, và trong trường hợp chạy băng đồng thời gian kết thúc của các vận động viên hàng đầu từ mỗi đội hoặc quốc gia được cộng lại để tìm ra đội thắng cuộc.
Điền kinh là một trong số những bộ môn thể thao mang về nhiều huy chương nhất cho thể thao Việt Nam tại các kỳ SEA Games. Trong thời gian qua, tuyển điền kinh liên tục được tập huấn, rèn luyện và tham gia nhiều giải đấu nhằm giúp các vận động viên duy trì phong độ và kiểm tra thành tích.
Danh sách thành viên đội tuyển Việt Nam tham dự bộ môn điền kinh
Đội tuyển điền kinh Việt Nam đã chọn được lực lượng tham dự SEA Games 31 với 66 vận động viên, tranh tài ở 47 nội dung với mục tiêu giành ngôi nhất toàn đoàn.
Thành phần đội tuyển không quá nhiều biến động so với kỳ SEA Games diễn ra tại Philippines 3 năm trước. Hầu hết các tên tuổi lớn của làng điền kinh Việt Nam vẫn góp mặt như Quách Công Lịch, Quách Thị Lan, Nguyễn Thị Huyền, Trần Nhật Hoàng, Tú Chinh, Nguyễn Thị Oanh…
VĐV Nguyễn Thị Oanh gần như không có đối thủ trong một số môn thi đấu |
Bên cạnh đó, bản danh sách đội tuyển điền kinh quốc gia còn đón chào sự trở lại của nhiều nhân vật cộm cán, điển hình nhu VĐV nhảy xa Bùi Thị Thu Thảo hay Hoàng Nguyên Thanh với nội dung marathon.
Điền kinh Việt Nam đón chào sự trở lại của VĐV Hoàng Nguyên Thanh |
Tại SEA Games 30, chúng ta không thi đấu nội dung này song năm nay, với lợi thế sân nhà, đội tuyển marathon Việt Nam sẽ góp mặt. Bên cạnh đó chúng ta còn có 200 VĐV phong trào có thành tích tốt chạy đồng hành để tạo sự sôi động của một giải đấu uy tín hàng đầu khu vực.
Tại nội dung Triathon và Duathlon cũng có sự trở lại của những cái tên khá quen thuộc của điền kinh Việt Nam như Phạm Tiến Sản hay Hà Văn Nhật. Đây đều là những VĐV tay ngang khi chuyển từ nội dung điền kinh sang 2 môn phối hợp. Bên cạnh sự trở lại của nhiều tên tuổi thì việc vắng mặt của một số VĐV do phong độ đi xuống là điều dễ hiểu tại bản danh sách lần này.
Bảng thành tích tuyển Việt Nam môn điền kinh qua các kỳ SEA Games
Kỳ SEA Games | HCV | HCB | HCĐ |
30 | 16 | 13 | 9 |
29 | 17 | 11 | 6 |
28 | 11 | 14 | 8 |
27 | 10 | 11 | 12 |
Điền kinh Việt Nam hiện xếp số một ở 2 kỳ SEA Games gần đây nhất (Malaysia 2017, Philippines 2019), vượt qua đối thủ hàng đầu Thái Lan. Tại SEA Games 31, điền kinh Việt Nam hướng đến mục tiêu giành ít nhất từ 15-17 HCV để duy trì vị trí nhất toàn đoàn.
VIDEO: Nguyễn Thị Huyền bứt tốc giành huy chương vàng đường chạy 400m nữ - Sea Game 30
Kỉ lục điền kinh SEA Games các bộ môn dành cho Nam
Nội dung | Thành tích | Vận động viên | Quốc tịch | SEA Games |
100 m | 10.17 | Suryo Agung Wibowo | Indonesia | 2009 |
200 m | 20.69 | Reanchai Seeharwong | Thái Lan | 1999 |
400 m | 46.00 NR | Kunanon Sukkaew | Thái Lan | 2015 |
800 m | 1:48.29 | Samson Vellabouy | Malaysia | 1989 |
1500 m | 3:45.31 NR | Nguyễn Đình Cương | Việt Nam | 2007 |
5000 m | 14:04.82 NR | Nguyễn Văn Lai | Việt Nam | 2015 |
10.000 m | 29:19.62 | Eduardo Buenavista | Philippines | 2003 |
Vượt rào 110 m | 13.69 (+0.2 m/s) | Jamras Rittidet | Thái Lan | 2015 |
Vượt rào 400 m | 49.40 | Eric Cray | Philippines | 2015 |
Vượt chướng ngại vật 3000 m | 8:40.77 | Eduardo Buenavista | Philippines | 2001 |
Nhảy cao | 2.24 m | Loo Kum Zee | Malaysia | 1995 |
Nauraj Singh Randhawa | Malaysia | 2017 | ||
Lee Hup Wei | Malaysia | 2017 | ||
Nhảy xa | 8.03 m (+0.5 m/s) | Sapwaturrahman | Indonesia | 2019 |
Nhảy sào | 5.45 m | Ernest Obiena | Philippines | 2019 |
Nhảy ba bước | 16.77 m (+0.2 m/s) | Muhammad Hakimi Ismail | Malaysia | 2017 |
Đẩy tạ | 17.74 m | Chatchawal Polyiam | Thái Lan | 2011 |
Ném đĩa | 59.50 m | Wong Tuck Yim | Singapore | 1999 |
Ném tạ xích (ném búa) | 67.56 m =NR | Kittipong Boonmawan | Thái Lan | 2019 |
Đi bộ 20.000 m (sân vận động) | 1:32:11.27 | Hendro Yap | Indonesia | 2017 |
Đi bộ 20 km (đường) | 1:29:13 | Harbans Singh Narinde | Malaysia | 1997 |
Marathon | 2:20:27.00 | Eduardus Nabunome | Indonesia | 1997 |
Tiếp sức 4×100 m | 38.90 | Bandit Chuangchai | Thái Lan | 2017 |
Jaran Sathoengram | ||||
Kritsada Namsuwun | ||||
Nutthapong Veeravongratanasiri | ||||
Tiếp sức 4×400 m | 3:05.47 | Virot Sornhirun | Thái Lan | 1995 |
Chanond Keanchan | ||||
Yuthana Thonglek | ||||
Aktawat Sakoolchan |
Kỉ lục điền kinh SEA Games các bộ môn dành cho Nữ
Nội dung | Thành tích | Vận động viên | Quốc tịch | SEA Games |
100 m | 11.28 (+0.9 m/s) NR | Lydia De Vega | Philippines | 1987 |
200 m | 23.01 (0.0 m/s) | Kristina Knott | Philippines | 2019 |
400 m | 51.83 | Nguyễn Thị Tĩnh | Việt Nam | 2003 |
800 m | 2:02.39 | Trương Thanh Hằng | Việt Nam | 2007 |
1.500 m | 4:11.60 | Trương Thanh Hằng | Việt Nam | 2007 |
5.000 m | 15:54.32 | Triyaningsih | Indonesia | 2007 |
10.000 m | 32:49.47 | Triyaningsih | Indonesia | 2009 |
Vượt rào 100 m | 12.85 | Trecia Roberts | Thái Lan | 1999 |
Vượt rào 400 m | 56.06 | Nguyễn Thị Huyền | Việt Nam | 2017 |
Vượt chướng ngại vật 3.000 m | 10:00.02 | Nguyễn Thị Oanh | Việt Nam | 2019 |
Nhảy cao | 1.94 m | Noengrothai Chaipetch | Thái Lan | 2009 |
Nhảy sào | 4.25 m | Natalie Uy | Philippines | 2019 |
Nhảy xa | 6.71 m | Marestella Torres | Philippines | 2011 |
Nhảy ba bước | 14.17 m (-0.7 m/s) | Maria Natalia Londa | Indonesia | 2013 |
Đẩy tạ | 18.20 m | Du Xianhui | Singapore | 2003 |
Ném đĩa | 60.33 m | Subenrat Insaeng | Thái Lan | 2019 |
Ném tạ xích (ném búa) | 59.24 m | Grace Wong Xiu Mei | Malaysia | 2017 |
Ném lao | 55.97 m | Buoban Pamang | Thái Lan | 2007 |
Bảy môn phối hợp | 5889 điểm | Wassana Winatho | Thái Lan | 2007 |
Đi bộ 10.000 m (svđ) | 45:22.00 | Yuan Yufang | Malaysia | 1999 |
Đi bộ 20 km (đường) | 1:37.08 | Nguyễn Thị Thanh Phúc | Việt Nam | 2013 |
Marathon | 2:34:29 | Ruwiyati | Indonesia | 1995 |
Tiếp sức 4×100 m | 43.88 | Lê Thị Mộng Tuyền | Việt Nam | 2017 |
Đỗ Thị Quyên | ||||
Trần Thị Yến Hoa | ||||
Lê Tú Chinh | ||||
Tiếp sức 4×400 m | 3:31.46 | Nguyễn Thị Oanh | Việt Nam | 2015 |
Nguyễn Thị Thúy | ||||
Quách Thị Lan | ||||
Nguyễn Thị Huyền | ||||
Tiếp sức 4×100 m hỗn hợp | 41.67 | Eloiza Luzon (nữ) | Philippines | 2019 |
Anfernee Lopena (nam) | ||||
Kristina Knott (nữ) | ||||
Eric Cray (nam) | ||||
Tiếp sức 4×400 m hỗn hợp | 3:19.50 | Nguyễn Thị Hằng (nữ) | Việt Nam | 2019 |
Trần Nhật Hoàng (nam) | ||||
Quách Thị Lan (nữ) | ||||
Trần Đình Sơn (nam) | ||||