Giới thiệu tổng quan môn đấu kiếm tại SEA Games 31

Đấu kiếm là một trong những bộ môn có lịch sử lâu đời tại các kỳ SEA Games và là môn mang về nhiều huy chương cho Đoàn thể thao Việt Nam.

Đấu kiếm là gì

Đấu kiếm là một môn võ thuật đối kháng trong chương trình thi đấu Olympic. Hai đấu sĩ thi đấu (còn gọi là kiếm sĩ) sẽ mặc áo bảo hộ màu trắng, sử dụng các loại kiếm thuộc ba thể loại: kiếm ba cạnh, kiếm chém, kiếm liễu để đâm vào các bộ phận của đối phương. (Mỗi kiếm sĩ chỉ thi đấu một trong 3 nội dung trên).

Môn đấu kiếm được quản lý bởi Liên đoàn Đấu kiếm Quốc tế (FIE) - tiếng Pháp: Fédération Internationale d'Escrime, tiếng Anh: International Fencing Federation. Trụ sở hiện tại của FIE đặt ở Lausanne, Thụy Sĩ. Liên đoàn bao gồm 145 thành viên, được công nhận bởi các Ủy ban Olympic Quốc gia là đại diện duy nhất của môn đấu kiếm nước đó.

Một trận đấu kiếm

Với đặc thù của môn thể thao đối kháng dùng vũ khí, kiếm sĩ phải đảm bảo những quy định về an toàn mỗi khi ra sân. Trong mỗi trận đấu, kiếm sĩ phải mặc áo bảo hộ dày, đeo bao tay, đi ủng và đội mũ bảo hiểm che kín mặt. Tất cả đều phải có đai giữ sau lưng, nách bảo vệ (plastron) cùng một sơi dây kéo sau lưng của kiếm sĩ.

Kiếm sử dụng trong môn đấu kiếm không có lưỡi, đầu kiếm tròn với đường kính 5-8mm nên đâm vào người sẽ không gây chấn thương. Thông thường một kiếm thủ muốn thành tài phải có ít nhất 36 tháng rèn luyện cơ bản để có sự ổn định.

Lịch sử hình thành và phát triển đấu kiếm

Đấu kiếm được tin là có nguồn gốc từ Tây Ban Nha, ban đầu, đây chỉ là chương trình đào tạo trong quân đội. Giữa thế kỷ 18, Domenico Angelo, một kiếm sĩ người Italia đi đầu trào lưu phổ biến đấu kiếm dưới dạng một môn thể thao thay vì một chương trình huấn luyện cho quân đội.

Cuối thể kỷ 19 lối đấu kiếm hiện đại được hoàn thiện và phổ biến trên toàn thế giới trước khi được đưa vào chương trình Thế vận hội liên tục từ 1896 đến nay, cùng với điền kinh, đua xe đạp, bơi lội và thể dục dụng cụ.

Đấu kiếm tại giải vô địch thế giới

 

Việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong đấu kiếm được bắt đầu với kiếm ba cạnh năm 1933 với thiết bị tính điểm điện tử Laurent-Pagan, gồm một bộ cảm biến âm thanh và đèn đỏ hoặc xanh khi cú đâm đến mục tiêu. Nó cũng được ứng dụng trong kiếm liễu từ 1956, kiếm chém từ 1988. 

Luật thi đấu đấu kiếm

Ba loại kiếm được sử dụng trong môn đấu kiếm gồm: kiếm liễu, kiếm ba cạnh và kiếm chém. Mỗi môn có một cách tính điểm riêng, nhưng cả ba đều tuân theo nguyên tắc cơ bản: một kiếm sĩ dùng kiếm của mình tấn công vào một phần cơ thể nhất định của đối thủ sẽ được tính điểm.

Vùng tấn công hợp lệ ở các môn đấu kiếm (lần lượt từ trái qua: kiếm ba cạnh, kiếm liễu và kiếm chém)

Với kiếm liễu, phần tính điểm là từ dưới cổ cho tới trên thắt lưng của đối thủ. Ở bộ môn kiếm ba cạnh, toàn bộ cơ thể đối phương đều là phần hợp lệ để tấn công còn môn kiếm chém, kiếm thủ ghi điểm khi tấn công vào phần từ trên thắt lưng tới đỉnh đầu đối thủ. 

Mỗi trận đấu kiếm gồm ba hiệp, mỗi hiệp 3 phút, hết một hiệp kiếm thủ được nghỉ giải lao 1 phút. Sau một trận, kiếm thủ nào ghi nhiều điểm hơn sẽ thắng.

Đấu kiếm tại SEA Games 31

Các nội dung đấu kiếm tại SEA Games 31

Có 12 nội dung gồm 6 nội dung cá nhân cùng 6 nội dung đồng đội tại SEA Games 31. Môn đấu kiếm được tổ chức tại Cung điền kinh Mỹ Đình, Phố Trần Hữu Dực, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội kéo dài từ ngày 13/5-18/5.

Danh sách ĐT đấu kiếm Việt Nam dự SEA Games 31

Tại SEA Games 31 lần này, đội tuyển đấu kiếm Việt Nam sẽ có 24 vận động viên, ban huấn luyện đã tăng cường luyện tập cho các vận động viên với giáo án 2 buổi tập/ngày.

Vũ Thành An đem về HCV đầu tiên của đấu kiếm Việt Nam ở SEA Games 2019

Những cái tên nổi bật của đấu kiếm Việt Nam có thể kể đến như: Vũ Thành An, Nguyễn Xuân Lợi, Tô Đức Anh cùng với đó là niềm tin vào những vận động viên trẻ như Nguyễn Thị Kiều Oanh và Phạm Đức Trọng.

Thành tích của đấu kiếm Việt Nam tại SEA Games

Kỳ SEA GamesHCVHCBHCĐ
30424
29303
28821

 

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục