Giới thiệu tổng quan môn cử tạ tại SEA Games 31

Trước mỗi giải đấu người xem luôn dành những quan tâm đặc biệt đến bộ môn cử tạ. Tháng 5 này với kỳ SEA Games được tổ chức trên sân nhà cũng không ngoại lệ.

Cử tạ là gì?

Cử tạ là một môn thể thao trong đó người chơi (gọi là lực sĩ hay đô cử) cố gắng nâng một vật bao gồm thanh tạ được gắn với các đĩa tạ, mỗi lần nâng là một cú nâng sao cho khối lượng vật nâng là cao nhất.

Một cuộc thi đấu cử tạ bao gồm hai phần thi theo thứ tự là Cử giật và Cử đẩy. Cử giật bao gồm một động tác duy nhất và tay nắm xa nhau. Cử đẩy bao gồm hai động tác nối tiếp và tay nắm gần nhau.

Trong mỗi phần thi, một lực sĩ được tiến hành ba lần nâng tạ, và tổng khối lượng tạ của hai lần nâng thành công cao nhất ứng với hai phần thi được tính là thành tích tổng của lực sĩ đó. Cử tạ phần nội dung thi đấu theo các hạng cân, các hạng cân của nam và nữ khác nhau và chúng thay đổi theo thời gian.

Nếu lực sĩ nào không hoàn thành nổi một lần nâng nào trong mỗi nội dung thì sẽ bị coi là thất bại trong cuộc thi đó. Động tác cử tạ không chỉ được dùng trong thi đấu cử tạ đơn thuần, mà còn được coi là bài tập để luyện tập sức mạnh cho những người chơi các môn thể thao khác, cùng với các bài tập khác dùng tạ.

Nguồn gốc ra đời môn cử tạ

Các cuộc thi nhằm tìm ra người có thể nâng được vật nặng nhất đã được ghi nhận qua các nền văn minh, trong đó ghi chép sớm nhất về môn thi này được tìm thấy ở Ai Cập cổ đại, Trung Hoa, Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại. Nguồn gốc của môn Cử tạ hiện đại được truy về các cuộc thi tài ở Châu Âu trong thế kỉ XIX.

Địa điểm tổ chức môn cử tạ

Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao Hà Nội.

Địa chỉ: Nguyễn Cơ Thạch, P. Mỹ Đình 2, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội

Luật thi đấu môn cử tạ

Ở từng hạng cân thì các vận động viên đều sẽ thực hiện cả hai nội dung là cử đẩy và cử giật. Thứ tự thi đấu sẽ tùy thuộc vào người dự thi, người nào chọn mức tạ thấp nhất thì sẽ được thi trước. Nếu như một vận động viên không thành công ở mức tạ nào đó, thì họ được quyền thử nâng lại mức tạ đó, hoặc có thể đợi đến lượt mình ở các mức tạ sau.

Cử giật
Cử giật

Lưu ý rằng trong thi đấu cử tạ thì các mức tạ sẽ được tăng dần, mỗi lần tăng là 1kg. Vì thế nên khi thất bại ở một mức tạ, vận động viên đó chỉ được nâng lại đúng mức đó, hoặc phải nâng mức cao hơn. Trong trường hợp có 2 vận động viên cùng nâng một mức tạ như nhau, thì sẽ tính điểm cao hơn cho người thực hiện thành công động tác nâng và đẩy tạ lên đầu trước.

Trong quá trình thi đấu, nội dung cử giật sẽ được thi trước, liền sau đó là cử đẩy. Sẽ có hai trọng tài ở hai bên và một trọng tài, là ba người, ở phía trước của vận động viên.

Trọng tài ngồi ở giữa, đối diện với vận động viên sẽ tuyên “Thành công” hay “Thất bại” dựa trên phần thi và bộ quy luật về tiêu chuẩn của môn cử tạ. Ngoài ra, nếu không thống nhất được về kết quả thi đấu của một vận động viên nào thì các trọng tài có thể tham khảo ý kiến của một hoặc hai nhân viên kỹ thuật bộ môn để có kết quả cuối cùng.

Các vận động viên đều sẽ thực hiện cả hai nội dung là cử đẩy và cử giật Các vận động viên đều sẽ thực hiện cả hai nội dung là cử đẩy và cử giật Thi đấu cử tạ các giải nhỏ ở địa phương Ngoài thi đấu ở các thế vận hội, đấu trường lớn thì còn có các giải đấu quy mô nhỏ hơn, trong khu vực, thành phố hoặc địa phương. Giải đấu sẽ gồm nhiều vận động viên nam và nữ.

Giải thưởng cao quý nhất ở các cuộc thi này là Vô địch cử tạ. Giải này được trao dựa trên số điểm mà các vận động viên tích lũy được thông qua hệ số Sinclair. Hệ số này được hiểu là một hệ số được cơ quan quản lý thế giới của môn thể thao này đưa ra và phê duyệt và cho phép sự khác biệt về cả giới tính và trọng lượng cơ thể của người tham gia thi đấu.

Khi công thức được áp dụng cho tổng số tổng thể của mỗi người nâng và sau đó được nhóm lại cùng với các đối thủ khác và đánh giá, nó cung cấp một kết quả số để xác định những người nâng tổng thể của nam và nữ tốt nhất của cuộc thi. Do trong thi đấu, thông thường thì các vận động viên nặng cân sẽ nâng được tạ nặng, nhưng cũng có ngoại lệ nhiều vận động viên nâng được mức tạ nặng hơn trọng lượng cơ thể. Đó là lý do mà hệ số Sinclair được áp dụng để kết quả đánh giá được khách quan và công bằng hơn.

Dụng cụ sử dụng trong cử tạ

Tạ đòn

Cử tạ sử dụng một thanh thép (còn được gọi là thanh tạ) với các ống xoay có đường kính lớn hơn ở hai đầu, giữ các đĩa tạ bọc cao su có trọng lượng khác nhau. Các ống xoay này có rất quan trọng, nhất là trong thi đấu Olympic với hai nội dung cử giật và cử đẩy, nếu không có các ống xoay này thì vận động viên sẽ nâng tạ khó khăn hơn, và có nguy cơ cao bị chấn thương.

Tạ đòn của nam có trọng lượng là 20kg, đường kính trục là 28mm và dài khoảng 2,2 mét. Còn tạ đòn của nữ là 15kg, đường kính trục là 25mm và dài 1,310 mét. Đĩa tạ Có nhiều cách gọi khác nhau là đĩa tạ, tấm cân, bánh tạ… các đĩa tạ này có thiết kế bọc cao su và có cân nặng từ 10kg đến 25kg, gia số của các đĩa tạ này là 5kg.

Các tấm cao su bọc tạ cho phép giảm lực tác động khi thả tạ từng nhiều độ cao khác nhau. Theo quy chuẩn quốc tế thì đĩa tạ 10kg bọc cao su xanh lá, 15kg màu vàng, 20kg thì bọc màu xanh lam và 25kg thì bọc màu đỏ. Ngoài hai phần cơ bản này thì trong khi thi cử tạ, các vận động viên còn cần phải dùng thêm nhiều dụng cụ hỗ trợ khác như: Tấm sắt thi đấu, Vòng cố định các đĩa tạ vào tạ đòn, phấn, băng quấn bàn tay để tránh ma sát với tạ đòn trong lúc thi đấu, và trang phục thi đấu đúng quy định.

Nội dung thi đấu

  • Nội dung dành cho nam: Hạng 55kg; 61kg; 67kg; 73kg; 81kg; 89kg; +89kg
  • Nội dung dành cho nữ: Hạng 45kg; 55kg; 59kg; 64kg; 71kg; +71kg.

Danh sách thành viên đội tuyển Việt Nam tham dự môn cử tạ

Đội tuyển Cử tạ Việt Nam gồm 21 thành viên, trong đó có 10 thành viên nam và 11 thành viên nữ, được chia làm 3 đội.

Hoàng Thị Duyên
Đô cử Hoàng Thị Duyên nhận được sự kỳ vọng cao ở SEA Games 31

Bảng thành tích ĐT Việt Nam môn cử tạ qua các kỳ SEA Games

Kỳ SEA Games

HCV

HCB

HCĐ

30

4

5

1

29

2

1

2

28

     

VIDEO: Phạm Thị Hồng đoạt HCV cử tạ tại SEA Games 30

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục