- Thầy trò Hữu Thắng đã trở về Việt Nam
- HLV Hữu Thắng được ủng hộ tiếp tục dẫn dắt Việt Nam
- Bị loại sớm, Việt Nam vẫn áp đảo ĐHTB vòng bảng SEA Games 29
Sau khi HLV Hữu Thắng tuyên bố từ chức, vấn đề thuyền trưởng nội – thuyền trưởng ngoại lại một lần nữa được đưa ra mổ xẻ.
HLV Hữu Thắng đã xin từ chức sau thất bại |
Những HLV trong nước được đánh giá cao bởi sự truyền đạt tinh thần chiến đấu, cũng như sự thấu hiểu với các học trò. Nhưng mặt khác, trình độ của HLV nội tỏ ra lép vế so với những chiến lược gia nước ngoài. Cụ thể, HLV ngoại gần nhất của tuyển Việt Nam cũng đưa đội bóng đến chiếc huy chương đồng SEA Games 28 (HLV Miura), trong đó có chiến thắng 5-0 trước Indonesia. Còn tính trên tất cả các giải đấu, người duy nhất đem về chức vô địch khu vực cho Việt Nam cũng là một HLV nước ngoài. Đó là ông Henrique Calisto người Bồ Đào Nha tại AFF Cup 2008.
Thành tích của tuyển Việt Nam tại SEA Games tính từ năm 1991 (in đậm là HLV nội):
SEA Games 16 (1991): Vũ Văn Tư – Bị loại sau vòng bảng SEA Games 17 (1993): Trần Bình Sự – Bị loại sau vòng bảng SEA Games 18 (1995): Karl Heinz Weigang (Đức) – Á quân SEA Games 19 (1997): C. Murphy (Anh) – Thứ ba SEA Games 20 (1999): Alfred Riedl (Áo) – Á quân SEA Games 21 (2001): Dido (Brazil) – Bị loại sau vòng bảng SEA Games 22 (2003): Alfred Riedl (Áo) – Á quân SEA Games 23 (2005): Alfred Riedl (Áo) – Á quân SEA Games 24 (2007): Alfred Riedl (Áo) – Thứ tư SEA Games 25 (2009): Henrique Calisto (Bồ Đào Nha) – Á quân SEA Games 26 (2011): Falko Goetz (Đức) – Thứ tư SEA Games 27 (2013): Hoàng Văn Phúc – Bị loại sau vòng bảng SEA Games 28 (2015): Toshiya Miura (Nhật) – Thứ ba SEA Games 29 (2017): Nguyễn Hữu Thắng – Bị loại sau vòng bảng
|
Mặc dù đã chính thức chia tay giải đấu Đông Nam Á, nhưng nhiều cầu thủ Việt Nam tại SEA Games 29 vẫn còn cơ hội tham dự giải đấu này vào 2 năm nữa.
Nguyệt Anh – TTVN