Giới thiệu tổng quan môn cầu mây tại SEA Games 31

Cầu mây là một trong những bộ môn thế mạnh của đoàn thể thao Việt Nam tại các kỳ SEA Games và tiếp tục được đưa vào nội dung thi đấu ở SEA Games năm nay.

Cầu mây là gì

Cầu mây là một môn thể thao có nguồn gốc từ Đông Nam Á, sử dụng loại cầu (bóng) làm bằng cây mây và không cho phép cầu thủ sử dụng tay để chạm bóng. Đây là một môn thể thao phổ biến tại Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Myanmar, Philippines, Campuchia, Lào. 

Cầu mây
Một trận đấu cầu mây 

Lịch sử hình thành và phát triển cầu mây

Môn cầu mây lần đầu tiên xuất hiện vào những năm thuộc thế kỷ 15 ở vương triều Mã Lai là kết hợp giữa bóng đá và bóng chuyền. Sau đó, môn thể nào này đã du nhập vào Xiêm (Thái Lan). Các triều đình Xiêm bắt đầu cải tiến luật bằng cách biến nó thành môn thể thao đồng đội (chứ không phải là cá nhân như lúc mới chỉ ở các vương triều Mã Lai).

Các quốc gia Đông Nam Á đã bắt đầu phổ biến cầu mây ra tầm quốc tế tầm quốc tế một cách chậm rãi và cầu mây xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy vậy, phải tới năm 1960, bộ môn cầu mây hiện đại mới được chính thức khai sinh khi đại diện của một số quốc gia như Thái Lan, Malaysia họp mặt tại Kuala Lumpur để đưa ra bộ luật thi đấu chính thức cho bộ môn này.

SEA Games 1965 là giải đấu quốc tế đầu tiên có sự xuất hiện của cầu mây. Tuy vậy, phải chờ tới năm 1988, Liên đoàn cầu mây thế giới (ISTAF) mới được thành lập. Liên đoàn này đặt trụ sở tại Bangkok, Thái Lan và chịu trách nhiệm điều hành tổ chức thi đấu cầu mây toàn thế giới.

Cầu mây
Cầu mây xuất hiện ở các giải đấu lớn

Luật thi đấu cầu mây

Một cách đơn giản, có thể hiểu cầu mây là sự kết hợp giữa bóng chuyền và bóng đá. Hai đội thi đấu trong một mặt sân hình chữ nhật kích cỡ 13,4m x 6,1m tính đến mép ngoài cùng của sân. Giữa hai phần sân là một tấm lưới cao 1,52m. Mỗi đội sẽ có 3 VĐV, quả cầu dùng thi đấu được đan bằng mây, kích cỡ từ 0,42m-0,45m với trọng lượng dao động từ 150g-160g.

Cách tính điểm cầu mây

  • Người chơi sẽ cố gắng đưa quả cầu mây sang và chạm sân đối phương, khiến đối phương không đỡ được cầu. Mỗi một lần đưa quả cầu chạm sân đối phương sau khi bay qua lưới thì đội sẽ ghi được một điểm.
  • Mỗi đội chỉ được phép chạm cầu tối đa 3 lần trước khi đá cầu mây qua lưới đến sân đối phương. Nếu quá ba lần mà vẫn chưa đưa được cầu qua sân đối phương thì bị thua một điểm.
  • Các cầu thủ chơi cầu mây có thể dùng tất cả các bộ phận trừ hai tay để chuyển cầu và đá cầu.
  • Đội nào có số điểm chung cuộc cao hơn thì sẽ là đội giành chiến thắng đội còn lại.

Cầu mây tại SEA Games 31

Bộ môn cầu mây tại SEA Games 31 kéo dài từ ngày 13/5-21/5 tại NTĐ Hoàng Mai, Hà Nội. Sẽ có 8 nội dung thi đấu tại SEA Games năm nay.

ĐT cầu mây Việt Nam đang chuẩn bị kỹ càng cho SEA Games 31. Hiện các VĐV đang luyện tập tại NTĐ trường Đại học TDTT Bắc Ninh trước khi lên đường tham dự SEA Games 31.

Cầu mây
ĐT cầu mây nữ Việt Nam

Kể từ kỳ SEA Games 23 năm 2003 cho đến nay, cầu mây nữ Việt Nam đã từng giành được nhiều Huy chương Vàng (HCV) khác, như 2 HCV ASIAD 2006, 1 HCV Đại hội thể thao bãi biển châu Á 2016, tuy nhiên lại chưa thể có được lần thứ 2 giành HCV ở đấu trường SEA Games.

Năm nay, cầu mây Việt Nam quyết tâm giành HCV ở cả nội dung của nam và nữ, tái hiện thành tích ở kỳ SEA Games cách đây 19 năm.

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn. 

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục