Nhật ký Seagame 28 ngày hôm nay (11/6): Ánh Viên lập kỷ lục 8 HCV, TTVN vượt qua chỉ tiêu đề ra

(Bongda24h.vn) - Với việc về nhất ở cự ly 200m bơi ếch nữ trong ngày thi đấu cuối cùng của môn bơi lội Seagame 28, nữ hoàng bơi lội của Việt Nam đã chính thức đi vào lịch sử Sea Games với tư cách VĐV đoạt nhiều HCV cá nhân nhất (8) còn đoàn Thể thao Việt Nam đã sớm vượt qua chỉ tiêu đề ra khi đã sở hữu 57 HCV tính đến hết ngày 11/6 và tiếp tục đứng thứ 2 toàn đoàn sau chủ nhà Singapore.

BẢNG TỔNG SẮP HUY CHƯƠNG SEAGAME 28
DANH SÁCH CÁC VĐV VIỆT NAM ĐOẠT HCV Ở SEAGAME 28 
Lịch thi đấu, Kết quả bóng đá nam SEA Games 28-2015 
Lịch thi đấu Sea Games 28 ngày hôm nay (11/6) của đoàn thể thao Việt Nam

 

Tổng hợp thành tích của đoàn thể thao Việt Nam ngày 11/6
- Huy chương vàng
1. Nguyễn Văn Linh - Thuyền hạng nhẹ đơn nam (Rowing)
2. Tạ Thanh Huyền, Phạm Thị Thảo - Thuyền hạng nhẹ đôi nữ (Rowing)
3. Lê Thị An, Phạm Thị Huệ - Thuyền đôi nữ mái chèo đơn (Rowing)
4. Đàm Văn Hiếu, Nguyễn Đình Huy- Thuyền đôi nam mái chèo đơn (Rowing)
5. Hoàng Xuân Vinh - Súng ngắn bắn chậm 50m nam (Bắn súng)
6. Đỗ Thị Thảo - Chạy 1500m nữ (Điền Kinh)
7. Dương Văn Thái - Chạy 1500m nam (Điền kinh)
8. Nguyễn Thị Oanh, Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Thị Thúy, Quách Thị Lan - Chạy tiếp sức 4x400m (Điền kinh)
9. Nguyễn Thị Ánh Viên - 200m ếch nữ (Bơi lội)
- Huy chương bạc
1. Nguyễn Hoàng Phương, Trần Quốc Cường, Hoàng Xuân Vinh - Đồng đội súng ngắn bắn chậm 50m nam (Bắn súng)
2. Trần Quang Tùng, Trần Ngọc Đức, Trần Đăng Dũng, Phạm Minh Chinh - Thuyền bốn nam mái chèo đơn (Rowing)
3. Nguyễn Thị Phương - Chạy 1500m nam (Điền kinh)
4. Phạm Thị Huệ - Chạy 10000m nữ (Điền kinh)
5. Trần Huệ Hoa - Nhảy 3 bước nữ (Điền kinh)
6. Ngô Thị Huyền Trân - Nguyễn Thị Thi: đôi nữ (bi sắt)
7. Đào Văn Thủy: nhảy cao nam (điền kinh)
- Huy chương đồng
1. Phạm Thị Hà, Triệu Thị Hoa Hồng, Lê Thị Hoàng Ngọc - Đồng đội nữ 25m nữ (Bắn súng)
2. Trịnh Đức Tâm - Tính giờ cá nhân đơn nam (Đua xe đạp)
3. Trần Thị Yến Hoa - Chạy 100m rào nữ (Điền kinh)
4. Đào Xuân Cường, Lương Văn Thao, Lê Trọng Hinh, Quách Công Lịch - 4 x 400 mét tiếp sức nam (điền kinh).


- Như vậy, tính đến hết ngày thi đấu hôm nay (11/6) của đoàn thể thao Viêt Nam, các VĐV chúng ta đã mang về cho nước nhà thêm 9 tấm HCV nữa, qua đó giúp cả đoàn đạt con số 57 HCV, vượt qua chỉ tiêu đề ra trước Seagame 28 (55 HCV). Ấn tượng hơn, phần lớn trong số những HCV của kỳ đại hội này thuộc về các môn thể thao Olympic như Bơi lội (9), Điền kinh (10), Thể dục dụng cụ (9), Đấu kiếm (8).


- Tại môn Pencak Silat, trong bốn trận tứ kết đối kháng diễn ra trong chiều tối nay, các võ sỹ Việt Nam giành ba chiến thắng và thua một. Nguyễn Thái Linh đánh bại Muhammad Haziq (Singapore) với tỷ số 4-1 ở hạng 60 kg nam. Hoàng Thị Loan đánh bại Damsri Rewadee (Thái Lan) với tỷ số 5-0 ở hạng 60 kg nữ. Võ Duy Phương đánh bại Irham (Singapore) với tỷ số 4-1 ở hạng 55 kg nam. Duy nhất nữ võ sỹTrần Thị Thêm để thua Suda (Thái Lan) với tỷ số 0-5 ở hạng 55 kg nữ.

- 19h30: "Cô gái thép" Ánh Viên bước vào nội dung chung kết cuối cùng mà cô tham dự tại SEA Games 28:100 mét bơi bướm nữ. Dẫu vậy, Ánh Viên không thể một lần nữa lập nên kỳ tích khi chỉ về thứ sáu với thành tích 1 phút 01 giây 53. Tuy nhiên đây không phải kết quả sốc bởi Ánh Viên vốn không hề mạnh trong các cự ly ngắn và chỉ thật sự đáng sợ từ cự ly 200m trở lên. Bộ đôi VĐV chủ nhà đã thống trị nội dung này với HC vàng thuộc về Li Tao (59 giây 79), kình ngư nữ số 1 Singapore và cũng đang là người giữ kỷ lục Seagames ở nội dung này và HC bạc dành cho Quah Ting Wen (1 phút 0 giây 30). Dẫu sao Seagames 28 vẫn là giải đấu đại thành công của siêu kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên với 8 HC vàng và 8 lần phá kỷ lục. Ngoài ra cô còn giành 1 HC bạc và 1 HC đồng.



- 18h55: Đến lượt Hoàng Quý Phước bước vào chung kết 400m tự do nam nhưng rốt cục, kình ngư sinh năm 1993 này chỉ về thứ năm với thành tích 3 phút 58 giây 99. Người về nhất là Wee Sheng (Malaysia) về nhất với thành tích 3 phút 53 giây 97, Lacuna (Philippines) về thứ hai, Jun Pang (Singapore) về thứ ba.

- 18h45: Giờ đây tâm điểm chú ý dồn cả về chung kết nội dung 200m ếch nữ với sự góp mặt của ngôi sao sáng trên đường đua xanh tại Seagame 28 này, Nguyễn Thị Ánh Viên. Cô gái siêu phàm của bơi lội Việt Nam bơi ở làn số 3. Bơi ếch không phải thế mạnh của kình ngư người Cần Thơ nhưng cô vẫn thi đấu xuất sắc, luôn dẫn đầu trong phần lớn quãng đường. Mặc cho vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt của VĐV người Thái Lan Phiangkhwan song Ánh Viên vẫn cán đích đầu tiên với thành tích 2 phút 31 giây 16 để đoạt tấm HCV thứ 8 cho riêng mình ở kỳ Seagame 28. Quả là một thành tích phi thường của cô đại úy trẻ nhất Việt Nam.

 


 

 

- 18h40: Trần Duy Khôi bước vào chung kết nội dung 50m bơi ngửa và kình ngư sinh năm 1997 này suýt chút nữa đoạt được tấm HCĐ ở nội dung này khi về đích thứ 4 chung cuộc (26 giây 13). VĐV nước chủ nhà Quah Zheng Wen đoạt HCV và một kỷ lục Seagames lại bị phá vỡ.

-18h10:
Kình ngư trẻ nhất tuyển bơi lội Việt Nam ở Seagame 28, Nguyễn Diệp Phương Trâm (sinh năm 2001) bước vào chung kết 50m tự do nữ. Các cự ly ngắn vốn dĩ luôn là điểm yếu của bơi lội Việt Nam kể cả khi đã đạt những bước tiến thần kỳ mấy năm qua. Bởi vậy, không có gì ngạc nhiên khi Phương Trâm chỉ về đích 7/8 chung cuộc. VĐV nước chủ nhà đoạt HCV ở nội dung này.

- Điền kinh Việt Nam suýt có thêm một tấm HCV ở nội dung nhảy 3 bước nữ. VĐV Trần Huệ Hoa đã đạt thành tích tốt (13,73 mét), chỉ kém 0,02 mét so với đối thủ Maria Londa (Indonesia) nên đành nhận tấm HCB trong nuối tiếc. VĐV Thái Lan Thitima giành HC đồng với thành tích 13,65 mét. Đứng thứ tư là Vũ Thị Mến cũng của Việt Nam với thành tích 13,29 mét. Cần lưu ý rằng chính Maria Londa đang giữ kỷ lục Seagames ở nội dung này với thành tích 14,17m lập tại Myanmar cách đây hai năm.

- 17h50: Đến lượt 4 VĐV nữ Nguyễn Thị Oanh - Nguyễn Thị Huyền - Nguyễn Thị Thúy - Quách Thị Lan bước vào chung kết 4x400m tiếp sức nữ và khác với đội nam, đội nữ của chúng ta đã thi đấu cực kỳ xuất sắc. Nguyễn Thị Huyền - VĐV đã xác lập kỷ lục Seagames mới ở nội dung chạy 400m rào nữ ngày hôm qua - là người chạy cuối cùng và bằng tốc độ bứt phá kinh hoàng, cô bỏ xa mọi đối thủ để băng băng về đích giành lấy tấm HCV thứ 3 trong ngày hôm nay cho điền kinh Việt Nam. Không những vậy, đội nữ còn phá sâu kỷ lục Seagames ở nội dung này tồn tại từ năm 1991 thuộc về Thái Lan. Kỷ lục mới là 3 phút 31 giây 46 (kỷ lục cũ là 3 phút 35 giây 53). Sau khi lập nên kỳ tích, tất cả các cô gái của Việt Nam đã bật khóc vì quá sung sướng. Như vậy, với 9 tấm HCV, điền kinh VIệt Nam đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra cho Seagame 28 (9-11 HCV). Tuyệt vời hơn, đội đã phá vỡ đến 3 kỷ lục Seagames tồn tại từ rất lâu ở các nội dung chạy 5000m nam, 400m rào nữ và tiếp sức 4x400m nữ.

 

 
- 17h30: 4 VĐV Đào Xuân Cường - Lê Trọng Hinh - Lương Văn Thao - Quách Công Lịch bước vào nội dung chạy 4x400m tiếp sức nam. Dù tất cả đều thi đấu nỗ lực (Quách Công Lịch, VĐV đã đoạt HCB 400m rào nam ngày hôm qua sau khi thua một VĐV gốc Mỹ nhập tịch Phillippines, là người chạy cuối) song rốt cục, chỉ về đích thứ 3 chung cuộc sau đội Thái Lan và Phillippines. Thành tích của chúng ta là 3 phút 08 giây 48, kém gần 2 giây so với đội Thái Lan đoạt HCV.

 

 
- Điền kinh Việt Nam lại có thêm một tấm HCB ở nội dung nhảy cao nam. VĐV Đào Văn Thủy đạt thành tích cao nhất 2m13, ngang bằng đối thủ Randhawa Nauraj Singh (Malaysia). Tuy nhiên VĐV của chúng ta phải tới lần thứ hai của lượt thứ tám (mỗi lượt nhảy với độ cao tăng dần đều từng 3cm một, các VĐV được thực hiện tối đa 3 lần) mới chinh phục được độ cao này trong khi đối thủ làm được ngay lần đầu lượt tám nên theo luât, HCV thuộc về VĐV của Malaysia. Ở lượt chín, cả hai đều nâng xà lên 2m15 nhưng không ai thành công trong cả 3 lần thưc hiện. Một VĐV Malaysia khác là Muhammed Ashraf đoạt HC đồng với thành tích 2m11. Dù sao Đào Văn Thủy cũng chưa bao giờ nhảy được 2m13 ở các giải chính thức.

- Tại chung kết môn bi sắt nội dung đôi nữ phối hợp, VĐV Ngô Thị Huyền Trân và Nguyễn Thị Thi đã không thể đánh bại đội Thái Lan và chịu thua 3-13 nên chỉ nhận được HCB. Đến giờ đội bi sắt Việt Nam mới có được 1 vàng nhờ công của Nguyễn Thị Thi ở nội dung đơn nữ.

- 16h50: Đến lượt Trần Thị Yến Hoa bước vào chung kết nội dung 100m rào nữ. Cô chạy ở làn số 5 và so kè quyết liệt từng mét một với 2 VĐV của Thái Lan và Indonesia. Chỉ có điều thật đáng tiếc, cô không thể vượt qua được họ và đành chấp nhận HCĐ với thành tích 13 giây 64. VĐV Thái Lan đoạt HCV với thành tích 13 giây 53.

 

 
- 15h45: Hai cô gái bé nhỏ Phạm Thị Huệ và Hoàng Thị Thanh bước vào chung kết nội dung chạy 10.000m nữ. Điểm thú vị là cả hai cô đều không sử dụng giày mà quyết định dùng chân đất để chạy. Huệ (1996) và Thanh (1994) đều còn rất trẻ, là các gương mặt mới toanh của điền kinh Việt Nam ở Seagames lần này. Tại nội dung chạy 10000m nữ, họ gặp phải đối thủ cực mạnh Triyaningsih, VĐV 28 tuổi người Indonesia đang là ĐKVĐ và giữ kỷ lục Seagames ở nội dung này. Chính VĐV 28 tuổi này đã dễ dàng vươn lên dẫn đầu chỉ sau vài trăm mét đầu tiên và duy trì cho đến tận những mét cuối, hơn đối thủ gần nhất đến cả nửa vòng SVĐ. Hôm qua, Triyaningsih cũng đã đoạt HCV nội dung chạy 5000m nữ. Cuối cùng, Triyaningsih thậm chí còn bứt tốc về đích như một VĐV chạy cư ly trung bình để giành lấy tấm HCV cực kỳ thuyết phục. Tuy nhiên, bằng nỗ lực phi thườg, Phạm Thi Huệ với đôi chân trần đã về đích thứ hai dù kém Triyaningsih đến hơn một vòng sân để mang về tấm HCB cho TTVN còn Hoàng Thị Thanh chỉ về thứ 4. Thành tích của Huệ là 35 phút 02 giây 70, chỉ số tốt nhất của cô ở nội dung này.

 

 

- 15h35: Đến lượt một niềm hy vọng vàng khác của điền kinh Việt Nam xuất trận ở đường chạy 1500m nam: Dương Văn Thái. VĐV sinh năm 1992 này ngày hôm qua đã bảo vệ được tấm HCV Seagames ở nội dung chạy 800m nam. Sau nửa quãng đường, Văn Thái vẫn chỉ nằm trong tốp giữa và phải đến khoảng 150m cuối, anh mới quyết định tăng tốc để rồi vượt qua mọi đối thủ cán đích đầu tiên, qua đó thâu tóm trọn bộ HCV ở các cự ly trung bình tại Seagame 28 này. Thành tích của Thái là 3 phút 47 giây 04, chỉ số tốt nhất của anh ở nội dung này, còn kém gần 2 giây so với kỷ lục Seagames do người đàn anh Nguyễn Đình Cương nắm giữ được thiết lập năm 2007. Không còn nghi ngờ gì, VN đã giữ vững được vị trí số 1 trong khu vực ở các cự ly chạy trung bình cả nam lẫn nữ mà đã tồn tại hơn 10 năm qua.

 

 

- 15h25: Đỗ Thị Thảo - VĐV đã đoạt HCV Seagame 28 trên đường chạy 800m nữ ngày hôm qua - cùng đồng đội Nguyễn Thị Phương bước vào chung kết nội dung chạy 1500m nữ mà Thảo đang chính là nhà ĐKVĐ. Gần một nửa quãng đường đầu tiên, Đỗ Thị Thảo là người dẫn đầu nhưng sau đó cô bị VĐV mang áo số 114 của Myanmar qua mặt. Song khoảng 200m cuối, cô bắt đầu bứt phá rồi một mình băng băng về đích đầu tiên với thành tích 4 phút 28 giây 39. Người về thứ hai không ai khác chính là đồng đội Nguyễn Thị Phương với thành tích 4 phút 31 giây 59. Vậy là, điền kinh Việt Nam đã thống trị tuyệt đối ở cự ly chạy 1500m nữ. Đỗ Thị Thảo thực sự đã nối tiếp hoàn hảo đàn chị Trương Thanh Hằng, nữ hoàng từng thống trị các cự ly 800m, 1500m ở khu vực. Hiện Trương Thanh Hằng cũng chính là người giữ kỷ lục Seagame ở nội dung chạy 1500m với thành tích 4 phút 11 giây 60 được chị lập năm 2007.

 



- Chuyển sang môn Bi sắt (Petanque), cặp VĐV Ngô Thị Huyền Trân và Nguyễn Thị Thi đã thắng 13-5 trước bộ đôi của Lào ở bán kết nội dung đôi nữ để lọt vào chung kết tranh HCV với đội Thái Lan. Trong khi cặp nam VĐV Ngô Ron và Trần Thạch Lam đã thua 4-13 ở bán kết trước đội Malaysia ở nội dung bi sắt đôi nam nên đành nhận HCĐ.

- Tại môn bắn cung nội dung cung 1 dây đồng đội nữ,Nguyễn Phương Linh, Lộc Thị Đào, Lê Thị Thu Hiền thắng 5-4 trước tuyển Thái Lan để vào bán kết gặp đội chủ nhà Singapore.

- Bắn súng Việt Nam có thêm một tấm HC đồng của xạ thủ Lê Thị Hoàng Ngọc ở nội dung súng ngắn 25m nữ. Như vậy, cả 3 HCV bắn súng mà Việt Nam có được tính đến lúc này ở Seagame 28 đều do công của các nam xạ thủ.

- Tại môn đua xe đạp nội dung tính giờ cá nhân đơn nam, cua-rơ Trịnh Đức Tâm đã đoạt tấm HC đồng với thành tích 55 phút 39 giây 20. HCV thuộc về VĐV Robin Manullang (Indonesia) với 53 phút 55 giây 41.

- Cuối cùng, vượt qua những nỗi thất vọng trước đó của cả đội, xạ thủ súng ngắn số 1 Việt Nam, Hoàng Xuân Vinh đã thể hiện đẳng cấp đúng lúc. Tại lượt bắn chung kết súng ngắn bắn chậm 50m nam, tay súng sinh năm 1974 đã điềm tĩnh vượt qua mọi đối thủ để mang về tấm HCV thứ 3 cho bắn súng Việt Nam tại Seagame 28. Đây là nội dung mà chúng ta đã không thể đoạt vàng ở SEA Games 2013 trên đất Myanmar.

- Rowing Việt Nam suýt chút nữa đoạt tấm HCV thứ 5 trong ngày hôm nay (11/6). Tại nội dung chung kết cuối cùng trong ngày (thuyền bốn nam mái chèo đơn cự ly 500m) các VĐV Trần Quang Tùng, Trần Ngọc Đức, Trần Đăng Dũng, Phạm Minh Chinh về đích chỉ kém vài chục phần trăm giây so với đội Indonesia (1 phút 22 giây 98 so với 1 phút 22 giây 56) nên đành nhận tấm HCB trong nuối tiếc. Dù sao việc đứng đầu 4/8 nội dung chung kết trong ngày hôm nay cũng là thành công vượt qua mong đợi của Rowing Việt Nam.

- Đội bắn súng đã không thành công ở nôi dung được đặt nhiều kỳ vọng: súng ngắn bắn chậm 50m nam. Ba xạ thủ gồm Nguyễn Hoàng Phương, Trần Quốc Cường - tay súng đã đoạt HCV nội dung 10 súng ngắn cá nhân nam Seagame 28 này và Hoàng Xuân Vinh - xạ thủ đã đạt rất nhiều thành tích ở các nội dung súng ngắn tại tầm thế giới chỉ đoạt HCB đồng đội nội dung này với 1626 điểm, kém 6 điểm so với đội chủ nhà Singapore đoạt HCV. Thật ra, chỉ mình Quốc Cường không đạt phong độ tốt khi chỉ xếp thứ 10 vòng loại (531 điểm) còn Xuân Vinh và Hoàng Phương lần lượt xếp thứ 2 và thứ 7 vòng loại để lọt vào lượt bắn chung kết tranh huy chương cá nhân diễn ra ngay trong buổi sáng.

- Chưa dừng lại ở đó, tới lượt hai VĐV Đàm Văn Hiếu và Nguyễn Đình Huy chiến thắng ở nội dung thuyền đôi nam mái chèo đơn cự ly 500m. Vậy là, chỉ trong vài tiếng buổi sáng, TTVN thu hoạch thêm tới 4 tấm HCV đều nhờ công các VĐV môn Rowing, qua đó duy trì vị trí thứ 2 trên Bảng tổng sắp huy chương với 52 HCV trước sự bám đuổi ráo riết của đoàn Thái Lan.
Dam Van Hieu (trai) va Nguyen Dinh Huy gianh HCV Rowing. Anh: Zing
Đàm Văn Hiếu (trái) và Nguyễn Đình Huy. Ảnh: Zing


- Thừa thắng xông lên, đội Rowing Việt Nam mau chóng lập hattrick vàng trong ngày hôm nay. Tại nội dung thuyền đôi nữ mái chèo đơn cự ly 500m, hai VĐV Lê Thị An và Phạm Thị Huệ đã vượt lên sát nút cặp VĐV Indonesia để cán đích đầu tiên, giúp quốc ca Việt Nam lại được vang lên tại địa điểm thi đấu môn Rowing.

- Tại môn bắn súng vòng loại nội dung súng ngắn 25m dành cho nữ, chỉ duy nhất xạ thủ Lê Thị Hoàng Ngọc thi đấu tốt, đạt điểm số 578 để có mặt ở lượt bắn chung kết vào chiều nay (kém VĐV dẫn đầu người Singapore 4 điểm) gồm 8 xạ thủ. Hai người còn lại: Phạm Thị Hà và Triệu Thị Hoa Hồng chỉ lần lượt đứng thứ 10, 11 chung cuộc ở vòng loại. Xét về thành tích đồng đội (tổng điểm 3 xạ thủ mỗi nước tham gia vòng loại) thì Việt Nam xếp thứ 3 đoạt tấm HCĐ đồng đội nội dung này.

- Không lâu sau đó, đến lượt hai VĐV Tạ Thanh Huyền/Phạm Thị Thảo đem về tấm HCV thứ hai cho TTVN ở môn Rowing khi về nhất tại nội dung thuyền đôi hạng nhẹ cự ly 500m, vượt qua cặp VĐV của Myanmar và Indonesia. Như vậy, sau khi đội Canoeing thi đấu không thật thành công khi chỉ giành nổi 1 HCV thì các thành viên đội Rowing đã tỏa sáng khi đoạt 2 tấm HCV chỉ sau vài nội dung chung kết đầu tiên.

- Ngay đầu giờ sáng, đoàn thể thao Việt Nam đã nhận được tin vui từ địa điểm diễn ra môn Rowing. Nam VĐV Nguyễn Văn Linh đã xuất sắc về nhất ở chung kết nội dung thuyền đơn hạng nhẹ đơn nam cự ly 500m với thành tích 1 phút 33 giây 64 để mang về tấm HCV đầu tiên trong ngày thi đấu hôm nay cho nước nhà. Đây cũng là HCV thứ 49 của chúng ta kể từ đầu Seagame 28.

- Cô gái vàng Ánh Viên bước vào lượt 2 vòng loại nội dung cuối cùng trong ngày hôm nay (100m bướm nữ). Trước đó, Lê Thị Mỹ Thảo, kình ngư Việt Nam sinh hăm 1996 bằng tuổi Ánh Viên, tham gia lượt 1 và về thứ 4 với thành tích khiêm tốn (1 phút 03 giây 63). Cùng góp mặt trong lượt bơi của Ánh VIên là Tao Li, nhà ĐKVĐ và giữ kỷ lục Seagames người SIngapore ở nội dung này. Kết quả, Ánh Viên về thứ 3 (1 phút 02 giây 83) còn Tao Li ngay sau cô. Chung cuộc, Ánh VIên cũng đạt thành tích tốt thứ 3 vòng loại và tự tin bước vào chung kết với mục tiêu lật đổ Tao Li như tuyên bố của cô cách đây vài hôm.
 
- Tiếp đến là nội dung vòng loại 400m tự do nam với sự tham gia của Hoàng Quý Phước và Lâm Quang Nhật. Kình ngư của Đà Nẵng đã đoạt HCV nội dung 200m tự do nam ở Seagame 28 này bơi ở lượt 1 và anh đạt thành tích tốt thứ 3 (4 phút 06 giây 71). Nhà ĐKVĐ Sea Games ở cự ly marathon trong môn bơi lội: 1500m tự do nam, Lâm Quang Nhật (hai lần liên tiếp đoạt HCV nội dung này) bơi ở lượt hai nhưng kình ngư sinh năm 1997 đạt thành tích rất thấp (hơn 4 phút 15 giây) nên không thể lọt vào chung kết còn Quý Phước cũng chỉ đứng thứ 8/8 VĐV tranh huy chương vào chiều nay.

- "Nữ hoàng đường đua xanh" tại Seagame 28 này, Nguyễn Thị Ánh Viên tham gia vòng loại 200m ếch (bơi ếch không phải là thế mạnh của cô gái 19 tuổi người Cần Thơ) song Ánh Viên lại rất xuất sắc ở các cự ly trung bình, dài. Ánh Viên đã so kè quyết liệt với một VĐV Thái Lan nhưng cuối cùng, cô chỉ về thứ 2 lượt 1 với thành tích 2 phút 37 giây 26. Chung cuộc, cô đạt chỉ số tốt thứ 3 trong số 8 VĐV vào chung kết. 

- 8h20: Trần Duy Khôi tham dự vòng loại 50m bơi ngửa (sở trường của anh) nên Khôi đã đạt thành tích rất khả quan, xếp thứ 3 lượt hai (26 giây 73) và có mặt ở chung kết với thành tích tốt thứ 5 vòng loại. Duy Khôi đã có một kỳ Seagame 28 khá thành công khi anh đã có một HCV và một HCĐ.
 
- 8h00: Bắt đầu diễn ra các nội dùng vòng loại bơi lội. Phan Gia Mẫn tham dự vòng loại 50m ếch nam và anh chỉ xếp thứ 5/8 ở lượt bơi đầu tiên, không có cơ hội vào chung kết. Tiếp đó, đến lượt kình ngư trẻ nhất đội bơi lội Việt Nam (sinh năm 2001) Phương Trâm bước vào vòng loại 50m tự do nữ và em đã lọt vào chung kết nhưng thành tích chỉ đứng 7/8 VĐV tham dự (26 giây 97).

 

 
Trong ngày thi đấu 10/6, đoàn TTVN giành 15 HCV - nhiều nhất kể từ thời điểm SEA Games 28 khởi tranh. Đóng góp lớn nhất là điền kinh (5), tiếp đó là TDDC (4), boxing (3), bơi (2) và pencak silat (1). Việc giữ vững vị trí thứ hai trên bảng tổng sắp, trong sự cạnh tranh quyết liệt của Thái Lan, là thành công rất lớn của TTVN. Tuy vậy, ý nghĩa lớn hơn rất nhiều của thành tích này nằm ở sự thành công của các môn Olympic. Tính đến hết ngày 10/6, các môn Olympic như bơi, đấu kiếm, TDDC, điền kinh, judo, bắn súng… đóng góp hơn 2/3 số lượng HCV của đoàn TTVN.

Rõ ràng Seagame 28 đánh dấu bước chuyển quan trọng của TTVN, từ chỗ lệ thuộc các môn chỉ phát triển trong phạm vi khu vực Đông Nam Á hoặc cùng lắm châu Á thì giờ đã chuyển sang đầu tư và phát triển theo định hướng các môn Olympic. Ban đầu, những nhà quản lý TTVN kỳ vọng, các môn Olympic sẽ thay thế các môn võ thuật đóng góp khoảng một nửa số HCV tại SEA Games 28. Nhưng với xu hướng diễn ra trong những ngày qua, hầu hết các môn Olympic đều hoàn thành vượt chỉ tiêu được giao. TTVN đã rất gần đích 56-65 huy chương vàng ở SEA Games 28. Điển hình trong số này là bơi (chỉ tiêu 7-8 HCV, đã đạt 9 và còn tiếp tục thi đấu), đấu kiếm (chỉ tiêu 5-6 HCV, đạt 8), TDDC (chỉ tiêu 7-8 HCV, đạt 9)…

 

TUONG THUAT TRUC TIEP SEAGAME 28 Ngay thi dau hom nay (116) cua doan TTVN hinh anh
Ảnh: Zing

Trên đường đua xanh, Ánh Viên tiếp tục là hiện tượng tại SEA Games 28 khi giành tấm HCV thứ 7 và phá 8 kỷ lục Đại hội thể thao khu vực. Trong khi đó, các thành viên của đội tuyển TDDC cũng gây ấn tượng mạnh bằng những gương mặt như Phương Thành (4 HCV gồm 3 cá nhân và 1 đồng đội), Phan Thị Hà Thanh (3 HCV)… Triển vọng của một kỳ SEA Games thành công cả về số và chất lượng ngày càng trở nên rõ nét hơn. Lần đầu tiên trong vòng nhiều năm trở lại, TTVN tham dự Đại hội thể thao khu vực với ít VĐV nhất (392 người so với quân số khoảng 500-700 trước đây). Điều này là thiệt thòi lớn so với số lượng VĐV dao động khoảng 700-1000 người của Indonesia, Malaysia, Thái Lan hay chủ nhà Singapore.

Nhưng với 48 HCV đã đạt được, TTVN đã ở rất gần cái đích 56-65 HCV đặt ra trước ngày lên đường. Bên cạnh đó, sự tiến bộ vượt bậc của các môn Olympic đã khẳng định tính đúng đắn trong chính sách đầu tư của TTVN. Từ chỗ thụt lùi 40 năm (bơi), 30 năm (TDDC)… so với mặt bằng khu vực, TTVN giờ đã chiếm lĩnh vị trí tốp đầu SEA Games và tiệm cận với trình độ châu lục, thế giới. Tiếp đà thành công những ngày qua, đoàn TTVN chắc chắn sẽ có thêm động lực lớn để chinh phục thử thách trên hành trình còn lại.

Lịch thi đấu Seagame 28 ngày hôm nay (11/6) của Đoàn Thể Thao Việt Nam

Bơi

+ 50m ếch nam: Phan Gia Mẫn
08h00: Vòng loại
18h00: Chung kết
+ 50m tự do nữ: Nguyễn Diệp Phương Trâm
08h02: Vòng loại
18h04: Chung kết
+ 50m ngửa nam: Trần Duy Khôi
08h04: Vòng loại
18h38: Chung kết
+ 200m ếch nữ: Nguyễn Thị Ánh Viên
08h10: Vòng loại
18h42: Chung kết
+ 400m tự do nam: Hoàng Quý Phước, Lâm Quang Nhật
08h12: Vòng loại
18h48: Chung kết
+ 100m bướm nữ: Lê Thị Mỹ Thảo, Nguyễn Thị Ánh Viên
08h22: Vòng loại
19h33: Chung kết
+ 4x100m tiếp sức nam: Hoàng Quý Phước/Trần Duy Khôi/Lâm Quang Nhật/Phan Gia Mẫn
18h38: Chung kết

Bắn cung

+ Cung 1 dây đơn nam: Chu Đức Anh, Đào Trọng Kiên
09h00-10h00: Vòng 1/8, Tứ kết, Bán kết
+ Cung 1 dây đơn nữ: Lê Thị Thu Hiền, Lộc Thị Đào
09h0-10h00: Vòng 1/8, Tứ kết, Bán kết
+ Cung 1 dây đồng đội nam: Nguyễn Văn Duy/Đào Trọng Kiên/Chu Đức Anh
13h30-14h00: Tứ kết, Bán kết
+ Cung 1 dây đồng đội nữ: Nguyễn Phương Linh/Lộc Thị Đào/Lê Thị Thu Huyền
13h30-14h00: Tứ kết, Bán kết
+ Cung 1 dây đôi nam nữ: Lộc Thị Đào/Đào Trọng Kiên
14h30-15h00: Tứ kết, Bán kết

Điền kinh

+ Chạy 110m rào nam: Nguyễn Ngọc Quang
08h55: Vòng loại
17h00: Chung kết
+ Nhảy cao nam: Đào Văn Thủy, Nguyễn Thành Nhân
15h05: Chung kết
+ Chạy 1500m nữ: Đỗ Thị Thảo, Nguyễn Thị Phương
15h25: Chung kết
+ Chạy 1500m nam: Dương Văn Thái
15h35: Chung kết
+ Chạy 10000m nữ: Phạm Thị Huệ, Hoàng Thị Thanh
15h45: Chung kết
+ Nhảy ba bước nữ: Trần Huệ Hoa, Vũ Thị Mến
16h40: Chung kết
+ Chạy 100m rào nữ: Trần Thị Yến Hoa
16h50: Chung kết
+ Chạy 4x400m tiếp sức nam: Đào Xuân Cường/Dương Văn Thái/Lê Trọng Hinh/Lương Văn Thao/Nguyễn Ngọc Quang/Quách Công Lịch
17h25: Chung kết
+ Chạy 4x400m tiếp sức nữ: Đỗ Thị Thảo/Nguyễn Thị Oanh/Hoàng Thị Ngọc/Nguyễn Thị Huyền/Nguyễn Thị Thúy/Quách Thị Lan
17h35: Chung kết

Bóng rổ

+ Nội dung nam
10h00: Bảng B, Gặp Thái Lan
+ Nội dung nữ
12h00: Bảng G, Gặp Indonesia

Bowling

+ Bowling ba người nội dung nam: Lê Công Hưng/Phạm Quốc Bảo Kỳ/Nguyễn Thành Phố, Lê Thanh Nhã/Nguyễn Trọng Hiếu
09h00: Vòng 1
13h00: Vòng 2
+ Bowling ba người nội dung nữ: Trần Thu Thủy/Đinh Thị Ngọc Thư/Nguyễn Thị Thu Huyền, Trương Thị Thanh Huyền
09h00: Vòng 1
13h00: Vòng 2

Đua xe đạp

+ Xe đạp tính giờ đơn nam: Trịnh Đức Tâm
09h00: Chung kết

Golf

+ Đơn nam: Trương Chí Quân, Đỗ Lê Gia Đạt
07h44: Vòng 3
+ Đơn nữ: Ngô Bảo Nghi, Nguyễn Thảo My, Trần Chiêu Dương
07h00: Vòng 2
+ Đồng đội nữ: Ngô Bảo Nghi/Nguyễn Thảo My/Trần Chiêu Dương
07h00: Vòng 2

Pencak Silat

+ Đối kháng nữ hạng 50kg-55kg: Trần Thị Thêm
16h20: Tứ kết
+ Đối kháng nam hạng 50kg-55kg: Võ Duy Phương
17h00: Tứ kết
+ Đối kháng nam hạng 55kg-60kg: Nguyễn Thái Linh
19h20: Tứ kết
+ Đối kháng nữ hạng 55kg-60kg: Hoàng Thị Loan
19h40: Tứ kết

Bi sắt

+ Đôi nam: Ngô Ron/Trần Thạch Lam
10h00-15h30: Tứ kết, Bán kết, Chung kết
+ Đôi nữ: Ngô Thị Huyền Trân/Nguyễn Thị Thi
10h00-15h30: Tứ kết, Bán kết, Chung kết

Rowing

+ 500m hạng nhẹ đơn nam: Nguyễn Văn Linh
09h00: Chung kết
+ 500m đơn nam mái chèo đôi: Nguyễn Văn Hà
09h30: Chung kết
+ 500m đôi nữ mái chèo đôi: Tạ Thanh Huyền/Phạm Thị Thảo
09h45: Chung kết
+ 500m đôi nam mái chèo đôi: Nguyễn Văn Tuấn/Nguyễn Văn Đức
10h00: Chung kết
+ 500m đôi nữ mái chèo đơn: Lê Thị An/Phạm Thị Huệ
10h15: Chung kết
+ 500m đôi nam mái chèo đơn: Đàm Văn Hiếu/Nguyễn Đình Huy
10h30: Chung kết
+ 500m bốn nam mái chèo đơn: Trần Quang Tùng/Trần Ngọc Đức/Trần Đăng Dũng/Phạm Minh Chinh
10h45: Chung kết

Cầu mây

+ Nội dung đội tuyển nữ: Lê Thị Tâm/Dương Thị Xuyên/Bùi Thị Hải Yến/Giáp Thị Hiển/Trần Thị Thu Hoài
11h00: Gặp Campuchia

Bắn súng

+ Súng ngắn 50m cá nhân nam: Nguyễn Hoàng Phương/Hoàng Xuân Vinh/Trần Quốc Cường
08h00: Vòng loại
10h30: Chung kết
+ Súng ngắn 50m đồng đội nam: Hoàng Xuân Vinh/Trần Quốc Cường/Nguyễn Hoàng Phương
08h00: Chung kết
+ Súng ngắn 25m cá nhân nữ: Triệu Thị Hoa Hồng, Lê Thị Hoàng Ngọc, Phạm Thị Hà
08h00-12h15: Vòng loại (bắn chính xác, bắn nhanh), Bán kết, Tranh HCĐ, Chung kết
+ Súng ngắn 25m đồng đội nữ: Lê Thị Hoàng Ngọc/Triệu Thị Hoa Hồng/Phạm Thị Hà
08h00-09h30: Vòng loại (bắn chính xác, bắn nhanh), Chung kết
+ Bắn đĩa bay Trap đơn nam: Lưu Thế Kỳ, Lê Nghĩa, Nguyễn Hoàng Điệp
09h00: Vòng loại ngày thứ nhất
+ Bắn đĩa bay Trap đồng đội nam: Lưu Thế Kỳ/Lê Nghĩa/Nguyễn Hoàng Điệp
09h00: Vòng loại ngày thứ nhất

Quần vợt

+ Đơn nữ: Đào Minh Trang
09h00: Tứ kết
+ Đôi nữ: Trần Thị Tâm Hảo/Sĩ Bối Ngọc
10h00: Vòng 1

Bóng chuyền

+ Nội dung nữ
11h00: Bảng B, Gặp Indonesia
+ Nội dung nam
18h00: Bảng B, Gặp Indonesia

Bongda24h.vn
 

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục