Cơn thịnh nộ của Roy Keane: Công việc đầy tính giải trí của các BLV

Tác giả KDNX - Thứ Năm 25/06/2020 09:06(GMT+7)

Qua cái cách ông chỉ trích Harry Maguire, Luke Shaw hay De Gea sau khi họ mắc vài sai lầm, Keane một lần nữa cho thấy lý do vì sao ông là tay "HLV online" khó ưa nhất trong giới bóng đá. "Tôi sẽ cho thằng nhỏ một trận ở giữa hiệp, đấm cho nó vài phát ấy," ông nổi điên, một kiểu nổi điên mà Sky Sports sẵn sàng đưa lên các kênh truyền hình.

Ở thế kỷ 20, ngành BLV bóng đá chỉ đơn giản là phân tích những gì trên sân, những diễn biến chính của trận đấu. Tuy nhiên, ở thời kỳ thế kỷ 21, thời kỳ của thông tin, của những dữ liệu và phân tích, ngành bình luận viên cũng không nằm ngoài xu thế đó. Họ phải đưa ra nhiều phân tích hơn, phải đưa ra những góc nhìn từ trong cũng như bên ngoài sân cỏ, thậm chí có thêm cả màu sắc...chính trị trong đó khi cần. Vậy, nỗi khổ của họ bắt nguồn từ đâu ?

Những gì xuất hiện trên các buổi bình luận bóng đá đều có thể được túm gọn trong 2 từ: sống động và đầy tính "giật gân". Thứ cảm giác "giật gân" khiến Roy Keane trở thành một trong những bình luận viên được đón nhận nhất không chỉ trong giới bóng đá, mà còn ở bất cứ môn thể thao nào. "Tôi phát điên rồi đấy", ông chia sẻ ở hiệp 1 trận Tottenham gặp Manchester United, thời điểm Tottenham đang dẫn trước Man United, còn Keane thì đang ngồi ở trường quay của Sky Sports. Trong câu văn đấy, ta có thể thấy được cảm xúc chung của chúng ta trong đó: cảm giác háo hức khi được thấy bóng đá trở lại. 
Tuy nhiên, nó cũng gây sốc và khó chịu không kém. Qua cái cách ông chỉ trích Harry Maguire, Luke Shaw hay De Gea sau khi họ mắc vài sai lầm, Keane một lần nữa cho thấy lý do vì sao ông là tay "HLV online" khó ưa nhất trong giới bóng đá. "Tôi sẽ cho thằng nhỏ một trận ở giữa hiệp, đấm cho nó vài phát ấy," ông nổi điên, một kiểu nổi điên mà Sky Sports sẵn sàng đưa lên các kênh truyền hình.
Thực sự, tôi không thể nêu ra một quan điểm rõ ràng về cơn thịnh nộ của Roy Keane trên sóng truyền hình hôm đó. Khi xem lại, tôi lại thấy nó khá "giải trí". Kiểu như: BREAKING NEWS: ROY KEANE LẠI NỔI CƠN THỊNH NỘ VỀ ĐIỀU NÀY, ĐIỀU KIA. Có lẽ từ nay về sau, Roy Keane nên thông báo cho mọi người biết khi nào ông sẽ...không bốc hỏa để đỡ tốn thời gian của mỗi chúng ta.
VIDEO: Roy Keane bảo vệ Ozil, phản đối các CLB giảm lương cầu thủ
Huyền thoại Roy Keane đã lên tiếng phản phái những chỉ trích hướng về phía các cầu thủ hàng đầu Premier League từ chối giảm lương, điển hình là Ozil.
De Gea LẠI mắc sai lầm, huyền thoại Roy Keane đòi tống cổ ngay tức khắc
Chứng kiến màn trình diễn của đội bóng cũ, cựu danh thủ Roy Keane đã chỉ trích thủ môn De Gea rất gay gắt.
Với tôi, điều thú vị hơn cả đó là những cơn "bốc hỏa" này vô tình đã vạch trần ra một vấn nạn trong giới truyền thông bóng đá, một phần lý do vì sao chúng ta có bài viết này. Rốt cuộc, truyền hình chính là lý do vì sao mùa giải này cần phải kết thúc. Vì vậy, cần phải đặt ra câu hỏi: Chúng ta cần cái quái gì từ các chương trình bình luận? Chúng ta muốn các tay bình luận viên khiến trận đấu dễ hiểu hơn, hay đáng xem hơn ? Liệu cơn "thịnh nộ" kiểu "dã thú" của Roy Keane có phải là thứ cần thiết cho truyền hình ? Hay ngắn gọn hơn: chúng ta muốn một buổi ghi hình đầy giải trí hay phân tích ?
Có lẽ các thế hệ kế cận sẽ nói rằng họ muốn phân tích hơn. Buổi ghi hình trực tiếp Premier League đầu tiên của BBC vào hôm thứ 7 (trận Bournemouth gặp Crystal Palace) chính là lý do để chúng ta nhìn về quá khứ, cụ thể hơn là trận Arsenal gặp Tottenham hồi  tháng 3 năm 1998, để thấy rõ việc chúng ta đã tiến xa thế nào. Điều nổi bật nhất đó là sự thiếu vắng của những câu hỏi "tại sao" bên cạnh những câu hỏi như "cái gì". "Cuối cùng thì, anh ta sút khá tốt," Trevor Brooking khi đó chỉ nêu ra những gì ông thấy trong đoạn quay chậm. "Bóng nẩy lên xuống trên sân, Alan Smith sút bóng, bóng lập tức nằm gọn trong tay Bobby Mimms, và các bạn có thể thấy mặt của anh ấy ở đây."
Từ đâu mà chúng ta đi từ "anh ấy sút khá tốt" đến những phân tích chuyên sâu và có phần mệt mỏi của Jamie Carragher và Gary Neville ở các buổi ghi hình Monday Night Football ? Từ "bạn có thể thấy mặt của anh ta" đến các bàn thắng kỳ vọng (xG) trên chương trình Match of the Day ? Từ một Ian Wright hài hước của năm 1990 đến một Ian Wright thông thái của thế kỷ 21 ?
Câu trả lời đó là trong 3 thập niên qua, từ thời Andy Gray của thập niên 90 đến chương trình Tactics Truck của ITV ở thế kỷ 21 rồi đến thời đại cách mạng dữ liệu của năm 2010, truyền thống bóng đá đã dần phức tạp hơn, có chiều sâu hơn, và thiên về phân tích hơn. Chúng ta dần muốn các trận đấu dễ hiểu hơn, nhưng cũng phải chi tiết hơn. Tính giải trí ? Nó hiện diện trên sân rồi.
Có lẽ mọi thứ đang dần đảo chiều. Việc khán giả dần chuyển từ truyền hình thông thường sang các loại hình giải trí di động cũng như các đoạn video ngắn đã được thể hiện rất rõ. Các tay BLV giờ đây phải làm nhiều hơn thế: anh hoặc cô ta phải thể hiện sự mạnh mẽ, gây ra các cuộc tranh cãi, khơi gợi cảm xúc, khiến chúng được chia sẻ nhiều trên mạng truyền thông. Những tranh cãi luôn rất tốt. Những xung đột luôn tốt. Những ý kiến mạnh mẽ, đơn giản và gần gũi luôn rất tốt. Những cái tên lớn cũng rất tốt. Còn sự đa dạng, trôi chảy, có phần mơ hồ ? Trên sân đã có rồi.
Điều này khiến các buổi bình luận trở thành một sự kiện đúng nghĩa: một ngành công nghiệp nơi mà mục đích không chỉ là bàn về trận đấu, mà còn cung cấp thêm nhiều góc nhìn hơn. Trên kênh Sky, Neville và Graeme Souness có một cuộc "tranh cãi nảy lửa" về các phương án sút bóng của Man United. Trên kênh BT, Joe Cole đưa ra một góc nhìn "nảy lửa" về những vấn đề tồn đọng ở West Ham. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, tất cả họ đều phải chịu thua trước những tay "giang hồ youtube" của bóng đá như Mark Goldbridge, True Geordie, AFTV (trước đây là Arsenal Fan TV), những người có hàng triệu lượt follow.
Thực sự, đây là ngành công nghiệp của những gã đàn ông mạnh mẽ, những gà đàn ông có khả năng lấn át quan điểm của người khác. Có lẽ vì thế nên chúng ta mới dõi theo bóng đá trong những tuần tiếp theo. Để trông chờ xem những ý kiến, những bình luận nào sẽ được nêu ra tiếp trong các buổi bình luận nói trên. Có lẽ, câu trả lời rõ ràng nhất cho vấn đề này chính là thông số mà các mạng xã hội đưa ra về bài bình luận nói trên của Roy Keane. Cụ thể, bài bình luận của ông đã thu hút 1,5 triệu lượt xem trên Twitter, 1,7 triệu lượt xem trên Faecebook và 1,4 triệu lượt xem trên youtube. Thực sự, các con số không hề biết nói dối.
Dịch từ bài phân tích: "Don't look back in anger: Roy Keane in rant mode epitomises modern pundit" của tác giả Jonathan Liew đăng trên The Guardian.

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Đêm huyền ảo ở Munich

Thật không tưởng và kỳ lạ, nhưng giờ tôi có thể nói với bản thân mình, ‘Chúa ơi, thì ra cảm giác vô địch là thế này! Tôi luôn luôn tự hỏi nó sẽ như thế nào, nhưng giờ tôi đã biết rồi!’.

Pep Guardiola gia hạn với Man City: Ai buồn, ai vui?

Lại một lần nữa trong những ngày tháng 11, Pep Guardiola lại quyết định gia hạn hợp đồng với Manchester City sau 2 lần gia hạn trước đó vào năm 2020 và 2022. Bản hợp đồng mới cho phép Pep gắn bó thêm 2 năm với đội chủ sân Etihad và đánh dấu cột mốc tròn 1 thập kỷ chiến lược gia vĩ đại này dẫn dắt nửa xanh thành Manchester.

Rodri: "Có nhiều thứ bạn sẽ không thể học được qua trường lớp mà phải tự chiêm nghiệm theo thời gian"

Khôn khéo trong cách ăn nói, kín đáo trong phong cách ăn mặc, là một người có học thức khi đã tốt nghiệp đại học và một cơ thể không dính một hình xăm... Có thể nói Rodri giống như một "cánh chim vừa lạ, vừa đặc biệt" trong thế hệ các cầu thủ đang thi đấu ở bóng đá hiện đại. Và ở cuộc phỏng vấn với Esquire, chúng ta sẽ có dịp hiểu nhiều hơn về con người và lối suy nghĩ của Rodri - cầu thủ đang chơi cho Man City vừa đoạt được danh hiệu Quả bóng vàng năm 2024.

Nghịch lý Vinícius Júnior

Vinícius Júnior đã thất bại trong cuộc đua Ballon d’Or vào tháng trước, nhưng bạn hãy thử nói với người hâm mộ Real Madrid rằng anh thực sự không xứng đáng giành Quả Bóng Vàng mà xem. “Vinícius, Ballon d'Or,” đám đông khán giả tại Santiago Bernabeu đã hát đi hát lại câu này vào hôm thứ 7, khi tiền đạo người Brazil lập hattrick trong chiến thắng 4-0 của Madrid trước Osasuna.

Luis Nani: Cuộc đời xoay trong những điệu santo

Gần 40 tuổi, thay vì lựa chọn nghỉ hưu ở những bãi biển xinh đẹp, Nani vẫn tiếp tục chơi bóng. Chẳng quan trọng là Manchester United lừng danh thế giới, Valencia đình đám một thời hay Sporting Lisbon giàu truyền thống, chỉ cần được ra sân và cống hiến, như thế là đủ mãn nguyện đối với ngôi sao người Bồ Đào Nha.

Ruben Amorim: "Tôi sẽ làm tất cả để đưa Man Utd trở về vị thế của mình"

Sau khi đặt chân đến Man Utd, tân HLV Ruben Amorim đã có cuộc phỏng vấn đầu tiên với phóng viên của CLB là Harry Robinson, ngay tại sân Old Trafford. Trong cuộc phỏng vấn với truyền thông nội bộ này, nhà cầm quân trẻ người Bồ Đào Nha đã giải thích lý do anh chọn đến đội chủ sân Old Trafford, cũng như khái quát về triết lý bóng đá của mình. Và đây là toàn bộ nội dung cuộc phỏng vấn ấy.

Ayoze Perez: Sau cơn mưa mù là nắng ấm

Từ một cái tên từng nổi lên tại xứ sở sương mù trong màu áo Newcastle cách đây gần một thập kỷ, rồi bất ngờ ngụp lặn bởi những ca chấn thương, Ayoze Perez giờ đây đã quay trở về quê hương Tây Ban Nha ấm áp và trở thành nguồn cảm hứng kỳ lạ mang đến nét tươi mới cho Villarreal trong mùa giải năm nay.