Vết gợn SEA Games 32: Những mục tiêu còn dang dở

Đoàn thể thao Việt Nam nhìn chung đã có một kỳ SEA Games vô cùng thành công trên đất Campuchia. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn những tiếc nuối khi nhiều mục tiêu đã không thể thực hiện được.

Những mục tiêu chưa đạt

Sau cú hích SEA Games 31 với ngôi vị dẫn đầu toàn đoàn cùng kỷ lục giành 205 tấm huy chương vàng, xô đổ kỷ lục giành 194 huy chương Vàng mà Indonesia có được tại SEA Games Jakarta 1997,  thể thao Việt Nam đã tràn đầy tự tin khi bước vào tranh tài ở kỳ SEA Games 32 được tổ chức ở Campuchia.

Tại kỳ đại hội lần này, với tài năng, sự nỗ lực, quyết tâm, khát khao chiến thắng, các vận động viên Việt Nam đã thi đấu thành công để mang về 136 tấm HCV, qua đó giúp chúng ta lần đầu tiên đứng đầu toàn đoàn khi không là chủ nhà.

SEA Games U22 Viet Nam
Nhiều bộ môn đã thi đấu không như kỳ vọng ở SEA Games 32

Đây thực sự là một thành tích vô cùng ấn tượng và rất đáng tự hào, trong bối cảnh ban tổ chức nước chủ nhà đã quyết định điều chỉnh, cắt giảm nhiều nội dung thế mạnh của thể thao Việt Nam ở nhiều bộ môn, trong đó có môn wushu, bắn cung, bắn súng, aerobic, thể dục dụng cụ, cờ vua, rowing...

Nhìn chung, đoàn Việt Nam đã có một kỳ SEA Games 32 vô cùng thành công về chuyên môn. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có những bộ môn, nội dung thi đấu không thành công như kỳ vọng ban đầu.

Ở kỳ đại hội lần này, điền kinh Việt Nam đã giành 12 HCV, có đóng góp cao thứ nhì toàn đoàn (chỉ xếp sau vật với 13 HCV). Tuy nhiên chúng ta đã không hoàn thành chỉ tiêu là 14 HCV, khi thất bại ở nhiều nội dung tranh chấp huy chương từng có vàng trước đây.

Sau 'tai tiếng' doping ở SEA Games 31 khiến nhiều VĐV, trong đó có Quách Thị Lan bị cấm thi đấu, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới thành tích chung của điền kinh Việt Nam, khi giảm tới 10 tấm HCV so với kỳ SEA Games trước.

Thêm vào đó, với những chấn thương của các CĐV như Lương Minh Sang, Lê Tú Chinh,... hay khoảng trống to lớn mà 'ông hoàng' marathon Nguyễn Văn Lai để lại sau khi giải nghệ cũng là những yếu tố khiến điền kinh Việt Nam mất vàng ở nhiều nội dung thi sở trường.

Vết gợn SEA Games 32 Những mục tiêu còn dang dở 1
Điền kinh Việt Nam không còn giữ ngôi vị số 1 khu vực.

Chưa kể sự vươn lên của điền kinh Thái Lan với nhiều VĐV sáng giá cũng có tác động khiến điền kinh Việt Nam không còn là số 1 khu vực. Kém người Thái 4 HCV ở SEA Games lần này, điền kinh Việt Nam chắc chắn sẽ phải nỗ lực hơn rất nhiều nếu muốn giành lại vị trí số 1 khu vực của mình ngay trên đất Thái ở SEA Games 33 sau hai năm nữa.

Bên cạnh điền kinh, bơi lội cũng bị giảm số huy chương đáng kể so với cách đây một năm khi chỉ đoạt 7 HCV (kém 4 so với SEA Games 31). Và bơi Việt Nam sẽ phải nỗ lực rất nhiều nếu muốn thu hẹp khoảng cách trình độ với 'cường quốc' bơi lội Singapore - đội tuyển đã giành tới 22 bộ huy chương vàng khi thi đấu tại Campuchia.

Với môn bóng đá, việc tuyển U22 Việt Nam cũng không thể hoàn thành mục tiêu bảo vệ tấm HCV SEA Games sau khi phải dừng bước ở bán kết trước U22 Indonesia, cũng được đánh giá là một thất bại để lại nhiều day dứt.

Ở giải năm nay, U22 Việt Nam đã không có được màn thể hiện như kỳ vọng của người hâm mộ. Đoàn quân của HLV Troussier thể hiện một lối chơi thiếu hiệu quả, ít sự đột biến và cũng cho thấy nhiều vấn đề khi bỏ lỡ quá nhiều cơ hội, mà đáng lẽ ra nếu làm tốt hơn thì họ có lẽ đã có mặt trong trận chung kết thay vì U22 Indonesia.

 

Thách thức cho tương lai

Dù vượt chỉ tiêu HCV để ra để xếp nhất toàn đoàn nhưng nếu nhìn kỹ lại thì cơ cấu giành Vàng ở các môn thi Olympic của Việt Nam vẫn chưa nhiều.

Dẫu đoàn thể thao Việt Nam vẫn xếp nhất toàn đoàn nếu chỉ tính riêng các HCV ở môn thể thao Olympic với con số 61 hơn Thái Lan xếp thứ hai 5 tấm HCV nhưng tỷ lệ số HCV Olympic/tổng số HCV của Việt Nam chưa cao.

Chúng ta chỉ đạt 45% với 61/136. Trong khi đó, Singapore là quốc gia có tỉ lệ HCV Olympic chiếm cao nhất, lên đến 80%. Đây là điều không quá bất ngờ bởi Singapore luôn chú trọng đến các mũi nhọn để hướng đến sân chơi lớn nhất thế giới.

Rõ ràng thể thao Việt Nam cần tìm cách đạt thành tích cao hơn nữa ở các môn thể thao nằm trong chương trình thi đấu tại Olympic như điền kinh, bơi lội, TDDC, cử tạ. Mọi tấm huy chương vàng tại sân chơi SEA Games đều là điều rất đáng mừng, nhưng sẽ đáng giá hơn nếu nó đến từ các bộ môn Olympic.

Vết gợn SEA Games 32 Những mục tiêu còn dang dở 2
Thể thao Việt Nam chưa có nhiều HCV ở các môn Olympic.

Có một thực tế rất đáng lo ngại là dù đạt thứ hạng rất cao khi liên tiếp góp mặt trong tốp 3 trên bảng tổng sắp huy chương ở các kỳ đại hội thể thao gần đây, nhưng khi ra sân chơi châu lục và thế giới, thành tích của thể thao Việt Nam nhìn chung vẫn còn tương đối khiêm tốn.

Chưa cần nói đến Olympic thì số HCV mà chúng ta có được tại các kỳ á vận hội ASIAD cũng tương đối ít ỏi nếu so sánh với các quốc gia trong khu vực. Kể từ lần đầu dự ASIAD vào năm 1982 tổ chức tại Ấn Độ, tính đến nay chúng ta mới chỉ có được 15 tấm HCV qua 10 kỳ đại hội.

Thành tích tốt nhất mà thể thao Việt Nam từng có được là việc giành 4 tấm HCV ở ASIAD 2002 và gần đây là ASIAD 2018. Trong bối cảnh phải cạnh tranh với những nền thể thao ở đẳng cấp thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Iran, Uzbekistan... thực sự cơ hội tranh chấp huy chương của các VĐV Việt Nam là không cao.

Vì vậy, muốn có được những thành tích tốt hơn ở đấu trường ASIAD hay cao hơn là Olympic, thể thao Việt Nam rõ ràng cần có sự đầu tư cùng những kế hoạch phát triển dài hơi cho những môn thể thao trọng điểm, là thế mạnh của mình.

Như ông Nguyễn Hồng Minh, nguyên Vụ trưởng Vụ Thể thao Thành tích cao (Tổng cục TDTT) từng chia sẻ: "Các nước khác có những môn thể thao thế mạnh để lấy về 5-7 huy chương ASIAD. Trong khi đó, chúng ta nỗ lực lấy 1-2 huy chương cũng chật vật. Cái đó thuộc về định hướng phát triển thể thao".

Rõ ràng Việt Nam cần tìm cách chiến thắng các môn thể thao trong chương trình Olympic. Chỉ có như vậy, chúng ta mới hết bị 'mang tiếng' là mạnh ao làng, yếu bóng vía khi ra biển lớn.

SEA Games 32: Những điểm nhấn quan trọng của thể thao Việt Nam SEA Games 32: Những điểm nhấn quan trọng của thể thao Việt Nam 
Như vậy là kỳ SEA Games 32 tại Campuchia cũng đã chính thức khép lại sau buổi lễ bế mạc diễn ra tối qua, 17/5. Và đây cũng là một kỳ đại hội đáng nhớ với thể thao Việt Nam trên nhiều phương diện. 
ĐT nữ Việt Nam: Từ kỳ tích SEA Games tới cú hích tại World Cup 2023ĐT nữ Việt Nam: Từ kỳ tích SEA Games tới cú hích tại World Cup 2023
Với kỷ lục vừa thiết lập tại SEA Games 32, đó hứa hẹn sẽ là cú hích giúp đội tuyển nữ Việt Nam hướng tới VCK World Cup 2023 với tinh thần và sự tự tin cao nhất. 

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục