Giới thiệu tổng quan môn Pencak Silat tại SEA Games 31

Tại SEA Games 31, Pencak Silat là một trong các môn thi đấu sớm nhất, những trận tranh huy chương đầu tiên diễn ra từ ngày 10-11/5 (trước Lễ khai mạc 12/5). Các võ sĩ sẽ tranh tài ở 10 hạng cân đối kháng (8 nam, 2 nữ), 6 nội dung biểu diễn (cá nhân, đồng đội nam - nữ).

Pencak Silat là gì?

Pencak silat là một môn võ xuất phát từ Indonesia. Các kiểu đánh của môn võ này khác nhau tùy theo vùng và thường mô phỏng theo động tác của các con vật như loài hổ (Harimau), đại bàng (Garuda), v.v... Ngày nay, môn võ này có rất nhiều kiểu đánh khác nhau vì mỗi võ sĩ Pesilat đều có thể tự sáng tác ra các động tác cho riêng mình để làm phong phú cho môn phái. Ngoài ra, cần phải phân biệt giữa hai loại Silat chính đó là Silat Seni (Silat Melayu) và Pencak Silat.

Nếu nói Pencak Silat là môn võ Silat của Indonesia thì Silat Seni là một môn võ Silat của Malaysia có nguồn gốc từ vùng Mã Lai. Các kỹ thuật của Silat Seni xoay quanh các động tác "nhu" nên chuyển động với lối đánh thường rất mềm mại và uyển chuyển.

Còn Pencak Silat là sự phối hợp nhịp nhàng giữa các kỹ thuật "cương" và "nhu". Trong khi Pencak Silat được ví như một phiên bản thi đấu thể thao của Silat và dùng để tự vệ thì Silat Seni là một sự am hiểu sâu sắc nhiều hơn về bộ môn Silat cũng như khía cạnh nghệ thuật sinh tồn của môn võ này.

Nguồn gốc Pencak Silat

Từ thời xa xưa, các dân tộc Mã Lai đã tập luyện và thường xuyên sử dụng Kiat Laga cũng chủ yếu được thực hiện nhằm mục đích tự vệ và tên gọi của nó cũng được đổi thành Kiat Bediri hay nói cách khác chính là kỹ thuật tự vệ. Môn Pencak Silat dù bị cấm trong các thời kỳ bị đô hộ hay xâm lăng nhưng người Mã Lai vẫn âm thầm tập luyện và truyền bá.

Trong thời điểm bị phát xít Nhật cai trị, việc tập luyện và truyền bá Pencak Silat được tái thiết lập và bắt đầu mở ra một giai đoạn phát triển mới. Song hành cùng với quá trình phát triển diễn ra của lịch sử, các kỹ thuật động tác tay không hay có binh khí của Kiat Bediri đã được sáng tạo ra để phát triển và hoàn thành sử dụng trong quân đội, phục vụ cho chiến tranh và một phần trong số đó đã phát triển thành môn võ thuật biểu diễn và thể thao thi đấu.

Khi mà đất nước Mã Lai thoát khỏi ách thống trị của nước ngoài và hình thành các quốc gia độc lập,  Pencak Silat đã được phổ biến và phát triển nhanh chóng, đặc biệt là khi liên đoàn Pencak Silat Quốc Tế được thành lập.

Luật thi đấu

Kì SEA Games trên sân nhà, môn Pencak Silat sẽ được sử dụng với bộ luật hoàn toàn mới. Vấn đề hạng cân không phải thách thức lớn nhất trong việc đạt chỉ tiêu vàng của đội tuyển Silat Việt Nam, khi trước mặt họ là một bộ luật thi đấu hoàn toàn mới. Từ tháng 3/2020, Liên đoàn Pencak Silat Quốc tế (PERSILAT) đã công bố những thay đổi đáng kể về luật thi đấu áp dụng cho tất cả các giải đấu.

Nhiều bộ kĩ thuật bị cấm trước kia, nay đã được cho phép để tăng tính đối kháng cho các cuộc so tài. Với đội tuyển Việt Nam, kể từ khi bộ luật mới được công bố cho tới nay, các võ sĩ chỉ mới được trải nghiệm thi đấu quốc tế tại giải Vô địch Đông Nam Á 2022 vừa qua tại Singapore. Dù giành chiến thắng áp đảo với 9 HCV, 2 HCB, 3 HCĐ, những thay đổi trong luật thi đấu vẫn là thách thức số một của các vận động viên.

Pencak Silat
Hai võ sĩ Pencak Silat tập trên thảm

“Qua giải Vô địch Đông Nam Á vừa qua, các vận động viên đã hiện tốt như dự tính của ban huấn luyện. Đây là cơ hội đầu tiên để các em trải nghiệm trên sàn đấu quốc tế, do từ khi bộ luật mới được Liên đoàn Pencak Silat Quốc tế công bố qua trực tuyến, các em mới chỉ được tiếp cận qua tài liệu - lý thuyết. Theo thực tế trải nghiệm thi đấu, ban huấn luyện nhận định các em có khả năng thích nghi tốt với những thay đổi mới.” - HLV trưởng đội tuyển Pencak Silat quốc gia Nguyễn Văn Hùng chia sẻ.

Trước việc bộ luật mới cập nhật thêm hàng loạt kỹ năng tấn công hợp lệ, ông Nguyễn Văn Hùng cùng ban huấn luyện đội tuyển phải chọn lọc một số nhóm kĩ năng có khả năng áp dụng cao nhất đưa vào chương trình huấn luyện cho các vận động viên.

Pencak Silat SEA Games 31 diễn ra khi nào, ở đâu?

Môn Pencak Silat tại SEA Games 31 sẽ diễn ra từ ngày 10/5 tới ngày 16/5 tại Nhà thi đấu Bắc Từ Liêm. Các võ sĩ tới từ các Đoàn thể thao khu vực sẽ tranh tài ở 16 nội dung: 11 dành cho nam và 5 dành cho nữ.

Nội dung thi đấu Pencak Silat

Pencak Silat tại SEA Games 31 có tổng cộng 16 nội dung thi đấu: 11 dành cho nam và 5 dành cho nữ. Dù có tới 16 nội dung thi đấu nhưng Pencak Silat tại SEA Games 31 vẫn gói gọn trong hai nội dung chính: biểu diễn và đối kháng.
- Các nội dung biểu diễn: cá nhân nam, cá nhân nữ, đôi nam, đôi nữ đồng đội nam, đồng đội nữ.
- Các nội dung đối kháng: các võ sĩ sẽ tranh tài ở 10 hạng cân đối kháng (8 hạng cân dành cho nam và 2 hạng cân dành cho nữ).

Pencak Silat
Nội dung thi đấu Pencak Silat tại SEA Games 31

Danh sách đoàn Pencak Silat Việt Nam tại SEA Games 31

Đội tuyển Pencak Silat Việt Nam sẽ có tổng cộng 18 võ sĩ tranh tài tại SEA Games 31. Đáng chú ý nhất trong số này phải kể đến Nguyễn Văn Trí, Trần Đình Nam, Nguyễn Tấn Sang, Nguyễn Duy Tuyến, Nguyễn Thị Cẩm Nhi, Quàng Thị Thu Nghĩa... HLV trưởng ĐT Pencak Silat Việt Nam tại SEA Games 31 là ông Nguyễn Văn Hùng.

Bảng thành tích của đội tuyển Việt Nam qua các kỳ SEA Games 31

Tại SEA Games 30, ĐT Pencak Silat Việt Nam chỉ giành được 1 Huy chương vàng, 1 Huy chương bạc, 2 Huy chương đồng và xếp thứ 6/8 đội tuyển tham dự. Tuy nhiên, đây là giải đấu mà nước chủ nhà Philippines đã cắt giảm nhiều nội dung thế mạnh của ĐT Pencak Silat Việt Nam.

Còn tại SEA Games 31, ĐT Việt Nam có thể giành từ 6 đến 7 Huy chương vàng và xếp thứ nhất toàn đoàn. Trần Đình Nam, Nguyễn Duy Tuyến, Nguyễn Văn Trí, Nguyễn Thị Cẩm Nhi hay Quàng Thị Thu Nghĩa… là những hy vọng vàng của ĐT Pencak Silat Việt Nam.

 

Kỳ SEA Games

HCV

HCB

HCĐ

30

1

1

2

29

3

7

2

28

3

5

2

 

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục