Giới thiệu tổng quan môn Kick Boxing tại SEA Games 31

Kickboxing là một trong những nhân tố sáng giá của bữa tiệc thể thao ở các mùa SEA Games. Dù là gương mặt sinh sau đẻ muộn, nhưng bộ môn này đã có chỗ đứng cực kỳ vững chắc trong lòng người hâm mộ.

Kick Boxing là gì?

Kick Boxing là một nhóm các môn thể thao chiến đấu độc lập dựa trên đá và đấm, lịch sử phát triển từ karate, Muay Thái và boxing của phương Tây. Kickboxing được thực hành để tự vệ, tập thể dục, hay như một môn thể thao tiếp xúc.

Nguồn gốc ra đời môn Kickboxing

Kick boxing là một môn thể thao bắt đầu xuất hiện ở Châu Á từ nhiều thập niên trước. Bắt đầu từ năm  từ năm 1970 kick boxing đang trở nên phổ biến và bắt đầu được nhìn nhận là một loại hình thể thao khi mà các chuyên gia Karate Mỹ đã tổ chức cuộc thi về loại hình thể thao này.

Kick boxing
Kickboxing là môn thể thao chiến đấu pha trộn giữa đá và đấm

Chỉ trong vòng 20 năm, Kickboxing từ con số 0 trở thành bộ môn phổ biến nhất tại xứ sở cờ hoa. Đỉnh điểm là vào năm 1979, đài thể thao ESPN trứ danh chính thức phát sóng Kickboxing trên kênh của mình. Đó là một bước ngoặt lớn cho bộ môn võ thuật này.

Địa điểm tổ chức

Nhà Thi Đấu Bắc Ninh có địa chỉ: 319 Hàn Thuyên, P. Vũ Ninh, TP. Bắc Ninh. Đây là khu trung tâm hoạt động thể thao của tỉnh Bắc Ninh. Tại đây đã diễn ra nhiều giải đấu, sự kiện thể thao lớn toàn quốc.

Luật thi đấu

Kickboxing Full Contact

Với luật Full Contact, võ sĩ sẽ thi đấu trên võ đài dây 4 góc tương tự như các bộ môn Boxing, Muay. Trong đó, luật Full Contact có một số điểm đáng chú ý sau. Các kĩ thuật được sử dụng: Đòn tay: tất cả các đòn đấm thẳng – móc – xúc của Boxing. Như vậy, các đòn vả lòng bàn tay, lưng bàn tay đều không hợp lệ

Đòn chân: các đòn đá thẳng – ngang – vòng cầu – vòng cầu nghịch (crescent kick) – xoay người – đá chẻ - đá bay – đá móc – quét chân (chỉ được quét từ mắt cá trở xuống). Không được tấn công đối thủ bằng phần ống chân.

Full Contact là bộ luật Kickboxing phổ biến nhất ở các giải thuộc hệ thống WAKO. Bên cạnh đó, trong mỗi hiệp đấu, võ sĩ bắt buộc phải tung ra tối thiểu 6 đòn đá. Sau từng hiệp, giám định sẽ thống kê số lượng đòn tới trọng tài chính và quyết định trừ điểm nếu các võ sĩ liên tục mắc lỗi thiếu tích cực sử dụng đòn đá.

Các võ sĩ có thể giành chiến thắng bằng tính điểm, knockout, trong tài dừng trận, đối thủ phạm lỗi, bỏ cuộc. Nếu trong một hiệp đấu, võ sĩ nào có 3 tình huống bị đánh choáng/ngã, võ sĩ đó cũng sẽ bị xử thua knockout kĩ thuật (TKO); với lứa tuổi trẻ, số lượng này giảm xuống còn 2 lần.

Kickboxing Low Kick

Tương tự như luật Full Contact, tuy nhiên, luật Kickboxing Low Kick được cho phép mở rộng hơn về số lượng đòn cũng như các mục tiêu tấn công. Theo đó, ngoài các cú đá cơ bản, luật Low Kick cho phép võ sĩ đá đối thủ bằng ống chân (các đòn phang ống), mục tiêu được mở rộng bao gồm cả phần đùi – bắp chân đối thủ.

Luật Lowkick cho phép các võ sĩ sử dụng thêm các đòn phang ống – phá trụ. Về cơ bản, luật Kickboxing Low Kick khác với luật Full Contact ở hai điểm là các đòn đá bằng ống chân, các đòn phang trụ đều hợp lệ và võ sĩ không bị bắt buộc về số lượng đòn đá trong mỗi hiệp thi đấu.

Kick Light (Light Contact)

Ở Việt Nam, nội dung Light Contact còn khá xa lạ ngay cả với các vận động viên thi đấu, bởi ở các giải trong nước, chúng ta chỉ duy trì 2 nội dung chính là Low Kick và Full Contact. Tuy nhiên, ở SEA Games 30, khi nước chủ nhà Philippines lần đầu tiên đưa Kickboxing vào thi đấu, Light Contact chiếm 2 hạng mục huy chương. Đây cũng là sự bất ngờ khiến các võ sĩ Việt Nam bỡ ngỡ và để lỡ cơ hội giành huy chương vàng.

Trong luật Light Contact, thay vì thi đấu trên võ đài dây, võ sĩ sẽ thi đấu trên thảm (tatami) hình vuông và sẽ bị trừ điểm khi bước ra khỏi thảm trong quá trình thi đấu. Các kĩ thuật của nội dung Light Contact tương tự luật Low Kick nhưng “phải kiểm soát lực và điểm chạm ra đòn”, ví dụ như các đòn đá chẻ, đá bay xoay người, đá móc chỉ được tiếp xúc bằng lòng bàn chân (thay vì gót chân).

Tương tự như Low Kick, các võ sĩ thi đấu luật Light Contact không bị bắt buộc số lượng đòn đá. Tuy nhiên, võ sĩ vẫn cần chủ động tấn công và ghi điểm, đặc biệt là các đòn đá bay để được đánh giá cao hơn trong mắt các giám khảo.

Nội dung thi đấu

Tại Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 31, bộ môn Kickboxing sẽ thi đấu trong vòng 8 ngày từ 6/5 đến 13/5/2022 tại Nhà thi đấu Bắc Ninh. Ở kỳ đại hội này, riêng Kickboxing sẽ có tổng cộng 12 bộ huy chương, bao gồm 6 hạng cân Nam và 6 hạng cân Nữ.

Danh sách tuyển thủ Việt Nam tham dự Kick Boxing

Tuy đã có tiếng vang từ lâu, nhưng đây là lần đầu tiên Kickboxing xuất hiện tại Đại hội thể thao Đông Nam Á. Nắm bắt cơ hội này, Liên đoàn Thể thao Việt Nam đã nhanh chóng triệu tập những cái tên quen thuộc trong nước như Nguyễn Xuân Phương, Huỳnh Văn Tuấn, Phạm Bá Hợi, Trần Thanh Tuyến, Nguyễn Thị Hằng Nga và nhiều võ sĩ khác .

Đoàn thể thao Việt Nam tại SEA Games 30
Đoàn thể thao Việt Nam tại SEA Games 30

Bảng thành tích tuyển Kich Boxing Việt Nam qua các kỳ SEA Games

Tại kỳ SEA Games 30, các võ sĩ đã xuất sắc giành trọn 3 tấm Huy chương Vàng nội dung Full Contact và 1 Huy chương Vàng nội dung Lowkick. Tổng số Huy chương Vàng của Đội tuyển Kick Boxing Việt Nam hơn cả chủ nhà Philippines khi nước bạn chỉ đạt được 3 tấm.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục