Giới thiệu tổng quan môn Vovinam tại SEA Games 31

Sau 3 kỳ lỡ hẹn với SEA Games, Vovinam – một môn võ truyền thống của Việt Nam sẽ trở lại sân chơi này được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 5 năm nay.

Vovinam là gì?

Vovinam hay Việt Võ Đạo là một bộ môn võ thuật Việt Nam, được phát triển dựa trên môn Vật cổ truyền Việt Nam, kết hợp với những tinh hoa của các môn phái võ thuật Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Vovinam được phát triển quy mô và rộng lớn nhất với nhiều môn sinh có mặt ở gần 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với hơn 2 triệu võ sinh, trong đó có Ba Lan, Bỉ, Campuchia, Đan Mạch, Đức, Hoa Kỳ, Maroc, Na Uy, Nga, Pháp, Romania, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Singapore, Uzbekistan, Thái Lan, Ý, Úc, Ấn Độ, Iran, Tây Ban Nha, Algérie, Đài Loan…

Lịch sử hình thành Vovinam

Môn võ Vovinam được sáng tạo do võ sư Nguyễn Lộc vào năm 1936. Trong thời điểm đó nó hoạt động một cách âm thầm lặng lẽ. Tận đến năm 1938 mới công khai môn Vovinam này. Mặc dù được sáng lập vào những thập niên năm 1930 nhưng tận đến năm 1970 thì môn võ này với được phát triển và vươn ra ngoài quốc tế.

Đến nay môn võ này được phát triển rất nhiều nơi trên toàn thế giới. Năm 2007 Liên đoàn Vovinam bắt đầu ra đời. Trong thời gian 5 năm tiếp theo một số Liên đoàn Vovinam mang tầm cỡ châu lục và thế giới cũng mới bắt đầu ra đời đánh giá sự phát triển nhảy vọt của Vovinam Việt Nam.

Khi đã được quốc tế hóa môn võ này được biết đến nhiều hơn với cái tên Vovinam. Cũng chính là  gọi về nền võ thuật và võ đạo của Việt Nam. Cùng với sự luyện tập về binh khí và võ thuật, các môn sinh của môn phái này phải tập khí công và ngoại công đồng thời cũng phải trau dồi nhân cách của mình nữa. Một nét đẹp riêng của môn phái này là những cú đòn đánh kẹp cổ và bay cao rất nổi tiếng.

Địa điểm tổ chức Vovinam

Nhà thi đấu huyện Sóc Sơn, Hà Nội sẽ là nơi tổ chức thi đấu môn Vovinam tại SEA Games 31, diễn ra từ ngày 20 đến 24/5/2022. Cụ thể, nhà thi đấu Sóc Sơn nằm ở trung tâm Thị trấn Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn, có vị trí thuận lợi về giao thông.

Vovinam SEA Games 31
Vovinam Việt Nam trong buổi kiểm tra đánh giá tập luyện chuẩn bị cho SEA Games 31. Ảnh: VFF

Tại nhà thi đấu đảm bảo đầy đủ các phòng chức năng như: Phòng VIP, trọng tài, báo chí, hội trường, y tế… Nhà thi đấu được đầu tư xây dựng khá hiện đại với sức chứa 2.000 khán giả, là địa điểm tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ với quy mô lớn của huyện, thành phố, quốc gia. Năm 2000, Nhà thi đấu đã được lựa chọn tổ chức Giải vô địch cầu lông đồng đội nam nữ hỗn hợp toàn quốc.

Năm 2018, tại Đại hội thể thao toàn quốc lần thứ VIII, đây là nơi các vận động viên Boxing tranh tài. Tại SEA Games 31, Nhà thi đấu huyện Sóc Sơn là địa điểm tổ chức thi đấu môn võ Vovinam. Địa chỉ: Khu đô thị mới Thân Nhân Trung, thị trấn Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội

Luật thi đấu đối kháng võ thuật Vovinam

Hình thức thi đấu võ thuật đối kháng là thi đấu giữa hai vận động viên theo võ thuật Vovinam của hai đội khác nhau, sử dụng các đòn thế tấn công kết hợp phòng thủ đặc trưng của võ thuật Vovinam. Các võ sĩ sử dụng kỹ thuật ra đòn tay, đòn chân, đòn đánh ngã, kỹ thuật tránh, né,…trong một trận đấu.

Nguyên tắc thi đấu đối kháng võ thuật Vovinam quy định mỗi đợt tấn công các võ sĩ được thực hiện 5 động tác. Diễn biến trận đấu sẽ được điều khiển bởi ký hiệu và khẩu lệnh “ngưng” của trọng tài. Võ sĩ khi nghe khẩu lệnh sẽ dừng thi đấu lùi về tư thế thủ và sẵn sàng cho đợt tấn công khác. Trường hợp võ sĩ bị đánh ngã bởi một đợt tấn công, hai võ sĩ sẽ tiếp tục trận đấu sau khi trở về vị trí ban đầu ở giữa sân và tiếp tục thi đấu.

Quy định về thời gian hiệp đấu võ thuật

Vovinam quy định mỗi trận đấu có 3 hiệp với thời gian thi đấu mỗi hiệp là 2-3 phút chưa kể thời gian 1 phút nghỉ. Ngoài ra, mỗi giải đấu sẽ có thời gian quy định cụ thể theo từng tính chất giải đấu đó. Hiệp đấu võ thuật Vovinam có cách tính điểm và không tính điểm chia theo từng vùng cụ thể.

Đó là vùng phía trước và 2 bên khu vực chân tóc đến hông, trái dương xuống qua mặt, cổ, bụng đến đai lưng. Khu vực từ vai kéo dài đến hai tay, từ thắt lưng kéo xuống và lưng, mông và gáy là các khu vực không được tính điểm. Võ sĩ sử dụng các đòn tay, lực đòn chân, trực tiếp tác động lên các khu vực được tính điểm không bị cản phá, đỡ chặn mới được tính điểm hợp lệ.

Những lỗi vi phạm bị cấm trong luật thi đấu đối kháng võ thuật Vovinam

Trong một trận đấu võ thuật Vovinam đối kháng, võ sĩ tấn công vào khu vực cổ họng, háng, gáy và khớp gối hoặc sử dụng cùi chỏ, gối tấn công đối phương là lỗi vi phạm cơ bản bị cấm. Võ sĩ không được vật, ôm hoặc dùng tay khóa giữ lôi kéo đối phương, bắt chân và đánh ngã đối phương. Võ sĩ bị cấm tấn công khi đối phương đang trong tư thế ngã xuống sàn đấu hay tấn công đối phương khi trọng tài đã có khẩu lệnh “ngưng” hoặc  chưa có lệnh “đấu”.

Ngoài ra, đấu sĩ trong trận đấu không được phép có các cử chỉ thô lỗ, khiếm nhã, sử dụng thủ thuật xấu như giả vờ bị thương, không tận tình thi đấu, cố ý giữ thế thủ,… Võ sĩ không được phép sử dụng các chất kích thích hay cố tình đá chân đối phương ở khu vực từ thắt lưng trở xuống,…

Quy định về xử phạt với các lỗi vi phạm trong thi đấu võ thuật Vovinam

Trọng tài là người có quyền đưa ra các hình thức xử phạt tuy theo mức độ lỗi sai phạm của các võ sĩ. Trọng tài có thể sử dụng hình thức nhắc nhở, cảnh cáo và cuối cùng là tước quyền thi đấu. Trọng tài sẽ nhắc nhở 3 lần trước khi cảnh cáo và nếu võ sĩ nhận lệnh cảnh cáo, võ sĩ đó sẽ bị trừ 2 điểm. Trong trường hợp xảy ra 3 lần cảnh cáo, võ sĩ đó sẽ không được phép tiếp tục thi đấu.

Vovinam có bao nhiêu nội dung?

Về nội dung Vovinam gồm 2 phần: Võ thuật Việt Nam (Việt Võ Thuật), Võ đạo Việt Nam (Việt Võ Đạo). Việt Võ Thuật là gốc rễ - cội nguồn, còn Việt Võ Đạo là hoa trái của Việt Võ Thuật sau quá trình mấy chục năm phát triển.

Dự kiến Vovinam các nước Campuchia, Lào, Indonesia, Philippines, Thái Lan,… cùng chủ nhà Việt Nam sẽ tranh tài 15 bộ huy chương tại SEA Games 31, gồm 6 hạng cân đối kháng (nam: dưới 55kg, 60kg, 65kg; nữ: dưới 55kg, 60kg, 65kg) và 9 nội dung thi quyền gồm 5 nội dung dành cho nữ: đơn luyện tay không (bài Long hổ quyền), đơn luyện vũ khí (bài Tinh hoa lưỡng nghi kiếm pháp), song luyện vũ khí, song luyện tay không, đa luyện vũ khí và 4 nội dung dành cho nam: đơn luyện vũ khí (bài Tứ tượng côn pháp), song luyện vũ khí, đa luyện vũ khí và đòn chân tấn công.

Danh sách thành viên đội tuyển Việt Nam tham dự bộ môn Vovinam

Đội tuyển đối kháng: HLV trưởng Nguyễn Tấn Thịnh (TP.HCM), HLV Đào Xuân Thắng (Trung tâm HLTTQG Hà Nội) và HLV Nguyễn Thị Thanh (Hà Nội); VĐV Phạm Thị Kiều Giang (Bến Tre), Lê Thị Hiền (Thanh Hóa), Nguyễn Thị Mộng Kiều (Tiền Giang), Đỗ Phương Thảo (Hà Nội), Bùi Thị Thảo Ngân (Đồng Tháp), Trần Quang Trung (Đồng Nai), Lê Hồng Tuấn (Bình Dương), Nguyễn Quang Duy (Bắc Giang), Nguyễn Tiến Sơn (Hà Nội), Nguyễn Thanh Liêm (TP.HCM), Đỗ Xuân Hiếu (Quảng Nam), Nguyễn Duy Linh (Bà Rịa Vũng Tàu). Đội tuyển đối kháng đã tập trung từ tháng 3-2021.

Nữ VĐV TPHCM Mai Thị Kim Thùy ở phần thi Long hổ quyền.
Nữ VĐV TPHCM Mai Thị Kim Thùy ở phần thi Long hổ quyền.

Đội tuyển quyền: HLV trưởng Nguyễn Hồng Quì (TP.HCM), HLV Nguyễn Bình Định (TP.HCM), HLV thể lực Nguyễn Việt Tuần (Trung tâm HLTTQG TP.HCM); VĐV Lâm Thị Thùy My, Lê Toàn Trung, Lâm Trí Linh, Trần Tấn Lập (Cần Thơ), Lâm Đông Vượng, Huỳnh Khắc Nguyên, Trần Thế Thường, Mai Thị Kim Thùy, Phạm Thị Bích Phượng, Mai Đình Chiến, Trương Thạnh, Nguyễn Hoàng Tấn, Lê Phi Bảo, Lê   Đức Duy, Nguyễn Quốc Cường, Nguyễn Thị Hoài Nương, Nguyễn Hoàng Dũ, Nguyển Thị Ngọc Trâm (TP.HCM), Đinh Thiên Long (Đồng Nai), Nguyễn Thị Hiền (Hà Nội), Đoàn Đình Thanh (Quân đội).

Các VĐV tranh tài sôi nổi ở các nội dung đồng đội
Các VĐV tranh tài sôi nổi ở các nội dung đồng đội

Bảng thành tích ĐT Việt Nam môn Vovinam qua các kì SEA Games

Do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, Vovinam lại không có tên trong danh sách các môn thi đấu ở 3 kỳ SEA Games tiếp theo (28, 29, 30). Trong đó, đáng chú ý là do phong trào Vovinam ở các nước trong khu vực Đông Nam Á chưa phát triển đồng đều, chưa có một vị thế tương xứng với các môn thể thao khác.

Chính vì thế, tiếng nói của bộ môn trong các Ủy ban Olympic Quốc gia và trong Hội đồng Thể thao Đông Nam Á không phải lúc nào cũng nhận được sự ủng hộ của các nước thành viên.

Kỳ SEA Games

HCV

HCB

HCĐ

27

6

10

2

26

5

1

8

VIDEO: Quyền Chân giải cơn khát vàng cho Vovinam trong ngày 20/12 - SEA Games 27

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục