Giải mã chiếc áo "crop-top" đen khiến ai cũng đòi mua của Tiến Linh

Màn ăn mừng cởi áo đấu của tiền đạo Nguyễn Tiến Linh sau khi ghi bàn đã để lộ ra chiếc áo “crop-top” đen, qua đó trở thành đề tài bàn tán sôi nổi trên mạng xã hội.

Giải mã chiếc áo trong của Tiến Linh


Trận bán kết 2 môn bóng đá nam SEA Games 31 giữa U23 Việt Nam và U23 Malaysia đã diễn ra vô cùng căng thẳng và không kém phần kịch tính. NHM đã phải chờ đến hiệp phụ thứ 2 mới có thể vỡ oà trong sung sướng khi Nguyễn Tiến Linh ghi bàn.

Tiền đạo sinh năm 1997 đã khiến cả khán đài nổ tung với pha lập công muộn của mình. Anh như được giải tỏa áp lực sau nhiều pha “bắn phá” bất thành. Màn ăn mừng cởi áo đầy cảm xúc của Tiến Linh đã chứng minh điều đó. Đáng bàn hơn, chiếc áo bên trong của cầu thủ này đã trở thành tâm điểm khi nhiều người không biết rõ đó là gì.


Nhiều bình luận cho rằng đó là chiếc… áo ngực hay áo croptop các bạn nữ hay mặc. Thậm chí nhiều người hâm mộ còn đùa rằng muốn hỏi Tiến Linh địa chỉ để mua áo. Trong đó tiêu biểu phải kể đến ca sĩ Lệ Quyên, cô đăng ảnh Tiến Linh để chúc mừng đội tuyển và viết: “Chị hay mặc crop-top, mai chị kiếm cái áo kiểu này mặc thử xem có đẹp không”. Còn Hằng Túi lại hào hứng: “Ba lỗ crop-top luôn em ơi”.

Tiến Linh

Ca sĩ Lệ Quyên chúc mừng không quên hỏi thăm về chiếc áo của Tến Linh

Tiến Linh
Nhiều người nhầm đây là chiếc áo ba lỗ bình thường
Tiến Linh
Một CĐV tìm địa chỉ mua áo như Tiến Linh mặc

Thực tế, đây là một thiết bị có tên gọi là Electronic Performance and Tracking System (EPTS – tạm dịch: Hệ thống theo dõi và hiệu suất điện tử).Các chỉ số đo được từ thiết bị này sẽ liên tục truyền vào máy tính của ban huấn luyện, HLV thể lực của đội.


Thông qua dữ liệu được cập nhập, HLV thể lực có thể đánh giá sát sao và chính xác nhất phong độ thi đấu của cầu thủ, tính toán thời gian thi đấu, độ tiêu thụ năng lượng…và nhiều tiêu chí khác của cầu thủ đó. Các kết quả này sẽ liên tục được báo cáo đến HLV trưởng, giúp vị thuyền trưởng có thể tính toán trong việc thay người, sắp xếp vị trí của các cầu thủ.


Nhờ vào thiết bị này, HLV thể lực có thể đánh giá trình độ thể lực sau một chu kỳ huấn luyện; theo dõi chuyển biến về trình độ thể lực trong quá trình thi đấu một trận, hay suốt một mùa giải…của một cầu thủ. Với ĐT Việt Nam, chiếc áo này bắt đầu được sử dụng từ năm 2019, trang bị cho các cầu thủ từ giải King’s Cup trên đất Thái Lan.

 

 

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục