Đối với một cựu cầu thủ từng thi đấu cho Milan trong những năm tháng hoàng kim của triểu đại Silvio Berlusconi, đó là một hướng đi không dễ để chấp nhận. Boban rõ ràng đã cảm thấy rằng một tên tuổi từng 7 lần đăng quang tại đấu trường châu Âu không nên đi theo con đường của những đội bóng đó.
Cũng như Leipzig và Salzburg, The Athletic đã được tiết lộ cho rằng thượng tầng tại Elliott và Milan đã nhìn nhận Dortmund, Atalanta và những kết quả tích cực mà Monaco đã đạt được vài năm trước chính là các hình mẫu của những mô hình thông minh mà họ có thể học hỏi. Boban đương nhiên hiểu được cái lợi và những giá trị của việc bắt tay vào chiến lược này. Nhưng đối với một cựu cầu thủ từng thi đấu cho Milan trong những năm tháng hoàng kim của triểu đại Silvio Berlusconi, đó là một hướng đi không dễ để chấp nhận. Boban rõ ràng đã cảm thấy rằng một tên tuổi từng 7 lần đăng quang tại đấu trường châu Âu không nên đi theo con đường của những đội bóng đó.
Milan là Milan. Chỉ có một số ít câu lạc bộ bóng đá trên thế giới có được một lịch sử hào hùng như Milan, và chính vì vậy, để có thể trình diễn tại San Siro, bạn cần phải sở hữu một tài năng và cá tính đặc biệt. Tỏa sáng tại Gewiss Stadium, những sân vận động mang tên một thứ đồ uống hoặc Stade Louis II, nếu mang ra so sánh thì là một việc dễ dàng và “tầm thường” hơn rất nhiều. Nhưng hãy thử nói điều đó với những “cậu bé” ở Dortmund, thường chơi bóng trước sự chứng kiến của 80.000 cổ động viên mỗi tuần xem nào. Liệu có đúng là ở đó sẽ ít áp lực hơn so với môi trường tại Giuseppe Meazza hay không? Vậy thì vì lý do gì mà Milan không thể áp dụng một chiến lược tương tự?
Và bên cạnh đó, như một nguồn tin đã giải thích với The Athletic: “Milan của năm 2020 hoàn toàn khác so với Milan của năm 1992.” Sớm điều chỉnh lại các tiêu chuẩn, cách nhìn nhận và tư duy của mọi người xoay quanh sự thật đó là một việc hết sức cần thiết để giải quyết các vấn đề ở hiện tại và xây dựng tương lai. Gazidis đã cố gắng nhấn mạnh điều đó trong cuộc họp báo được tổ chức để thông báo về quyết định bổ nhiệm Pioli vào chiếc ghế huấn luyện viên trưởng. Sẽ không hề là nói quá khi khẳng định rằng Milan đã sa lầy vào một tình thế cực kì nguy hiểm, rất gần với viễn cảnh phá sản dưới thời Lý Dũng Hồng. Câu lạc bộ đã cạn tiền và có nguy cơ cùng chung số phận với Fiorentina và Parma, hai cái tên đã phải “làm lại từ đầu” ở dưới đáy của kim tự tháp bóng đá Ý sau khi lâm vào bước đường cùng.
“Khi Elliott trở thành chủ sở hữu của Milan, tức là đã có một chuyện gì đó rất tồi tệ diễn ra,” một nguồn tin nói với The Athletic. Đó không phải là một thương vụ mua lại, mà là một vụ “siết nợ” sau khi Lý Dũng Hồng không thể hoàn trả số tiền mà ông đã vay từ quỹ phòng hộ của Mĩ để hoàn tất việc tiếp quản Milan từ tay Berlusconi. Elliott đã ngay lập tức phải bơm vào câu lạc bộ 50 triệu Euro để trả lương cho các cầu thủ. Giám đốc điều hành của ông Lý, Marco Fassone, đã bị cách chức ngay sau đó vì sự cẩu thả trong công việc. Trong một mùa hè đây điên rồ, ông này đã tiêu của câu lạc bộ đến 240 triệu Euro trên thị trường chuyển nhượng với niềm tin cực kì mù quáng và sai lầm rằng, UEFA kiểu gì cũng sẽ chấp nhận với các chủ sở hữu bí ẩn người Trung Quốc của Milan một thỏa thuận tự nguyện. Nhìn vào diễn biến đó, chủ sở hữu của AS Roma, Jim Pallotta đã nhận đinh với SiriusXM: “Tôi không hiểu chuyện gì đang diễn ra ở đó nữa (cách Milan mua sắm cầu thủ). Tất cả điều rất phi lý!”
Hóa đơn tiền lương của họ đã trở nên cao đến mức khủng khiếp. “
Bất kì bản hợp đồng nào mà Fassone thực hiện cũng đều là một bảng hợp đồng cực kì tồi tệ,” một nguồn tin nhận định. Nói một cách dễ hiểu, thì một tiền vệ 34 tuổi cực kì mẫn cảm với chấn thương, Lucas Biglia, sẽ kiếm được 7 triệu Euro mỗi năm “nhờ” vào Fassone, thủ môn dự bị Pepe Reina – hiện tại đang được cho mượn ở Aston Villa – đã được mang về bằng một bảng hợp đồng với mức lương lên đến 6 triệu Euro mỗi năm, trong khi Fabio Borini đã được hưởng 5 triệu Euro mỗi mùa (trước thuế) mãi cho đến khi anh ta chuyển đến Verona vào tháng 1 năm nay.
Chỉ 2 năm sau khi Milan đầu tư 100 triệu Euro khác cho thị trường chuyển nhượng với dự đoán đầy sai lầm rằng doanh nhân người thái Bee Taechaubol sẽ tiếp tục bám đuổi tham vọng thâu tóm Milan của ông ta, Elliott đã phải tiếp quản một đội bóng có mức chi tiêu ròng cao thứ tư ở châu Âu mà hề không có được mức doanh thu hay nền tảng sức khỏe tài chính như những gã “đại gia” đã đi trước họ trên con đường này - Manchester City, Manchester United và Paris Saint-Germain.
“Có lẽ một trong những điều mà chúng tôi đã không làm tốt chính là bàn luận về mục tiêu của chúng tôi và tình trạng mà chúng tôi đã phải tiếp quản là tệ đến mức nào,” Maldini thừa nhận gần đây.
Với việc Milan đã vi phạm Luật công bằng tài chính (Financial Fair Play – FFP) và bị cấm thi đấu ở đấu trường châu Âu vì sự liều lĩnh của các chủ sở hữu tiền nhiệm, tình thế đó đã buộc Elliott phải giúp Milan hoạt động thông minh hơn và hiệu quả hơn trên thị trường chuyển nhượng. Điều đó đã phần nào giải thích cho sự không hứng thú của họ trong việc chiêu mộ những cầu thủ kỳ cựu đắt giá, trừ khi đó là một trường hợp đặc biệt – như Zlatan Ibrahimovic. Những cái tên khác được “chào hàng” đến họ trong kì chuyển nhượng mùa hè năm ngoái - bao gồm Taison (32 tuổi), NemanjaMatic (31 tuổi) và Luka Modric (34 tuổi) – đã bị phớt lờ bởi quan điểm rằng, sẽ có rất ít, hoặc không có ích lợi gì khi chi ra các khoản tiền lớn cho những cầu thủ đang đi đến những ngày cuối cùng của sự nghiệp, chỉ có giá trị sử dụng ngắn hạn, và khi bán lại thì sẽ chẳng thu về được bao nhiêu đồng. Có thể công tác chuyển nhượng vào mùa hè vừa qua đã chỉ đưa về những cầu thủ còn quá non trẻ, nhưng một nhân vật bên trong câu lạc bộ đã khẳng định: “Làm gì có nghiên cứu nào gắn chặt kinh nghiệm với chiến thắng.”
Khác xa với một khối đá lạnh lùng, đầy tính toán, sự đầu tư của Elliott vào Milan dựa trên yếu tố cảm xúc cũng không thua kém gì những việc họ làm dựa trên quan điểm tài chính. Có một thành viên trong ban lãnh đạo đã rất tích cực tham gia vào các hoạt động hàng ngày của câu lạc bộ, là một người Milan chính hiệu và đã từng mua vé xem trọn mùa khi Rossoneri đang đứng trên đỉnh thế giới vào những năm 1990. Đối với các fan hâm mộ tin rằng Milan sẽ trở nên tốt hơn khi được trao vào tay tập đoàn LVMH của Bernard Arnault – những tin tức về thương vụ này đã liên tục bị phủ nhận – thì xin được khẳng định rằng, rất tiếc, tình hình cũng sẽ giống hệt như lúc này. Với sự ràng buộc của FFP, một câu lạc bộ sẽ chỉ có thể chi tiêu những gì mà họ thu về được, bất kể chủ sở hữu của họ có giàu đến đâu.
Elliott cũng không hẳn là quá dè xẻn, nhìn vào con số 201,8 triệu Euro mà họ đã đổ vào đội hình hiện tại là quá đủ để chứng minh điều đó. Cũng đã có những sai lầm xuất hiện, như có thể dự đoán từ trước, và họ thật sự vẫn đang phải trả lương cho một số bảng hợp đồng mà Fassone đã thực hiện. Những sổ sách kế toán mới nhất của câu lạc bộ được công bố đã cho thấy một khoản lỗ lên đến 143 triệu Euro. Bất cứ điều gì mà Milan đã cố gắng làm trong những năm gần đây đều không mang lại hiệu quả, và khi xét đến những hạn chế từ FFP, việc chuyển hướng sang một mô hình mới là một quyết định rất dễ hiểu. Trái ngược với những tin tức được đăng tải bởi các tổ chức truyền thông khác, theo như nguồn tin của The Athletic cung cấp, thì Milan vẫn chưa đạt được thỏa thuận nào với Rangnick cả, và nếu Pioli có thể gây ấn tượng từ giờ cho đến cuối mùa giải, thì câu lạc bộ có thể sẽ tiếp tục giữ ông lại.
Kì chuyển nhượng tháng 1 đã thể hiện một hướng đi rất hợp lý của Milan, với việc giữ cho các sự lựa chọn được ở trong trạng thái rộng mở. Krzysztof Piatek và Borini đã được bán đi, Suso và Mattia Caldara đã được đem đi cho mượn kèm theo tùy chọn mua đứt, hợp đồng của Biglia và Reina đều đã sắp hết hạn. Thay vì thay thế họ ngay lập tức, Milan đã chọn cách “thủ thế” cho những chuyển biến mới nhiều khả năng sẽ diễn ra trong tương lai. Bản hợp đồng với Ibrahimovic sẽ chỉ được kéo dài hơn mùa hè trong trường hợp Milan có thể vượt qua khoảng cách 12 điểm giữa top 4 và vị trí thứ 7. Asmir Begovic và Simon Kjaer sẽ gắn bó với họ theo dạng cho mượn đến hết mùa giải. Nếu có một tân giám đốc thể thao và một tân huấn luyện viên trưởng xuất hiện, thì họ sẽ có rất nhiều “đất” để “gieo trồng” những “hạt giống” phù hợp với đường lối của mình.
Quyền lực trong việc đưa ra các quyết định chuyên môn đã luôn được phân chia một cách khá đồng đều cho nhiều nhân vật kể từ khi Elliott kiểm soát câu lạc bộ. Gazidis không đột nhiên thâu tóm mọi quyền hành trong tay. Ông là một CEO, và do đó, việc ông là người đầu tiên được tiếp cận với những quyết định, kế hoạch của các chủ sở hữu là điều hiển nhiên. Hendrik Almstadt, một cựu giám đốc của Arsenal và Aston Villa, và trưởng bộ phận trinh sát Geoffrey Moncada cũng đều có tiếng nói rất lớn kể từ khi họ gia nhập đội bóng.
Một vấn đề tiềm tàng về khía cạnh nhận thức đang có nguy cơ trở thành hiện thực, mặc dù bài học nhãn tiền về những gì đã diễn ra với AS Roma vào mùa hè năm ngoái vẫn còn hiện hữu rất rõ. Vào tháng 6, Francesco Totti đã từ chức khỏi vai trò của ông tại đội bóng này trong sự cay đắng và bất mãn. Ông than thở rằng dù cho bản thân đang nắm giữ một chức vị ngang hàng với giám đốc thể thao của câu lạc bộ, nhưng các ý kiến của ông lại chẳng hề được đếm xỉa gì đến. Totti cảm thấy ông đã bị đẩy vào bóng tối. Hoàn toàn không có một chút quyền lực nào trong tay.
Một nhân vật khác, cụ thể là Franco Baldini, đã chiếm được toàn bộ sự tin tưởng của các chủ sở hữu – dù cho ông ta thường làm việc từ xa ở tận London hoặc Nam Phi. Tính minh bạch là một yếu tố tối quan trọng nếu một câu lạc bộ thật sự không gặp phải các vấn đề về niềm tin và những tranh cãi gần đây đã gây ra một sự mơ hồ, rối loạn nghiêm trọng về nhận thức ai mới là người thật sự nắm quyền lực lớn nhất tại Milan. Việc tránh đi những bê bối đã góp phần khiến các fan hâm mộ Roma quay lưng lại với chủ sở hữu đội bóng nên là một nhiệm vụ được xem trọng trong tâm trí của ban lãnh đạo Milan. Maldini có thể không phải là huyền thoại được tôn kính nhất trong các ultra ở CurvaSud, nhưng đối với các cổ động viên trên toàn thế giới của đội bóng này, nếu ông rời bỏ vai trò của mình tại Milan, thì đó sẽ là một chuyển biến cực kì tiêu cực.
Nếu như việc Maldini chấp nhận trở thành một phần trong dự án của Elliott đã đóng vai trò như một sự chứng thực, thì việc ông từ chức sẽ chẳng khác nào là minh chứng cho sự thất bại của những kế hoạch, tham vọng đã được hứa hẹn. Điều đó sẽ được nhìn nhận như một bước thụt lùi nghiêm trọng. Vào tuần trước, các ultra đã đưa ra một thông cáo, nêu lên yêu cầu của họ về những bê bối đã diễn ra gần đây liên quan đến thượng tầng câu lạc bộ.
“Trong tương lai, chúng tôi hy vọng rằng sẽ không phải chứng kiến thêm một cuộc đấu đá nội bộ trên truyền thông như đã diễn ra trong vài ngày qua, mong rằng các giám đốc tương lai, bất kể họ là ai, sẽ tuân thủ quy tắc đầy quan trọng rằng ‘chuyện trong nhà thì đóng cửa lại mà giải quyết với nhau’.” Đừng bao giờ vạch áo cho người xem lưng.
Giám đốc bị sa thải chỉ trích ‘chế độ độc tài’ của Milan
Cựu Giám đốc bóng đá Zvonimir Boban mới chỉ trích AC Milan và Giám đốc điều hành Ivan Gazidis sau khi bị sa thải hôm thứ 7.
Paul Pogba: Đã đến lúc cho một khởi đầu mới ở Man United
Ngày hôm nay, Paul Pogba sẽ bước sang tuổi 27. Suốt vài năm qua, những vấn đề của tiền vệ người Pháp ở Manchester United đa số thường gắn với câu chuyện tương...
Nguồn: Lược dịch từ bài viết “Boban gone, is Maldini next? Future unclear for faltering Milan on and off pitch” của ký giả James Horncastle, đăng tải trên The Athletic.