Dù thế nào đi nữa, vụ việc của Man City vẫn cho ta thấy một điều rõ ràng trong bóng đá: tiền luôn quyết định tất cả, dù là của nhà giàu mới nổi hay của các CLB truyền thống. Nếu có gì đó vô lý ở sự việc này, thì đó chỉ có thể là việc UEFA đã quá mạnh tay với một đội bóng Anh trong khi sẵn sàng ngó lơ với PSG, một đội bóng thậm chí còn tệ hơn Man City khi tiêu 1 tỷ Bảng trên TTCN mà vẫn chẳng lo bị "sờ gáy".
Việc nửa Xanh thành Manchester vừa kháng án thành công sẽ giúp cho thế giới lại một lần nữa được chứng kiến lối đá đẹp mắt của thầy trò Pep Guardiola. Tuy nhiên, còn một điều nữa mà chiến thắng này đem lại, đó là khẳng định với UEFA một sự thật: bóng đá giờ đã khác xưa rất nhiều.
Nếu bạn đánh gục ai đó, đôi khi họ sẽ trở lại mạnh mẽ hơn trước. Nếu như có ai đó còn nghi ngờ việc ông chủ của Man City, Sheikh Mansour, có thể sẽ thua cuộc chiến với UEFA, thì chiến thắng của ông vào ngày hôm qua trước cơ quan quyền lực nhất bóng đá Châu Âu đã dập tan mọi sự nghi ngờ kể trên.
Tuy nhiên, với những người yêu bóng đá đã lâu, việc một CLB "lắm tiền nhiều của" vượt qua được lệnh cấm của UEFA, thậm chí đánh bại nó sát nút vốn chẳng phải là một điều gì đó quá lạ lẫm.
Với NHM Manchester City, chiến thắng này thực sự là một lý do chính đáng để khui những chai bia, để ăn mừng và nhảy múa trên khắp các đường phố. Tại sao lại không vui chứ ? Họ vừa đánh bại cơ quan quyền lực nhất bóng đá Châu Âu kia mà ? Có câu chuyện nào hấp dẫn hơn câu chuyện của một kẻ yếu thế mới nổi đánh bại UEFA không cơ chứ?
Có lẽ, đây chính là "nét đẹp" của bóng đá hiện đại: hình ảnh những gã "nhà giàu" mới nổi thách thức những giá trị xưa cũ, những truyền thống đã tồn tại hàng trăm năm. Nói cách khác, Manchester City đã khiến cho UEFA hiểu rằng: họ không phải là một đội bóng dễ bị bắt nạt. Tỷ số lúc này đã là 1-0 nghiêng về cho đội "nhà giàu mới nổi."
Với những người yêu thứ bóng đá đẹp và vô tư hay chí ít là yêu sự trong sạch, chiến thắng này của Man City lại đem đến một góc nhìn ảm đạm: Các CLB nhiều tiền có thể mua "công lý" cho mình dễ như mua bó rau ngoài chợ vậy !!!
Luật Công Bằng Tài Chính được đặt ra để kiểm soát những tay chơi giàu có nhất bóng đá Châu Au. Tuy nhiên, những tay nhà giàu này cũng có thể thuê được những tay luật sư lão luyện nhất. Nếu có một minh chứng rõ ràng nhất cho điều này, có lẽ đó là việc họ chỉ phải lãnh án 2 năm, thậm chí giờ đây không phải lãnh bất cứ một án phạt nào. Lý do bác bỏ án cấm mà UEFA dành cho Man City như sau: "Hầu hết các cáo buộc vi phạm của UEFA đối với Man City đều hoặc không đủ thành lập tội danh, hoặc hết thời hiệu truy cứu."
Tuy nhiên, vẫn phải công nhận 2 sự thật. Sự thật thứ nhất, đây không phải là một chiến thắng của những kẻ "yếu thế". Đương nhiên, Man City không hề là kẻ yếu thế trong trường hợp này. Sự thật thứ hai, đó là kể cả khi Man City thua cuộc chiến pháp lý với UEFA, những kẻ chiến thắng vẫn là kẻ mạnh.
Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bóng đá Châu Âu sẽ vẫn như thế. Luật Công Bằng Tài Chính vốn là một bộ luật lạ kỳ được xây dựng dựa trên mong muốn giúp các CLB kiểm soát nợ của mình. Thế nhưng, nó cũng khiến bóng đá Châu Âu biến thành một dạng chủ nghĩa xã hội giả hiệu dưới thời Michel Platini, người khi đó muốn "bảo vệ bóng đá khỏi giới làm ăn". Có lẽ, Platini đã nghĩ rằng thị trường tự do không thể được áp dụng cho bóng đá, điều phần nào đó khiến thứ "chủ nghĩa xã hội" giả hiệu của ông trở nên dễ hiểu.
Đúng là gánh nặng nợ nần của các CLB đã dần được giảm tải, nhưng những điều luật trên cũng đang giúp bảo vệ cho những đội bóng già cỗi và thiếu sức sống. Trong 11 mùa luật Công Bằng Tài Chính được áp dụng, Champions League luôn bị thống trị bởi Top 10 CLB giàu nhất Châu Âu, thậm chí không thể bị đánh bại.
Có thể lấy ví dụ từ Barcelona, một CLB được sở hữu bởi NHM và giàu truyền thống nhất TBN, một hình mẫu thực sự của bóng đá. Trong khi đó, lối tiêu tiền của Man City hay PSG lại được cho là xấu. Nhưng, câu hỏi ở đây là: làm cách nào để có thể chen chân vào nhóm những ông lớn ở thời đại này nếu không tiêu tiền? Và dạng CLB nào lại có thể tiêu tiền vô tội vạ đến mức lâm vào cảnh nợ nần?
Tất cả những điều trên dẫn dắt chúng ta đến một câu hỏi cuối cùng: tương lai của dàn cầu thủ vốn được xem là tội ác với bóng đá này của Man City sẽ ra sao? Và nếu như không muốn mô hình "tiền quyết định tất cả" này của Man City tiếp diễn thì chúng ta phải làm thế nào để thay thế nó?
Không có gì chắc chắn rằng Pep Guardiola sẽ rời khỏi Man City kể cả khi lệnh cấm vẫn được áp dụng. Những người hiểu rõ ông đều cho rằng Pep Guardiola sẽ vẫn ở lại. Nhưng Pep giờ đây có thể thêm vào rất nhiều cái tên mới cho tham vọng phục hưng Man City của mình ở mùa sau.
Thêm vào đó, việc kháng án thành công cũng sẽ giúp Man City giữ chân được những cầu thủ đang có ý định rời đi. Giờ đây, Man City đã có được cả thiên thời và địa lợi: họ sẽ có được tâm lý thoải mái để tiếp tục chinh chiến ở vòng đấu loại của Champions League sẽ diễn ra vào tháng 8 năm nay.
Công việc hiện tại của Pep sẽ là: tìm ra một tiền vệ trung tâm tài năng, một người kế thừa xứng đáng cho vị trí của Fernandinho, thêm vào đó là một tiền đạo cắm. Trong trường hợp Man City không thể đem về được những bản hợp đồng như ý, họ cũng không phải quá lo ngại khi Pep vốn là một người giỏi xoay xở ở những tình huống khó khăn nhất.
Dù thế nào đi nữa, vụ việc của Man City vẫn cho ta thấy một điều rõ ràng trong bóng đá: tiền luôn quyết định tất cả, dù là của nhà giàu mới nổi hay của các CLB truyền thống. Nếu có gì đó vô lý ở sự việc này, thì đó chỉ có thể là việc UEFA đã quá mạnh tay với một đội bóng Anh trong khi sẵn sàng ngó lơ với PSG, một đội bóng thậm chí còn tệ hơn Man City khi tiêu 1 tỷ Bảng trên TTCN mà vẫn chẳng lo bị "sờ gáy".
Thêm vào đó, việc Man City thắng kiện cũng khiến UEFA hiểu ra một điều: kiểm soát bóng đá quá đà đôi khi cũng không tốt, thậm chí có thể khiến các đội bóng tách ra khỏi hệ thống và thành lập một "giải đấu tư nhân" không chịu sự kiểm soát của UEFA. Cuối cùng, LĐBĐ Châu Âu cần phải hiểu một điều rằng: công bằng sẽ không bao giờ được thực thi ở thời đại thị trường dù có cố gắng đến như thế nào!
Dịch từ bài viết: " Manchester City v Uefa final score: New Money 1 Old Money 0 (aet) " của tác giả Barney Ronay đăng trên The Guardian.