Chelsea vs Crystal Palace: Cơ hội còn lại cho cái kết trọn vẹn của kỷ nguyên Abramovich

Tác giả Tú Nguyễn - Chủ Nhật 17/04/2022 15:08(GMT+7)

Zalo

Chừng nào việc tiếp quản Chelsea còn chưa khép lại, tương lai của đội bóng phía Tây London vẫn là một dấu hỏi. Mặc cho những hứa hẹn được các ứng viên tiềm năng đưa ra, không ai biết tương lai nào đang đón chờ đội chủ sân Stamford Bridge. Nhưng có một điều chắc chắn: Sẽ chẳng có ông chủ mới nào bỏ ra số tiền lớn như cách Roman Abramovich đã làm với Chelsea.

 
Chelsea vs Crystal Palace
 
Giấc mơ về chức vô địch Champions League thứ ba đã tan biến, nhưng cơ hội khép lại mùa giải bằng một danh hiệu thì vẫn còn trong tầm tay. Tuy nhiên, nếu Chelsea thua Crystal Palace trong trận bán kết FA Cup tối nay, mùa giải này với họ sẽ chính thức khép lại. Sẽ không có cuộc chia tay đáng nhớ nào dành cho nhà tài phiệt người Nga, với những khoảng thời gian tuyệt vời mà ông đã mang đến sân Stamford Bridge. 
 
Zilina là một thị trấn xinh đẹp với dân số hơn 80.000 dân, nằm tại hợp lưu của ba con sông ở vùng núi phía tây bắc Slovakia. Thành thật mà nói, đó không phải nơi phù hợp để bắt đầu một cuộc cách mạng trong bóng đá. Nhưng cũng chính ở đó vào năm 2003, Chelsea đã chơi trận đầu tiên dưới triều đại Abramovich, với chiến thắng 2-0 trước MSK tại vòng loại Champions League.
 
Không dễ để chỉ ra đâu là đoạn kết của kỷ nguyên Abramovich, nhưng để chọn ra cái kết vinh quang nhất thì có lẽ là chiến thắng 2-1 trước Palmeiras trong trận chung kết Club World Cup. Ngoài việc đó là thành tích giúp Chelsea thâu tóm mọi danh hiệu có thể, họ đã giành được nó ở UAE, một nơi chỉ thực sự quan tâm đến bóng đá khi kỷ nguyên Abramovich chính thức bắt đầu.
 
Vẫn sẽ còn những người hâm mộ cảm thấy ghê tởm, khi chứng kiến bóng đá bị thương mại hóa nhờ sự xuất hiện của Abramovich, nhưng điều đó không thay đổi một sự thật: Abramovich là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất trong lịch sử bóng đá, bởi cách ông thay đổi quan điểm về quyền sở hữu trong bóng đá.
 
Chelsea vẫn ủng hộ Roman Abramovich
 
Ảnh hưởng của vị tỉ phú 55 tuổi đối với môn thể thao này quá đậm nét, đến nỗi rất khó để có thể hình dung bóng đá Anh từng ra sao trước khi ông cập bến sân Stamford Bridge. Cuối mùa giải 02/03, 19 trong số 20 CLB Premier League thuộc quyền sở hữu của người Anh. Ngoại lệ duy nhất là Fulham, đội bóng có chủ sở hữu là người Ai Cập, nhưng Mohammed al-Fayed đã định cư ở London được bốn thập kỉ, cũng như khao khát trở thành công dân Anh từ lâu.
 
Trên TTCN, chỉ có Manchester United thực sự tiến gần đến mức phí mà các siêu đội bóng có thể trả, với việc kí hợp đồng với Rio Ferdinand năm 2002 với mức phí 30 triệu bảng (trước năm 2003, đó vẫn kỉ lục chuyển nhượng của bóng đá Anh). Tất cả đã thay đổi vào ngày 1/7/2003, thời điểm Abramovich mua lại Chelsea và trong vòng ba tuần, dường như đã mua đến nửa châu Âu.
 
Thương vụ mua Glen Johnson từ West Ham với giá 6 triệu bảng là bản hợp đồng đầu tiên trong số 14 chữ kí mới, khiến chi tiêu của Chelsea trong mùa hè đầu tiên lên tới 110 triệu bảng. Đó đã là điều khó tin, cho đến khi nhà tài phiệt người Nga lặp lại mức chi tiêu này một năm sau đó. Hơn 90 triệu bảng đã được chi ra cho 9 cầu thủ, cũng như sự xuất hiện của vị HLV trẻ tài năng, Jose Mourinho.
 
Cuộc đua song mã tại Premier League chính thức bị phá vỡ. Chelsea đã khiến kẻ bắt nạt Man United dần bị bắt nạt, cũng như biến việc xây sân vận động mới của Arsenal để cạnh tranh về mặt tài chính trở nên vô nghĩa. Bởi thế giới bóng đá đã thay đổi. Chelsea khi đó không cần một sân vận động mới, họ chỉ cần nhìn Abramovich đút tay vào túi như cách Nobita nhìn Doraemon rút ra bảo bối. 
 
Xét trên phương diện bóng đá thuần túy, Abramovich đã mang đến cho Chelsea những thành công vang dội. 1,5 tỷ bảng được tỉ phú người Nga bỏ ra giúp Chelsea hiện tại trở thành đội bóng rất khác so với thời điểm ông mua lại. Họ mới chỉ vô địch Premier League một lần trước năm 2003, nhưng đến ngày Abramovich ra đi, Chelsea đã có thêm 5 lần vô địch nữa, cùng với 2 Champions League, 5 FA Cup và 3 League Cup. Họ có thể giành được nhiều chức vô địch hơn, nếu Abramovich tỏ ra kiên nhẫn hơn với các HLV hay không? Có thể, nhưng đó vẫn là số lượng danh hiệu đáng ghen tị.
Tiết lộ: Abramovich vẫn kịp tặng Chelsea của hồi mônTiết lộ: Abramovich vẫn kịp tặng Chelsea của hồi môn
Trước khi nhận lệnh trừng phạt từ Chính phủ Anh, tỉ phú Roman Abramovich vẫn kịp trích một phần tài sản của ông để tặng cho Chelsea.
10 bản hợp đồng đắt giá nhất của Chelsea dưới thời Roman Abramovich10 bản hợp đồng đắt giá nhất của Chelsea dưới thời Roman Abramovich
Theo thống kê, Chelsea đã chi tổng cộng 2.1 tỷ bảng mua cầu thủ dưới thời Roman Abramovich, cùng điểm qua Top 10 bản hợp đồng đắt giá nhất của The Blues dưới...
Roman Abramovich và lời vĩnh biệt một triều đạiRoman Abramovich và lời vĩnh biệt một triều đại
Sắp tới, Chelsea sẽ phải bắt đầu một cuộc sống mới, một triều đại mới, một kỷ nguyên mới. Nhưng di sản vĩ đại mà Abramovich để lại Stamford Bridge sẽ không bao...
Trước Chelsea, chưa từng có một Chelsea. Sau Chelsea, có vô vàn Chelsea. Abramovich luôn phủ nhận việc mua Chelsea vì bất cứ lí do gì khác ngoài tình yêu bóng đá. Nhưng có một điều chắc chắn: chính ông đã mở đường cho những nhà đầu tư giàu có khác, những người sẵn sàng dốc hầu bao mà không quá quan tâm đến lợi nhuận. 
 
Chelsea đã dẫn dắt bóng đá bước vào thời đại mới. Giờ họ sẽ phải đối mặt với việc sống trong thế giới đó mà không có vị ân nhân của mình. Trong vài tuần lễ đầu tiên, cuộc khủng hoảng về quyền sở hữu dường như khiến cả đội xích lại gần nhau hơn. Họ thắng 12 trong số 13 trận và chỉ thua trên chấm phạt đền trước Liverpool trong trận chung kết Carabao Cup. Nhưng sau đó là những thất bại trước Brentford và Real Madrid, với 7 bàn thua chỉ sau 90 phút.
 
Có thể thông cảm cho họ, khi 5 bàn trong số đó là những pha dứt điểm xuất thần. Nhưng như HLV Thomas Tuchel thừa nhận, hệ thống pressing của Chelsea đã sụp đổ; họ trở nên lỏng lẻo hơn bất kỳ thời điểm nào trước đây trong triều đại của ông.
 
Chelsea đã trở lại phần nào sau những chiến thắng trước Southampton và Real Madrid ở trận lượt về (dù nó vẫn khiến Chelsea bị loại). Nhưng phản ứng thất vọng của Tuchel sau trận lượt đi cho thấy, ông đang lo sợ điều gì đó ở tầm vĩ mô hơn. Nếu Chelsea thua Palace tối nay, các cầu thủ của họ sẽ nhìn xuống và đột nhiên nhận ra rằng họ đang đứng ở một nơi chênh vênh ra sao. Nếu không còn mục tiêu để phấn đấu, sẽ rất khó để đỗ lỗi cho các cầu thủ khi họ bị xao nhãng bởi tương lại của chính họ. 
 
Bộ ba Andreas Christensen, Antonio Rudiger và Cesar Azpilicueta sẽ rời Chelsea ở Hè 2022 theo dạng chuyển nhượng tự do bởi The Blues không được phép gia hạn với các cầu thủ.
 
Antonio Rüdiger và Andreas Christensen sẽ hết hợp đồng cuối mùa giải này. Cesar Azpilicueta đã được kích hoạt gia hạn hợp đồng một năm, nhưng mối quan tâm của Barcelona vẫn còn đó. Jorginho, N’Golo Kante và Marcos Alonso đều đã bước qua tuổi 30, với những hợp đồng sẽ hết hạn trong năm 2023. Làm sao có thể thực hiện các giao dịch mua bán, hoặc tìm kiếm những sự thay thế tiềm năng, khi không ai biết ai sẽ chịu trách nhiệm cho việc này. Thậm chí, chẳng ai biết khi nào lệnh cấm chuyển nhượng mới được tháo dỡ.
 
Một sân vận động mới, thứ Chelsea không quá quan tâm trong những năm đầu triều đại Abramovich giờ lại trở thành vấn đề nhức nhối. Bị vây kín bởi một bên là nghĩa trang, một bên là tuyến đường sắt, sẽ rất khó để tăng sức chứa của sân Stamford Bridge vượt qua con số 41.800 chỗ ngồi. Một sân vận động lớn là điều tối quan trọng với một đội bóng lớn, bởi càng có nhiều doanh thu trong ngày thi đấu, chủ sở hữu sẽ càng bớt được gánh nặng về mặt tài chính. Như đã đề cập ở đầu bài viết, những người tiếp quản mới của Chelsea chắc chắn sẽ không tài trợ cho CLB như cách Abramovich đã làm. 
 
Một thất bại trước Palace sẽ là dấu hiệu khẳng định chắc chắn rằng kỷ nguyên Abramovich đã chính thức khép lại. Tất cả những gì còn lại chỉ là những ngờ vực, những kỉ niệm khó quên và một di sản có tính đổ vỡ cao.
 
Bài viết có dựa theo tư liệu từ:
“If Cup defeat to Palace ends Abramovich era, what will he leave behind at Chelsea?” của Jonathan Wilson (The Guardian)
“Chelsea may struggle to find another Abramovich in a different world” của Jonathan Wilson (The Guardian)
“Roman Abramovich: The oligarch owner who bought a football club and changed the sport forever” của Miguel Delaney (The Independent)
 
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Cứ để Pratama Arhan ném 

Trước trận đấu quan trọng giữa ĐT Việt Nam vs Indonesia, những quả ném biên của hậu vệ Pratama Arhan được nhắc đến rất nhiều như là vũ khí nguy hiểm nhất của đội khách.

Juventus: Thiago Motta và hơi thở của kẻ chinh phục

Không bùng nổ bằng những trận thắng ngoạn mục nhưng chính sự lì lợm và khả năng chịu đựng đáng nể đang dần biến đội quân của HLV Thiago Motta trở thành một đối thủ khó lường hơn bao giờ hết, đặc biệt là khi Champions League sẽ bước vào giai đoạn knock-out sau kỳ nghỉ đông.

X
top-arrow