Jose Mourinho và nhiệm vụ của một HLV: Ông đã thúc đẩy động lực cầu thủ đúng cách?

Tác giả Góc Khán Đài - Thứ Năm 10/01/2019 16:51(GMT+7)

Những thay đổi tại Old Trafford vẫn là một lời nhắc nhở về một trong những sự thật bất biến của thế giới bóng đá: Thúc đẩy “động lực” của các cầu thủ luôn là nhiệm vụ của một huấn luyện viên.

Jose Mourinho, như các bạn biết, đã không còn là huấn luyện viên của Manchester United từ tháng 12. Đội bóng này hiện nay vẫn đang sống vui, sống khỏe mà không cần đến bóng dáng của nhà cầm quân người Bồ Đào Nha, dù cho họ vẫn chưa đụng độ một liều thuốc thử thật sự nào. Điều này đã làm xuất hiện nhiều nghi vấn cho rằng các cầu thủ của Man United trước đây đã tiến hành một kế hoạch nào đó...
Jose Mourinho và nhiệm vụ của một HLV: Ông đã biết thúc đẩy động lực cầu thủ đúng cách?
Về mặt lý thuyết, nếu các cầu thủ có thể thi đấu tốt hơn những gì họ đã thể hiện ở cái giai đoạn khủng hoảng kia, vị huấn luyện viên người Bồ sẽ có thể giữ được cái ghế của mình, đó là một kế luận luôn được rút ra trong tất cả những vụ sa thải huấn luyện viên.  Nhưng điều đó cũng có nghĩa là vị huấn luyện viên này đã không tận dụng được tối đa khả năng của các cầu thủ trong tay mình. Thật là một câu hỏi hóc búa!
Đối mặt với vấn đề khó đưa ra một câu trả lời xác đáng nhất này, người ta thường có xu hướng buông xuôi, bỏ qua nó – một phiên bản bóng đá của câu hỏi “quả trứng có trước hay con gà có trước?” hay những sự thật mà bạn sẽ không thể biết được về những gì đang diễn ra trong cuộc hôn nhân của một người nào đó. Các nhà báo bóng đá sẽ không “nghe câu chuyện từ cả hai phía”, hoặc cùng lúc nghiên cứu cả về năng lực quản lý của vị huấn luyện viên kia lẫn quyền lực mà các cầu thủ đang nắm trong tay. 
Tình thế như vậy, cách nhìn nhận như vậy, về cơ bản là đã làm sai lệch vai trò của các bên liên quan. Đây không phải là một vấn đề quá phức tạp: Tận dụng tối đa khả năng của các cầu thủ là công việc gắn liền với một huấn luyện viên. 
Pogba vs Shelvey
Bóng đá, vì một số lý do, đã khiến mọi người quên đi tất cả mọi thứ mà họ biết về “môi trường làm việc”. Có lẽ là do sự hào nhoáng về những khoản lương khủng lồ trong thế giới này. Trong bất kì một bối cảnh nào khác, luôn tồn tại một sự thật đã quá quen thuộc: Hoàn thành nghĩa vụ của bạn đối với ông chủ và tận lực cống hiến tất cả những gì bạn có cho ông ta - là hai câu chuyện hoàn toàn khác nhau.

Đó là lý do tại sao làm việc dưới sự cai trị cứng rắn, bằng bàn tay thép – làm chính xác những gì trong bảng hợp đồng của bạn có ghi, không thèm cố gắng tận sức hơn – là một kiểu lao động vì sự ép buộc, vì áp lực. Công việc của một người quản lý là tạo ra thêm nhiều năng suất đầu ra hơn từ các nhân viên dưới trướng.

Điều này đòi hỏi ông ta phải đặt mọi người vào đúng những vị trí mà họ có thể thành công và không ngừng thúc đẩy họ. Nhận được nhiều hơn năng suất đầu ra và thành quả từ các nhân viên - cho dù là trong một văn phòng hoặc trên sân cỏ - luôn là cách tốt nhất để một nhà quản lý có thể chứng minh năng lực và hiệu quả làm việc của ông ta.
Eric Bailly và vị huấn luyện viên đã giúp anh ra mắt trong màu áo United
“Ngôn ngữ bóng đá” đã làm xáo trộn cái sự thật này. Các bình luận viên thường xuyên nói về những cầu thủ “cống hiến 100% khả năng,” cứ như thể 100% là hiệu suất cơ bản vậy – cống hiến toàn bộ khả năng, nghĩa là cống hiến 100%. Đó chỉ là một câu nói sáo rỗng. Nếu chúng ta phải đặt ra tỷ lệ phầm trăm cho điều này, thứ mà chúng ta thực sự có, thì đường cơ bản nằm đâu đó ở khoảng 80.  Các cầu thủ về cơ bản sẽ làm công việc của họ trong nhiều tình huống. Điều đó đôi khi là cống hiến mức khả năng vừa đủ để giành chiến thắng, nhưng các câu lạc bộ thường đánh giá cao một huấn luyện viên có thể tận dụng, khai thác, nhiều hơn thế từ các học trò của ông ta. 
Chúng ta có xu hướng không bàn về “động lực” trong lĩnh vực thống kê. Đó là yếu tố không thể định lượng. Tài năng của cầu thủ và sự lựa chọn chiến thuật là những thứ được xem trọng, đánh giá cao hơn “kỹ năng” của từng người, vì vậy, đó mới chính là những yếu tố được chú ý đến nhiều nhất. Nhưng “động lực” là một phần không thể thiếu của chiến thuật.

Nếu bạn muốn các cầu thủ của mình track back (lui về cover khoảng trống cho đồng đội), nắm bắt – điều khiển trái tim họ, hoặc khiến họ đặt bản thân vào một mục tiêu lớn hơn của toàn đội, bạn cần phải thuyết phục họ thực sự làm điều đó một cách tự nguyện, toàn tâm toàn ý. “Động lực”, do đó thường bị cuốn vào cái thể loại mơ hồ mà chúng ta gọi là “chiến thuật.” Nhưng điều đó không làm cho nó trở nên không thực tế. 
Thật kì lạ, cái khái niệm “thúc đẩy động lực của cầu thủ là trách nhiệm của các huấn luyện viên” không bao giờ được bàn đến mỗi khi Jose Mourinho thành công.  Tại Inter, ông được khen ngợi vì đã thuyết phục được các tiền đạo của mình chấp nhận đảm nhiệm những vai trò khác. Ông đã thuyết phục – Samuel Eto’o – VÂNG, là Samuel Eto’o đấy!!! – thi đấu trong vai trò winger.

Ở Real Madrid, trước khi mọi thứ trở thành một đống hỗn loạn, ông đã thuyết phục được Angel Di Maria trở thành một winger “hai chiều” và bắt Mesut Ozil phải track back 60 phút mỗi trận. Mourinho không phải là người sáng tạo ra deep block, track back hay việc thi đấu mà không cầm bóng; sự “cải tiến” của ông mới thực sự là thứ khiến cho các ngôi sao của thế kỷ 21 chấp nhận những ý tưởng đó.

Bỏ qua câu hỏi về trình độ chiến thuật của ông, lý do khiến các câu lạc bộ tầm cỡ muốn thuê Mourinho, là bởi vì ông – không giống như David Moyes, cựu huấn luyện viên của Manchester United – có thể giúp cho các cầu thủ gắn kết và tuân theo những chỉ đạo của mình. Tại thời điểm mà vị huấn luyện viên người Bồ Đào Nha không thể làm được điều đó nữa, đương nhiên là ông đã bị sa thải. 

Đây chính là lúc chúng ta phải đề cập đến “quyền lực của các cầu thủ”. Thuật ngữ này không có một định nghĩa rõ ràng và chúng liên quan đến tất cả các động thái của “những người đại diện cầu thủ” mà có thể khiến cho người đối thoại ghét cay ghét đắng. Tất nhiên là các cầu thủ luôn sở hữu quyền lực của riêng họ. Họ là những người thực sự làm tất cả mọi thứ - cũng như hiện thực hóa các ý tưởng của huấn luyện viên - trên sân bóng. Họ là những tài năng hiếm có. Họ là những khoản đầu tư đắt đỏ chỉ có thể đạt được đỉnh cao trong vài năm.

Tất nhiên, các câu lạc bộ muốn khai thác, tận dụng tối đa các khoản đầu tư này, điều đó đã mang lại cho các cầu thủ một số sức ảnh hưởng và quyền lực nhất định. Nếu các câu lạc bộ nghĩ rằng một cầu thủ đang thực sự “trở thành một vấn đề”, họ sẽ “trảm” anh ta. Tất nhiên, điều đó rất hiếm khi xảy ra, vì các câu lạc bộ tồn tại với mục đích tận dụng tối đa khả năng của các cầu thủ và huấn luyện viên chỉ là một công cụ để thực hiện mục đích đó. (Trong những cuộc khủng hoảng của Mourinho trước đây, các câu lạc bộ đã thực hiện điều này để rồi chẳng mang lại chút hiệu quả nào). Sự tồn tại của “quyền lực cầu thủ”, cho dù là theo nghĩa nào đi chăng nữa, cũng không làm giảm bớt trách nhiệm của Jose Mourinho, trong việc thúc đẩy “động lực” của các học trò trong tay ông. 
Ole Gunnar Solskjaer, huấn luyện viên tạm quyền của Manchester United, có một lợi thế rất riêng biệt từ việc ông không phải là một gã tinh ranh đến mức khó ưa. Điều đó chẳng mang ý nghĩa gì cả. Manchester United đã chi ra rất nhiều tiền để mang về Paul Pogba, Romelu Lukaku và Anthony Martial, cũng như đang trông đợi vào Marcus Rashford để nâng tầm vị thế học viện đào tạo trẻ của câu lạc bộ này.
Mourinho và HLV mới Ole Gunnar Solskjaer
Đội chủ sân Old Trafford – lẽ ra đã là một điều quá hiển nhiên với chính Mourinho và tất cả những người khác – khát khao sở hữu một vị huấn luyện viên có thể giúp các cầu thủ tỏa sáng và mong muốn gắn bó với đội bóng. Hòa nhập với – và gắn kết – một đội hình tài năng có lẽ là chưa đủ để giành được một danh hiệu, nhưng điều đó đáng ra là đủ để cải thiện mùa giải cuối cùng của Jose Mourinho, một mùa giải mà những con số thống kê của họ giống như Leicester City ở giữa bảng xếp hạng hơn là một đội bóng trong top 6.

Vào những ngày đầu tiên này, chúng ta vẫn chưa được nhìn thấy bất cứ một dấu hiệu nào thể hiện Solskjaer đã vạch ra những ý tưởng chiến thuật cần thiết để có thể đánh bại những đội quân hùng mạnh của Jurgen Klopp hay Pep Guardiola, thế nhưng, những thay đổi tại Old Trafford vẫn là một lời nhắc nhở về một trong những sự thật bất biến của thế giới bóng đá: Thúc đẩy “động lực” của các cầu thủ luôn là nhiệm vụ của một huấn luyện viên. 
Lược dịch từ bài viết: “Mourinho, Motivation and a Manager’s Job” của tác giải David Rudin, đăng tải trên Statsbomb.
NAM KHÁNH (TTVN)

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Đêm huyền ảo ở Munich

Thật không tưởng và kỳ lạ, nhưng giờ tôi có thể nói với bản thân mình, ‘Chúa ơi, thì ra cảm giác vô địch là thế này! Tôi luôn luôn tự hỏi nó sẽ như thế nào, nhưng giờ tôi đã biết rồi!’.

Pep Guardiola gia hạn với Man City: Ai buồn, ai vui?

Lại một lần nữa trong những ngày tháng 11, Pep Guardiola lại quyết định gia hạn hợp đồng với Manchester City sau 2 lần gia hạn trước đó vào năm 2020 và 2022. Bản hợp đồng mới cho phép Pep gắn bó thêm 2 năm với đội chủ sân Etihad và đánh dấu cột mốc tròn 1 thập kỷ chiến lược gia vĩ đại này dẫn dắt nửa xanh thành Manchester.

Rodri: "Có nhiều thứ bạn sẽ không thể học được qua trường lớp mà phải tự chiêm nghiệm theo thời gian"

Khôn khéo trong cách ăn nói, kín đáo trong phong cách ăn mặc, là một người có học thức khi đã tốt nghiệp đại học và một cơ thể không dính một hình xăm... Có thể nói Rodri giống như một "cánh chim vừa lạ, vừa đặc biệt" trong thế hệ các cầu thủ đang thi đấu ở bóng đá hiện đại. Và ở cuộc phỏng vấn với Esquire, chúng ta sẽ có dịp hiểu nhiều hơn về con người và lối suy nghĩ của Rodri - cầu thủ đang chơi cho Man City vừa đoạt được danh hiệu Quả bóng vàng năm 2024.

Nghịch lý Vinícius Júnior

Vinícius Júnior đã thất bại trong cuộc đua Ballon d’Or vào tháng trước, nhưng bạn hãy thử nói với người hâm mộ Real Madrid rằng anh thực sự không xứng đáng giành Quả Bóng Vàng mà xem. “Vinícius, Ballon d'Or,” đám đông khán giả tại Santiago Bernabeu đã hát đi hát lại câu này vào hôm thứ 7, khi tiền đạo người Brazil lập hattrick trong chiến thắng 4-0 của Madrid trước Osasuna.

Luis Nani: Cuộc đời xoay trong những điệu santo

Gần 40 tuổi, thay vì lựa chọn nghỉ hưu ở những bãi biển xinh đẹp, Nani vẫn tiếp tục chơi bóng. Chẳng quan trọng là Manchester United lừng danh thế giới, Valencia đình đám một thời hay Sporting Lisbon giàu truyền thống, chỉ cần được ra sân và cống hiến, như thế là đủ mãn nguyện đối với ngôi sao người Bồ Đào Nha.

Ruben Amorim: "Tôi sẽ làm tất cả để đưa Man Utd trở về vị thế của mình"

Sau khi đặt chân đến Man Utd, tân HLV Ruben Amorim đã có cuộc phỏng vấn đầu tiên với phóng viên của CLB là Harry Robinson, ngay tại sân Old Trafford. Trong cuộc phỏng vấn với truyền thông nội bộ này, nhà cầm quân trẻ người Bồ Đào Nha đã giải thích lý do anh chọn đến đội chủ sân Old Trafford, cũng như khái quát về triết lý bóng đá của mình. Và đây là toàn bộ nội dung cuộc phỏng vấn ấy.

Ayoze Perez: Sau cơn mưa mù là nắng ấm

Từ một cái tên từng nổi lên tại xứ sở sương mù trong màu áo Newcastle cách đây gần một thập kỷ, rồi bất ngờ ngụp lặn bởi những ca chấn thương, Ayoze Perez giờ đây đã quay trở về quê hương Tây Ban Nha ấm áp và trở thành nguồn cảm hứng kỳ lạ mang đến nét tươi mới cho Villarreal trong mùa giải năm nay.