Daniel Agger - Câu chuyện của những hình xăm

Tác giả Góc Khán Đài - Chủ Nhật 22/05/2016 18:01(GMT+7)

Golazo! Ngay phút thứ 83 của trận đấu, một cú tung chân trái nhẹ nhàng nhưng trái bóng bay như đạn găm thẳng vào góc trái khung thành của Blackburn Rovers. Đó là bàn thắng mà có một cậu trẻ như tôi ngày đó mãi không thể nào quên được. Một pha làm bàn từ một trong những hậu vệ xuất chúng nhất của xứ sở Đan Mạch, của vùng Bắc Âu đầy thần thoại về những chàng chiến binh dũng mãnh. Và đối với những cổ động viên “trẻ trâu” như chúng tôi, chàng chiến binh Bắc Âu ấy lại được nhiều tình cảm hơn cả Steven Gerrard vĩ đại. Anh không ai khác, chính là Daniel Agger.

Tôi đã có ý định này lâu lắm rồi. Thế đấy, tôi là một thành viên của đội bóng – một phần máu thịt của thành phố cảng. Tôi đã ở đây đủ lâu để dễ dàng đưa ra quyết định. Tôi hoàn toàn mãn nguyện với dòng chữ trên tay
D.Agger nói sau khi săm lên mình chữ YNWA
 
“Chúa tể của những hình xăm” có lẽ là cụm từ tiêu biểu nhất để mô tả về anh. Fan bóng đá nói chung và NHA nói riêng có lẽ không ai không cảm thấy “sướng” khi nhìn thấy những hình xăm chi chít trên cơ thể chàng cầu thủ điển trai này. Những hình xăm trải dài trên khắp cơ thể, từ sợi dây chuyền to đùng trước ngực với tên hai người con trai, hàng cờ quốc kì Đan Mạch rực lửa bên bả vai trái, gì đó “loạn xạ” trên bả vai phải, cho tới vị thần ngồi giữa nghĩa trang ở sau lưng, và hình xăm còn trải dài xuống tận chân với hai trái tim máu. Để miêu tả hết hình xăm của Dane có lẽ phải cần một bài viết chuyên sâu khác. Ở đây người viết chỉ xin sử dụng một vài hình xăm để nói lên mối tình của chàng chiến binh này đối với tình yêu lớn nhất cuộc đời chàng – Liverpool FC.

Agger để lại hình ảnh đẹp trong lòng CĐV Liverpool

 
Holger Danske, đó là tên của nhân vật ngồi chễm chệ ở sau lưng của Dane, cái tên mà được người dân Đan Mạch nhắc đến nhiều nhất khi bị Đức Quốc Xã chiếm đóng vào thế chiến thứ hai. Người dân Đan Mạch luôn cho rằng Holger Danske sẽ luôn luôn xuất hiện cùng với thanh gươm Cortana bảo vệ họ trong những thời khắc quan trọng nhất. Agger đối với Liverpool cũng vậy, anh luôn xuất hiện tại những thời khắc Liverpool cần anh nhất. Anh luôn là một chốt chặn quan trọng trong đội hình Liverpool thời gian còn tung hoành khắp nơi với danh hiệu “Vua đấu cúp”. Suốt triều đại Benitez, trừ khi số 5 chấn thương, thì công thức trung vệ của Liverpool luôn là “5+4”, “5+23”, hoặc “5+37”, và hiếm khi nào số 5 đó bị cho ra rìa trên băng ghế dự bị mặc dù khi anh đến là lúc anh mới hai mươi hai tuổi, và phải cạnh tranh vị trí với Jamie Carragher - cậu con cưng của cư dân thành phố cảng, và Sami Hyypia - người anh cả của Lữ đoàn đỏ. Không những trong vai trò chính là phòng thủ, mà trong mặt trận tấn công Agger còn là một cầu thủ đáng gờm. Hẳn những fan của The Reds vẫn không quên được cú ra chân đầy quyết đoán của anh vào lưới Chelsea trong trận bán kết C1 mùa giải 2006-2007, sau đó Liverpool cũng tiễn Chelsea về London trong loạt đấu súng cân não để tiến vào trận chung kết gặp AC Milan.
 
Dưới hình xăm về vị thần ngồi giữa nghĩa trang là ba cái đầu vua Viking với câu khẩu hiệu nổi tiếng ‘to see no evil, hear no evil, speak no evil’, đó là hình ảnh ba khuôn mặt tự may đi đôi mắt, đôi tai và cái miệng của mình để tránh đi những cám dỗ của quỷ dữ, nó giống như cách mà anh đã chống lại những lời chèo kéo của những thế lực bên ngoài thành phố cảng. Đó là lời hứa bảo đảm có danh hiệu lớn với gã khổng lồ Barcelona. Đó là một mức lương cao của gã nhà giàu mới nổi Manchester City. Nhưng không, anh đã không ngoảnh lại với màu đỏ của mình, một màu đỏ đầy nhạt nhòa trong những năm tháng khó khăn sau sự ra đi của Alonso và Torres.

Liverpool như quê hương thứ 2 của Agger
 
Và để rồi sau khi quay lưng với những cám dỗ của quỹ dữ, chàng chiến binh ấy đã khắc lên ngón tay mình bốn chữ cái, bốn chữ cái để thể hiện sự trung thành, bốn chữ cái thể hiện tấm lòng sắt son của một chàng trai Bắc Âu dành cho đội bóng của mình – “YNWA”. YNWA - có lẽ hiếm có cổ động viên đội bóng nào có thể comment trên facebook dễ nhận ra bằng cổ động viên Liverpool, nó đã trở thành một biểu tượng để nhận ra được con người gắn trọn tình yêu với đội bóng thành phố cảng, của người con tuy không được sinh ra nhưng sẵn sàng gửi gắm thân xác như người đội trưởng huyền thoại của mình khi từ bỏ cỏi đời.
 
“Tôi đã có ý định này lâu lắm rồi. Thế đấy, tôi là một thành viên của đội bóng – một phần máu thịt của thành phố cảng. Tôi đã ở đây đủ lâu để dễ dàng đưa ra quyết định. Tôi hoàn toàn mãn nguyện với dòng chữ trên tay”
 
Chàng trai đó đã trả lời như thế khi được hỏi về những hình xăm trên tay mình. Anh không bao giờ trở mặt với đội bóng của mình. Sau mùa 2013-2014, anh ra đi có phần ấm ức nhưng vẫn quyết định về quê để khoác áo đội bóng cũ Brondy- nơi là bệ phóng để anh đến với Lữ đoàn đỏ, cũng là nơi anh không phải khác chiến tuyến với những người đồng đội màu áo đỏ. Để rồi những tháng ngày sau đó là những tháng ngày địa ngục của HLV Rodgers khi ông chịu sự khinh ghét của bộ phận cổ động viên, sự chán ghét mà có lẽ đến sự ra đi của Gerrard sau này cũng không đáng sợ như vậy.
 
8 năm không phải là quá ngắn. Nhưng tại sao đối với chàng trai này lại là một thời gian không đủ dài để người hâm mộ cảm thấy thỏa mãn nhìn anh trong màu áo đỏ. 'Memento mori' – “Cái chết rồi sẽ đến”, đó là câu nói của một vị vua Viking nằm trên cánh tay phải của anh. Phải rồi, phải biết rằng có một ngày anh sẽ từ bỏ câu lạc bộ thân yêu của mình, nhưng những tình cảm và những kỉ niệm tốt đẹp của cổ động viên Liverpool sẽ mãi đồng hành cùng anh – YNWA.

Phương GP (TTVN)

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Tại Chelsea, Sancho đang trở thành mẫu cầu thủ mà Man Utd từng kỳ vọng?

Điều đáng ngạc nhiên nhất trong pha ghi bàn tuyệt đẹp của Jadon Sancho trước Tottenham Hotspur không phải là bản thân cú sút chìm, đưa quả bóng đi theo quỹ đạo vòng cung từ bên ngoài vòng cấm bay chạm cột xa khung thành của Fraser Forster rồi bật vào lưới. Mà chính là việc anh đã quyết định dứt điểm trong khoảnh khắc đó.

Lối thoát nào cho tương lai Marcus Rashford?

“Trận đấu tiếp theo. Một tuần mới và cuộc sống mới”. Đó là thông điệp của HLV Ruben Amorim gửi đến Marcus Rashford sau khi loại tiền đạo này khỏi đội hình Man United ở trận derby Manchester vào Chủ Nhật tuần trước.

Phía trước Man City là gì khi ngay cả Pep cũng nghi ngờ bản thân?

Sau trận thua ngược 1-2 trước MU ở derby Manchester đêm Chủ nhật vừa qua, Pep Guardiola cay đắng nói rằng ông là một HLV không đủ giỏi. Liệu đấy là một lời thừa nhận mang màu sắc chán nản trong bối cảnh vận đen đeo bám, hay quả thực, Pep đã “hết bài” và không còn đủ khả năng giúp City ngự trị trên đỉnh cao?

Sự can trường của Amad Diallo là động lực giúp MU tiến bước

12 năm trước - cũng vào tháng 12, pha sút phạt thành bàn của Robin Van Persie ở phút 90 đã giúp Man United đánh bại đối thủ cùng thành phố Man City tại Etihad với tỉ số 3-2. Chiến thắng đó trở thành một điểm nhấn quan trọng trên hành trình đăng quang chức vô địch Premier League 2012/13 của “Quỷ đỏ” trong mùa bóng cuối cùng của Sir Alex Ferguson.

Antoine Griezmann: Ly rượu vang chữa lành

Sự thăng hoa hơn cả kỳ vọng của ngôi sao người Pháp chính là “chất men” hảo hạng đưa Atletico Madrid quay trở lại các cuộc đua tại La Liga và Champions League mùa giải năm nay.

Tại sao quả phạt đền của Cole Palmer trước Tottenham là một cú panenka hoàn hảo?

Cú đá Panenka thường được coi là một hành động phô diễn kỹ thuật thuần túy, một rủi ro không cần thiết mà những cầu thủ quá tự tin thực hiện ở những thời điểm không phù hợp. Nhưng khi người thực hiện là Cole Palmer – một cầu thủ bình tĩnh và tài năng đến mức thiên bẩm – thì đột nhiên, nó không tạo ra cảm giác quá mạo hiểm nữa.