Công ty gián điệp, phần mềm phân tích và những bản hợp đồng "mì ăn liền": Những thứ đang giết chết Man Utd (p2)

Tác giả KDNX - Thứ Bảy 02/11/2019 09:57(GMT+7)

Zalo

Mỗi cầu thủ ở Old Trafford phải có ít nhất 6 tiếng làm quảng cáo cho nhà tài trợ và CLB theo điều khoản hợp đồng. Nhưng thực tế cho thấy các cầu thủ Man United phải thực hiện trung bình 48 phút quảng cáo một tuần.

Phần 1: Công ty gián điệp, phần mềm phân tích và những bản hợp đồng "mì ăn liền": Những thứ đang giết chết Man Utd (p1)

Phần 2:

Neymar là một trong những ví dụ. Khi anh bắt đầu nghĩ đến việc rời khỏi PSG mùa hè năm nay, đã có thời điểm ngươi ta nghĩ rằng tiền đạo người Brazil là người thích hợp nhất khoác lên mình chiếc áo Man United khi anh có đủ những tố chất cần thiết: một bản hợp đồng hạng A ở thời kỳ mà Ed Woodward tin rằng đội bóng nên có ít nhất một bản hợp đồng đủ khả năng cạnh tranh QBV.
 
Ở Old Trafford, tuy vậy, người ta đùa rằng: "Nếu anh đem về một cậu người Brazil, anh sẽ chỉ có một cậu người Brazil, anh đem về hai cậu người Brazil, anh sẽ có hai cậu người Brazil, còn đem về ba cậu người Brazil, anh có được một bữa tiệc Samba."
 
Neymar, trong trường hợp này sẽ là "hòn ngọc" của Man United.
 
Cha Neymar, Neymar Sr, đồng thời là người đại diện của anh, được gán cho cái danh "gã hám tiền", còn nguồn tin thân cận cho biết Neymar còn quyết tâm giành QBV cao hơn cả Lionel Messi và Cristiano Ronaldo.

Điều này nghe qua chẳng có gì là xấu, chỉ có một điều duy nhất: Neymar không cố gắng hết mình như Ronaldo hay Messi, hai người đều có được 5 danh hiệu này. Thậm chí, chàng trai người Brazil còn không nhận ra rằng mình cần phải thay đổi nếu muốn biến giấc mơ thành hiện thực. Với những người điều hành ở Man United, họ chẳng mất quá nhiều thời gian để đưa ra quyết định của mình: không đem Neymar về là tốt nhất.

Joao Felix cũng là cái tên được bàn đến nhiều lần, thế nhưng chàng trai người BĐN lại quyết định chuyển đến Atletico Madrid với giá 113 triệu Bảng. Man United khi đó lo ngại thể lực của Felix sẽ không thể chịu được sự khắc nghiệt của Premier League. "Michael Ricketts là dạng cầu thủ một mùa," một nguồn thạo tin cho biết. "Bí quyết đó là tìm kiếm một ai đó như Mohamed Salah, chơi tốt từ mùa này qua mùa khác."
 
Thêm vào đó, Man United cũng kỳ vọng vào bản hợp đồng Alexis Sanchez.
 
Ngày ra mắt sân Old Trafford, tiền đạo người Chile quyết định trổ tài...đánh piano theo nền nhạc "Glory Glory Man United" nhằm khích lệ tinh thần của đội nhà. Nhưng những gì mà tiền đạo người Chile thể hiện lại là một thảm họa. Anh liên tục bị chỉ trích khi không thể đạt được sự kỳ vọng mà người hâm mộ cũng như BLĐ dành cho mình. NHM Man United cũng như Antifan Manchester United ở VN thậm chí còn mỉa mai anh là "nghệ sĩ piano đắt giá nhất Old Trafford." Một biệt danh vừa ngộ nghĩnh vừa buồn dành cho chàng tiền đạo tài hoa một thuở của Barcelona.
 
"Chẳng ai gọi chúng tôi là thằng ngu ở thời điểm đó cả," là câu bào chữa cho bản hợp đồng này. Có lẽ vì Sanchez đã gây ấn tượng quá mạnh cho các tuyển trạch viên của Man United trên...sân tập.
 
Ở hậu trường, Solskjaer thường được cho rằng đang cố gắng xây dựng một Quỷ Đỏ "khiêm nhường với NHM nhưng kiêu hùng trước đối thủ". Đối với người hâm mộ, Man United là những chàng trai dễ thương, mặc vét, giao lưu với người hâm mộ một cách thân thiện nhất có thể. Còn trên sân, họ là những "hung thần" sẵn sàng ăn thua đủ với đối thủ, cố gắng hết mình để chứng minh mình xứng đáng với màu áo đỏ của đội chủ sân Old Trafford.

Đáng buồn thay cho Solskjaer, mọi chuyện chẳng đơn giản như ông nghĩ khi Man United có khởi đầu tệ nhất kể từ năm 1989, thời kỳ Madchester, thời kỳ Michael Knighton suýt chút nữa trở thành ông chủ, thời kỳ mà ông thầy cũ của Solskjaer phải đối mặt với tấm ga trải giường trên đó có dòng chữ: "3 năm lý do lý trấu, tệ vẫn hoàn tệ, ta-ra Fergie" của NHM. 
 
Liệu Solskjaer có đang trên đường rời khỏi Old Trafford ? Man United nhanh chóng từ chối khả năng này, nhất là khi xét đến mùa trước, khi họ có được 17 điểm trong 17 trận cuối cùng của mùa giải (Jose Mourinho trong khi đó bị sa thải khi giành được 26 điểm trong cùng số trận). Có lẽ mối bận tâm số 1 của Man United sẽ là chuyến làm khách gặp Liverpool vào ngày chủ nhật tuần này.
 
Một vấn đề khác mà Man United đang gặp phải đó là việc không có được một giám đốc thể thao có tiếng tăm sau 2 năm trời tuyên bố rằng đây sẽ là mục tiêu hàng đầu.
 
Một trong những lý do, theo nguồn tin của The Athletic, đó là Mike Phelan cùng Solskjaer quyết định đảm đương công việc này. Nên nhớ rằng công việc này không chỉ đơn giản là đem về cầu thủ, mà còn là xây dựng cầu nối giữa đội trẻ và đội một, đề ra chiến lược 3 năm để có thể xây dựng một chiến lược bền vững cho CLB.
 
Có lẽ mọi thứ giờ đây đã vượt quá tầm kiểm soát của Solskjaer, vì vậy, ông không biết phải làm sao cho đúng và không biết làm thế nào để kiểm soát tình hình.

Nhung ban hop dong mi an lien: Nhung thu dang giet chet Man Utd
 
Một nguồn tin của Man United bắt đầu đặt ra nghi vấn rằng thông tin được tuồn ra từ tháng 8 năm 2018 chỉ là đòn "hỏa mù" để cánh báo chí khỏi tập trung vào kỳ chuyển nhượng thất bại của Mourinho. 
 
Điều đó tuy vậy không có nghĩa là Man United không quyết định đem về một giám đốc thể thao. Nhưng họ đồng thời cũng phải chắc chắn rằng người này sẽ không phải chịu áp lực đem về hàng loạt ngôi sao ngay khi ngồi vào ghế giám đốc thể thao.
 
BLĐ của Man United trong khi đó vẫn quả quyết rằng mình đang có được một hệ thống hoàn hảo. Trong hệ thống đó, HLV có được sự hỗ trợ từ một "ủy ban chuyển nhượng" gồm những nhà quản lý, những quan chức chuyên trách vấn đề chi tiêu thay vì phải tự làm như trước đây nhằm tránh khỏi sai lầm Schweinsteiger trước đây.
 
CLB cho rằng Solskjaer, hay bất cứ HLV hiện đại nào, cũng đều rất bận nên không thể bay đến Argentina hay Brazil để theo dõi các cầu thủ. Nhưng họ vẫn đảm bảo Solskjaer là "người phán xử" cuối cùng, tức là ông sẽ tham gia vào quá trình này từ đầu tới cuối. Không ai được về cho tới khi ông ra quyết định. Hệ thống tốt là thế, nhưng nhiều người vẫn cho rằng Man United sẽ dựa vào giá trị kinh tế của cầu thủ nhiều hơn là kỹ năng của cầu thủ đó trên sân.
 
Mỗi cầu thủ ở Old Trafford phải có ít nhất 6 tiếng làm quảng cáo cho nhà tài trợ và CLB theo điều khoản hợp đồng. Nhưng thực tế cho thấy các cầu thủ Man United phải thực hiện trung bình 48 phút quảng cáo một tuần. 

Aaron Wan-Bissaka qua loi ke cua cac HLV
Aaron Wan-Bissaka chuyển từ Palace sang MU
Chúng ta sẽ cùng xét cách Man United đem bản hợp đồng 45 triệu Bảng Wan-Bissaka từ Crystal Palace về như thế nào để thấy hệ thống chuyển nhượng mới này của Old Trafford hoạt động ra sao.
 
Quá trình bắt đầu với việc Solskjaer thông báo với CLB rằng họ cần có một hậu vệ phải, sau đó là những yêu cầu mà ông cần ở cầu thủ này: một cầu thủ có khả năng phòng ngự tốt, thể lực dồi dào cùng một tốc độ tốt để chống đỡ các đợt phản công.
 
Đầu tiên, Man United sẽ đem ra 50 cầu thủ từ kho dữ liệu của mình. Con số đó sẽ giảm xuống còn 15 lựa chọn. Đội tuyển trạch viên sau đó sẽ được giao nhiệm vụ đưa về những thông tin chi tiết về các cầu thủ đó, tổng hợp lại rồi đưa cho Solskjaer qua các buổi trao đuổi. Rốt cuộc, CLB sẽ có được 3 lựa chọn tốt nhất. Khi đó, Matt Judge, trưởng ban phát triển, sẽ bắt đầu bước cuối cùng là trao đổi với CLB đó. Tại sao lại là 3 phương án ? Vì theo Man United, sẽ tốt hơn nếu có thêm những sự lựa chọn phụ khi lựa chọn chính của họ không thành.
 
Judge, cũng giống như Woodward, từng làm ngân hàng đầu tư. Ông cao 1m83, chiều cao lý tưởng của một cầu thủ bóng bầu dục. Matt Judge là một người rất kín tiếng, hiếm ai có được ảnh của ông. Nhưng chính ông, chứ không phải Woodward, mới là người chịu trách nhiệm đàm phán với các đội bóng.
 
Woodward và ông đều chấp nhận rằng họ sẽ phải trả thêm một khoản gọi là "Phí chuyển nhượng Man United". Ví dụ điển hình là Harry Maguire với cái giá 80 triệu Bảng. Những mức phí chuyển nhượng này khiến cho công cuộc đàm phán của Man United trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
 
Michael Carrick là một trường hợp khác. Ban đầu, Tottenham yêu cầu Man United phải đáp ứng số tiền 20 triệu Bảng để đem anh về sân Old Trafford. Trong khi đó, Quỷ Đỏ đề nghị mức giá 12 triệu. Rút cục, họ phải bỏ ra 14 triệu Bảng, có thể tăng lên 18,6 triệu Bảng, để đem tiền vệ trung tâm về sân Old Trafford.
 
Con số đó vẫn còn khiêm tốn chán nếu so với mức giá chuyển nhượng khổng lồ 88 triệu Bảng mà Real Madrid phải trả cho Chelsea để có được Eden Hazard, cầu thủ khi đó có trị giá 134 triệu Bảng. "Hồi mua Carrick, chênh lệch chỉ là 8 triệu Bảng," một nguồn tin cho biết. "Còn ở thời hiện tại, có thể lên tới 90 triệu Euro là thường. Con số đó nếu tính ra cũng đủ để xây một khán đài mới cho hai đội đá ở Championship."
 
Rốt cuộc, vấn đề duy nhất, tham vọng duy nhất của Man United đó là...thoát khỏi vị trí xuống hạng khi họ đang đứng ở vị trí thứ 12, giành được 9 điểm sau 9 trận.

MUTV từng có một quảng cáo khá "oách" cho trận gặp Liverpool cách đây đã lâu. Trong đó có một phân đoạn cho thấy sân Old Trafford đầy ắp những danh hiệu. Nhưng đã lâu lắm rồi NHM mới có lại cảm giác đó. Giờ đây, những gì còn đọng lại trong họ là nỗi niềm cay đắng của việc ngắm nhìn hai gã kình địch lao vun vút lên phía trước, bỏ mặc lại họ phía sau lưng.
 
Woodward sẽ còn nhiều việc phải làm. Chắc chắn là như thế. Từ công việc xây dựng lại hệ thống chuyển nhượng, đến việc...nâng cấp Old Trafford, vốn đã quá già cỗi để có thể chứa đựng hàng vạn khán giả.

Những điều trên, tuy vậy, chỉ là một phần nhỏ trong số hàng núi công việc mà vị phó chủ tịch sẽ phải đối mặt nếu muốn một ngày kia gặp lại Mike Ashley, ông có thể ngẩng cao đầu.
 
Lược dịch từ bài viết: "Spying firms, analysis software and a foundation of ‘noodle deals’ – inside Manchester United’s recruitment" của tác giả Daniel Taylor đăng trên The Athletic.

KDNX (TTVN)
 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

X
top-arrow