Cuộc tiến hóa tiếp theo của Premier League: Sự ám ảnh với kiểm soát bóng sẽ đi đến hồi kết? (p2)

Tác giả Nam Khánh - Thứ Sáu 03/01/2020 11:13(GMT+7)

Zalo

Kiểm soát bóng là thứ chiến thuật được ưa chuộng nhất, không phải thứ bóng đá của các câu lạc bộ thuộc loại Underdog. Nhưng mùa giải 2019/2020 lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.

Phần 1: Cuộc tiến hóa tiếp theo của Premier League: Sự ám ảnh với kiểm soát bóng sẽ đi đến hồi kết? (p1)

Phần 2:

Kiểm soát bóng là thứ chiến thuật được ưa chuộng nhất, không phải thứ bóng đá của các câu lạc bộ thuộc loại Underdog. Nhưng mùa giải 2019/2020 lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.
 
1. Đã có một vài cuộc khủng hoảng về bản sắc xuất hiện bên trong Big Six. Trong bài viết này, tôi đã chủ yếu nói về 6 câu lạc bộ giàu có nhất nước Anh như một khối thống nhất, triển khai cùng một chiến lược và chia sẻ với nhau 6 vị trí cao nhất trên bảng xếp hạng.

Tuy nhiên, đó không phải là cách mọi chuyện diễn ra, đặc biệt là kể từ mùa giải thứ hai của Guardiola trên đất Anh. Vào hai mùa giải 2017/2018 và 2018/2019, Man City đã thống trị Premier League ở một cấp độ hiếm thấy, cùng với đó là sự tham gia của Liverpool được dẫn dắt Jurgen Klopp để cùng với họ tạo nên một cuộc đua song mã hoàn toàn vượt trội so với phần còn lại vào mùa xuân năm ngoái. Sự thành công một cách dễ dàng của đội chủ sân Etihad dường như đã dẫn đến những cuộc khủng hoảng về bản sắc và gây nên những biến động trên băng ghế huấn luyện ở những đối thủ trực tiếp của họ. 
 
Arsenal vừa mới sa thải huấn luyện viên Unai Emery và trước khi giành chiến thắng trong cuộc đối đầu với West Ham diễn ra vào thứ Hai, họ đã đứng gần với khu vực xuống hạng hơn là vị trí thứ năm. Spurs đã “hết xăng” dưới triều đại Mauricio Pochettino, và gần đây, chiếc “dây cương” đã được trao lại cho cựu huấn luyện viên của Chelsea và Manchester United, José Mourinho. Họ đang đứng ở vị trí thứ bảy trên bảng xếp hạng. Manchester United đã kết thúc mùa giải trước ở vị trí thứ sáu và vẫn đang phải thi đấu rất chật vật, tương lai mờ mịt ở mùa giải này. Ngay cả Manchester City cũng đang phải trải qua một khoảng thời gian khá sa sút. 

Premier League ám ảnh kiểm soát bóng sẽ đi đến hồi kết (p2) hình ảnh
 
Đây là một tình huống theo kiểu “quả trứng có trước hay con gà có trước?” Liệu có phải là sự tụt dốc của một vài câu lạc bộ lớn đã mở ra cơ hội cho những đội bóng khác, hay chính sự trỗi dậy của một nhóm các câu lạc bộ và những chiến thuật mới đã thúc đẩy sự sụp đổ này? Hay là cả hai. Mọi đội bóng chắc chắn đều phải thực hiện những sự điều chỉnh qua từng giai đoạn khác nhau, bất kể phong cách mà họ đi theo có là gì, để có thể duy trì được sự thành công. Tuy nhiên, một vài cái tên trong Big Six hiện tại chắc chắn đã không tiến bộ thêm chút nào. 
 
Ngoài ra, khâu kiểm soát bóng của các câu lạc bộ tại Premier League đã trở nên cân bằng hơn một chút vào mùa thu năm nay. Ở mức 58%, Leicester City của Brendan Rodgers đang là câu lạc bộ có tỷ lệ kiểm soát bóng trung bình cao nhất đối với một đội bóng nằm ngoài Big Six kể từ Southampton của mùa giải 2013/2014, trong khi Brighton, Everton và Norwich City đều ở mức 50% hoặc cao hơn.

Cái sự thật rằng không một cái tên nào trong ba câu lạc bộ được nhắc đến sau cùng ở trên đang đứng cao hơn vị trí thứ 12 trên bảng xếp hạng đã nói cho chúng ta biết về mối quan hệ giữa sự trượt dốc của bóng đá kiểm soát bóng và những chiến thắng, mặc dù Leicester City vẫn đang đứng ở vị trí thứ hai trên bảng xếp hạng. Họ là một trường hợp đặc biệt, có lẽ một phần là nhờ vào nguồn thu từ việc tham gia Champions League , cũng như việc bán đi một vài cầu thủ ngôi sao như N’Golo Kante, Riyad Mahrez và Harry Maguire. 
 
2. Các đội bóng đã “lên trình” hơn trong việc xây dựng kế hoạch “đánh bại Manchester City”. Đội bóng của Guardiola đã không còn duy trì được sự áp đảo của họ tại Premier League trong mùa giải thứ tư của ông trên đất Anh. Trong khi Liverpool, bằng một cách nào đó, đã được “nâng cấp” phong độ rõ rệt so với năm ngoái (hiện tại, tính trung bình, họ đang giành được 2,9 điểm mỗi trận), thì Man City đang bị họ bỏ xa đến 14 điểm. Dù cho cái phong độ “sa sút” của đội chủ sân Etihad đối với hầu hết những đối thủ khác vẫn là nằm ở mức “tuyệt vời” – họ đang giành được trung bình 2 điểm mỗi trận, và một lần nữa lọt vào vòng 16 đội tại đấu trường Champions League một cách dễ dàng – nhưng sự tụt dốc là không thể phủ nhận. 
 
Vậy, có gì không ổn đang diễn ra? Khâu tấn công đương nhiên là không có vấn đề gì. Man City đã ghi được 44 bàn thắng chỉ sau 16 trận, dự kiến, con số này hoàn toàn có thể chạm mức 105 bàn vào cuối mùa giải. Chỉ có duy nhất một trường hợp – cũng chính là Man City, vào mùa giải 2017/2018 – là có thành tích ghi bàn ấn tượng hơn. Họ đang kiểm soát bóng bên trong khu vực 1/3 cuối sân đối phương nhiều hơn bao giờ hết, và có nhiều sequence (thuật ngữ này sẽ được giải thích rõ hơn ở phần dưới) được kết thúc bằng những cú dứt điểm hơn bao giờ hết. Dù cho tỷ lệ kiểm soát bóng trung bình 65% của họ ở mùa giải này là con số thấp nhất trong 3 năm qua, nhưng nó vẫn nằm ở mức cao nhất giải đấu ở hiện tại.
 
Không, vấn đề chính của họ là nằm ở khâu phòng ngự, khi mà các đội bóng ở Premier League đã trở nên giỏi hơn trong việc khai thác các lỗ hổng trong hệ thống đội hình dâng cao của Pep Guardiola. Họ đã phải nhận ít nhất 2 bàn thua trong 6 trận không thắng của mình tại Premier League tính đến thời điểm này (2 trận hòa, 4 trận thua), và con số trung bình 1,9 bàn thua/ trận khi đối đầu với một đội bóng đứng ở vị trí thứ tám hoặc thứ 9 cũng là một con số thống kê … vô đối tại Premier League.

Sự nghiêm trọng của vấn đề này đã tăng thêm gấp đôi. Đầu tiên, dù có rất nhiều tiền, nhưng Man City lại đang gặp phải những vấn đề rất nghiêm trọng về mặt nhân sự. Biểu tượng của đội bóng, Vincent Kompany, đã ra đi, trung vệ Aymeric Laporte đang phải ngồi ngoài dài hạn vì một chấn thương đầu gối, và một trung vệ khác, John Stones, đã phải nghỉ thi đấu hơn một tháng vì chấn thương cơ bắp. Cái tên xuất hiện thường xuyên nhất ở hàng phòng ngự cho đến hiện tại chính là Nicolas Otamendi, và khoảng thời gian đỉnh cao phong độ của cầu thủ người Argentina đã trôi qua được 3 năm. 
 
Ngoài ra, hàng thủ vốn luôn là điểm yếu lớn nhất ở các đội bóng được Pep Guardiola dẫn dắt. Khi còn làm việc tại Barcelona, nhà cầm quân người Catalan cũng đã từng thừa nhận rằng: “Khi không có bóng, chúng tôi là một đội bóng kém cỏi, thảm hại, vì vậy, chúng tôi cần có bóng.”
 
Phong cách nào sẽ thống trị Premier League sau thời đại của Guardiola? 
 
Chìa khóa để đánh bại một đội bóng được dẫn dắt bởi Pep Guardiola luôn là những pha phản công và các tình huống cố định, và mặc dù các đối thủ chỉ tạo ra nhiều cơ hội từ các pha bóng cố định hơn một chút, nhưng họ lại đang triển khai bóng trực diện và hiệu quả hơn. Bất kể là đối thủ đã có những sự điều chỉnh để tận dụng các lợi thế đã đề cập (cả về nhân sự và chiến thuật) một cách tốt hơn, hay chỉ đơn giản là khâu chuyển đổi trạng thái từ tấn công sang phòng ngự để chống phản công của Man City đã được thực hiện không tốt, thì thời thế cũng đã thay đổi theo một chiều hướng hoàn toàn mới.
 
Hãy nhìn vào các dữ liệu về “sequence” dưới đây. Theo định nghĩa của Opta, sequence là “chuỗi các pha bóng của một đội bóng, được kết thúc bằng một cú sút, một hành động phòng ngự của đối phương, hoặc một pha thổi phạt.” (Sequence khác với possesion – kiểm soát bóng - ở chỗ, possesions được tạo nên từ nhiều sequence).
 
- Số Sequence được kết thúc bằng một cú sút: 6.2 vào mùa giải 2017-18, 6.3 vào mùa giải 2018-19, 7.3 vào mùa giải 2019-20 (đến thời điểm hiện tại)
 
- Số Sequence được kết thúc bằng một cú sút và bao gồm dưới 6 đường chuyền trong quá trình thực hiện: 5.6 vào mùa giải 2017-18, 5.4 vào mùa giải 2018-19, 6.3 vào mùa giải 2019-20.
 
- Số Sequence được thực hiện bởi chỉ 1 cầu thủ: 1.9 vào mùa giải 2017-18, 1.6 vào mùa giải 2018-19, 2.1 vào mùa giải 2019-20.
 
- Thời gian diễn ra trung bình của một sequence: 12.8 giây vào mùa giải 2017-18, 12.4 vào mùa giải 2018-19, 11.7 vào mùa giải 2019-20.
 
Vậy, chuyện gì đang diễn ra vào lúc này? Đây có phải là những sự thay đổi báo hiệu cho một xu hướng chiến thuật mới, hay chỉ đơn giản là một sự nổi lên mang tính bất ngờ và sẽ chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn?

Chúng ta đều biết rằng, Man City sẽ chi tiền mạnh tay để mang về những hậu vệ xếp hạng A+++ trong kì chuyển nhượng sắp đến, cũng như sẽ quyết tâm không để thua nữa. Rốt cuộc, họ vẫn rất giàu có, và nếu nhìn vào số liệu bàn thắng kì vọng (expected goals – xG), có thể thấy là họ đã có một chút không may mắn ở mùa giải này: Hiệu số xG của họ cho đến hiện tại là +1,87 mỗi trận, nhưng hiệu số bàn thắng bại mỗi trận thực tế chỉ là +1,56. Không có lý do gì để nghi ngờ về việc họ sẽ sớm lấy lại phong độ cao nhất.
 
Liverpool liệu có trở thành một hình mẫu? Họ đã được hưởng lợi rất lớn từ những yếu tố mà hầu hết các đội bóng khác đều không có: Một trong những nhà cầm quân kiệt xuất nhất thế giới bóng đá trong những năm gần đây (Jurgen Klopp), một quỹ lương khổng lồ, và những cầu thủ phù hợp đến mức hoàn hảo đối với hệ thống của đội bóng, như những bậc thầy trong việc thu hồi bóng, luôn thi đấu như thể không biết mệt mỏi, Sadio Mané và Roberto Firmino.

Mane va Klopp
 
Leicester City liệu có trở thành một hình mẫu? Nhìn vào số liệu bàn thắng kì vọng, nhiều khả năng họ sẽ không thể duy trì phong độ bùng nổ như hiện tại được lâu dài (hiệu số bàn thắng bại lên đến +1,81/ trận, nhưng hiệu số xG lại chỉ là +0,89), nhưng Brendan Rodgers đã mang đến một sự cân bằng đầy ấn tượng giữa kiểm soát bóng và một lối đá máu lửa, đầy tính chiến đấu (họ đã thực hiện rất nhiều pha thu hồi bóng, rất nhiều tình huống qua người), cùng với đó là sự mạnh mẽ trong các tình huống cố định. 

Brendan Rodgers noi ve Leicester
 
Liệu hình mẫu sẽ là những cái tên ở bên ngoài Premier League? Tại Tây Ban Nha, nơi mà bóng đá kiểm soát bóng đã thống trị trong một thời gian rất dài và hầu như mọi đội bóng đều rất thành thạo thứ bóng đá đó, những chiến thuật xưa cũ như lối chơi đề cao sự vượt trội trong các pha tranh chấp tay đôi và không chiến (và tận dụng các tình huống cố định) đã bắt đầu tương quan mạnh mẽ hơn với những chiến thắng và các trận thua một lần nữa.
 
Nói tóm lại, các đội bóng và các giải đấu sẽ luôn luôn thay đổi. Man City đã thống trị Premier League bằng một thứ bóng đá xem trọng “kiểm soát bóng” đến cực đoan, và để đáp lại, giải đấu này cũng đã thay đổi để chuyển sang theo đuổi một xu hướng chiến thuật dựa trên nền tảng là kiểm soát bóng. Giờ đây, chắc chắn, sẽ có những sự thay đổi lớn lao nào đó diễn ra trong cái hiện trạng hiện tại. Chỉ là chúng ta vẫn chưa thể biết được, liệu nó sẽ bắt đầu diễn ra ở đâu, ở bên trong chính nước Anh, hay sẽ là từ một nơi nào đó khác. 
 
Có một cuộc cách mạng về vị trí thủ môn đang diễn ra ở Barcelona (P2)
Cuộc đụng độ Getafe vào ngày 15/2 có thể được xem là cột mốc đánh dấu cho một giai đoạn mới về tầm ảnh hưởng của ter Stegen, khi trận đấu này chính là một cuộc...
Lược dịch từ bài viết “The Premier League's next evolution: Is the obsession with possession coming to an end?” của tác giả Bill Connelly, đăng tải trên ESPN. 
 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Bậc thầy chiến thuật Eddie Howe đã đè bẹp Tottenham như thế nào?

Trên lý thuyết, tất cả các kế hoạch và ý tưởng đều có thể thực hiện được. Tuy nhiên, để thực hiện những kế hoạch ấy khi đối đầu với một đối thủ mang đẳng cấp cao thì nó lại là câu chuyện và nhiệm vụ hoàn toàn khác biệt... Đó chính là lý do vì sao HLV Eddie Howe đã dành lời khen và ca ngợi các cầu thủ của mình sau khi hồi còi mãn cuộc của trọng tài chính vang lên.

X
top-arrow