Cờ ốc và những môn thể thao 'độc, lạ' ở SEA Games 32

Với lợi thế nước chủ nhà, Campuchia đã đưa vào nội dung thi đấu nhiều môn mới như cờ ốc, Kun Khmer,... nhằm mục đích gặt hái thật nhiều huy chương vàng ở kỳ SEA Games 32 sắp tới. 

Tại SEA Games 32, với mục đích gia tăng cơ hội giành huy chương cũng như quảng bá các môn thể thao truyền thống, Campuchia đã đưa 4 môn thể thao mới tinh vào nội dụng thi đấu ở SEA Games 32 gồm Kun Khmer, Kun Bokator, Cờ ốc và Jet ski.

Trong số này, cờ ốc là một trò chơi rất đáng chú ý, với cách thi đấu gần giống như môn cờ vua. Và hãy cũng tìm hiểu thông tin về những môn thi đấu sắp diễn ra tại SEA Games 32.

1. Cờ ốc 

Cờ ốc với tên gọi chính thức là Ouk Chaktrang là một trò chơi trí tuệ đã được phổ biến tại Campuchia từ hàng trăm năm nay. Trên thực tế, Ouk Chaktrang và cờ vua có khá nhiều điểm giống nhau dù hình ảnh dùng cho các quân cờ khác nhau. 

Những điểm tương đồng giữa hai môn này là đều sử dụng bàn cờ gồm 64 ô, và mỗi người chơi nắm trong tay 16 quân cờ, gồm 1 vua, 1 hậu, 2 tượng, 2 mã, 2 xe và 8 tốt. Song cờ ốc khác cờ vua ở cách sắp xếp quân cờ và cách đi của từng quân. 

Ouk Chaktrang
Ouk Chaktrang hứa hẹn sẽ mang về nhiều HCV cho đoàn thể thao nước chủ nhà.

Cụ thể, 8 quân cờ đứng hàng dưới cùng gồm xe, tượng, mã, hậu, vua vẫn đứng dưới và thứ tự như cờ vua. Trong khi đó dàn tốt sẽ xếp trên nhưng lại cách một hàng, thay vì đứng sát hàng dưới như trong cờ vua.

Còn về cách di chuyển thì quân vua trong cờ Ouk Chaktrang vẫn đi như quân vua trong môn cờ vua, nhưng nước đầu được đi như mã. Hậu được đi thẳng và đường chéo nhưng chỉ được di chuyển 1 nước, nước đầu được đi về phía trước hai ô. Tượng cũng chỉ được di chuyển đường chèo 1 ô. Các quân mã, xe, tốt vẫn đi giống cờ vua. Tốt sẽ được phong ở hàng số 6. 

Do hạn chế sự hoạt động của hậu và tượng nên cờ Ouk Chaktrang được đánh giá là biến hóa chậm, không có nhiều nước đi táo bạo như các quân cờ trong cờ vua. Vì thế môn này sẽ khó giành chiến thắng hơn, thậm chí các ván đấu có thể dài lê thê và thường xuất hiện những kết quả hòa nhiều hơn.

 

2. Kun Khmer

Trước khi SEA Games 32 diễn ra, môn Kun Khmer đã tạo ra những cuộc tranh cãi lớn giữa hai quốc gia Campuchia và Thái Lan. Đây là một môn võ thuật có nguồn gốc từ Campuchia. Theo tiếng Campuchia, Kun là võ, Khmer có nghĩa là người Khmer - vì vậy tên gọi Kun Khmer hiểu đơn giản là "võ thuật của người Khmer", một cách gọi tương tự với Muay Thái của Thái Lan.

Kun Khmer sở hữu hệ thống kĩ thuật sử dụng các đòn đấm - đá - chỏ - gối và ôm ghì (clinch) dể tấn công, quật ngã đối thủ. Đặc biệt, các võ sĩ Kun Khmer được biết tới nhờ khả năng áp dụng các đòn tay và cùi chỏ nhiều hơn những môn võ tương đồng với Muay Thái.

Cờ ốc và những môn thể thao độc, lạ ở SEA Games 32 1
Hình thức thi đấu của Kun Khmer khá giống với Muay Thái.

Tranh cãi xung quanh Kun Khmer bắt nguồn từ sự thống trị của Đế quốc Khmer trong quá khứ ở một vùng rộng lớn kéo dài từ lãnh thổ Thái Lan, Campuchia và Nam Lào. Đặc biệt, các quốc gia như Thái Lan và Lào ngày nay chịu ảnh hưởng nhiều từ văn hóa Khmer cổ. 

Vì vậy, người Khmer khẳng định các môn võ thuật đối kháng hiện nay ở khu vực bán đảo Đông Nam Á đều có nguồn gốc từ môn võ Kun Khmer. Tuy vậy Thái Lan lại không cho rằng như vậy. 

Và khi nước chủ nhà Campuchia chính thức được đưa Kun Khmer vào chương trình thi đấu SEA Games 32, thay thế cho môn Muay Thái đã xuất hiện ở 6 kì đại hội trước đó thì phía Thái Lan đã có phản ứng dữ dội. 

Thậm chí Liên đoàn Muay Thế giới đã kêu gọi tẩy chay, cảnh báo cấm các võ sĩ thi đấu Kun Khmer tại SEA Games 32 không được tham gia các giải đấu thuộc hệ thống của mình trong năm 2023.

Sau quá trình thảo luận, Thái Lan đã tuyên bố nhượng bộ, không cản trở quá trình tổ chức môn Kun Khmer tại SEA Games 32 để tránh các tranh chấp quốc tế, tuy nhiên họ sẽ không cử võ sĩ tham dự môn Kun Khmer tại Campuchia.

 

3. Kun Bokator

Kun Bokator cũng là một môn thi đấu đối kháng truyền thống của Campuchia xuất hiện ở kỳ SEA Games lần này. Môn võ này có luật thi đấu mang đặc trưng riêng không giống bất kì môn võ nào từng xuất hiện tại SEA Games. 

Khi lên sàn đấu, vận động viên võ Bokator đeo găng hở ngón tương tự găng võ thuật tự do (MMA), đeo mũ - giáp - bọc ống chân, bọc cùi chỏ. Ngoài ra, các võ sĩ mặc quần ngắn thi đấu đặc trưng, kèm khố truyền thống của người Campuchia. Một trận đấu của môn Bokator diễn ra trong 3 hiệp, mỗi hiệp 3 phút, thời gian nghỉ là 1 phút giữa các hiệp.

Cờ ốc và những môn thể thao độc, lạ ở SEA Games 32 2
Kun Bokator có nhiều nét tương đồng với võ cổ truyền Việt Nam

Về cách tính điểm, vận động viên được công nhận điểm dựa vào 4 cách tấn công: đòn tay, đòn chân, đòn vật và đòn đặc trưng. Theo quan điểm của nhiều chuyên gia võ thuật Việt Nam, môn võ Bokator có nhiều nét tương đồng với võ cổ truyền Việt Nam song vẫn có một số ít những điểm khác biệt về động tác, nhưng cơ bản môn này vẫn cùng sở hữu các đòn đấm, đá, chỏ, gối hay vật ngã,…

Ở SEA Games 32, đội tuyển Kun Bokator của Việt Nam tham dự môn võ này với 9 vận động viên là các thành viên nòng cốt của tuyển võ cổ truyền dân tộc.

 

4. Jet Ski

Jet Ski còn được biết đến với tên gọi là môn đua mô tô dưới nước. Đây cũng là lần đầu tiên môn thể thao này được đưa vào chương trình thi đấu của SEA Games nhưng được giá lại là thế mạnh của thể thao Campuchia.

Trong quá khứ, môn thể thao này từng xuất hiện ở ASIAD 2018 diễn ra tại Indonesia và Campuchia đã xuất sắc giành một trong hai HCV môn Jet Ski năm đó.

Cờ ốc và những môn thể thao độc, lạ ở SEA Games 32 3
Jet Ski từng mang về HCV ASIAD cho Campuchia.

Hai nội dung thi đấu chính của môn đua mô tô nước là runabout (ngồi thi đấu) và stand-up (đứng thi đấu). Các hình thức đua có thể là vòng tròn khép kín, đua tốc độ ngoài khơi, đua sức bền hoặc tự do. Do đây là môn thể thao không thông dụng ở Việt Nam nên chúng ta không cử vận động viên tham dự môn này.

 

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục