Bóng đá không khán giả: Thời cơ của những gã cầu thủ "hướng nội”? (P1)

Tác giả KDNX - Thứ Sáu 29/05/2020 15:14(GMT+7)

Zalo

Huyền thoại Franz Beckenbauer đã chỉ ra ở ngày Bundesliga trở lại, "cơ hội cho các nhà vô địch thế giới...trên sân tập," những cầu thủ "có lợi khi khán đài trống trơn" khi họ sẽ "có thể thi đấu như lúc đá tập", điều sẽ giúp họ tỏa sáng.

Sẽ thế nào nếu bạn là một người hướng nội không thích ồn ào? Mọi thứ xem ra rất ổn nếu bạn là một người bình thường. Nhưng nếu bạn là một cầu thủ bóng đá, những người phải đối mặt với hàng vạn khán giả đến sân, mọi thứ sẽ giống như một "cực hình" vậy. Vậy, làm một cầu thủ "hướng nội" khổ đến mức nào ? Việc thi đấu trong sân không khán giả có thể giúp họ tới đâu ? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của tác giả Stuart James đăng trên The Athletic.
Bóng đá không khán giả Thời cơ của những gã hướng nội hình ảnh
 
Như Luis Enrique đã giải thích vài tuần trước, thi đấu khi không có khán giả là một điều rất khó chịu với các cầu thủ. "Thi đấu không có khán giả còn tệ hơn đi nhảy với...em gái của bạn vậy," HLV người TBN nói.
 
Nghe thì có vẻ lạ, nhưng không phải ai cũng nghĩ như vậy. Khung cảnh im ắng cùng những hàng ghế trống trơn có thể giúp một số cầu thủ chơi tốt hơn khi rào cản lớn nhất của họ, khán giả, đã không còn.
 
Niềm vui của người này là nỗi buồn của người khác, nhất là về vấn đề khán giả. Điều này thường khiến các HLV bực bội khi thấy các cầu thủ thi đấu không đúng với sức mình. Jamie Carragher và Alan Shearer gọi họ là những cầu thủ "Thứ hai đến thứ 6". Họ tỏa sáng trên sân tập cả tuần, nhưng lại biến mất vào ngày thứ 7.
 
Tuy nhiên, điều đấy đang dần thay đổi. Với việc các SVĐ không còn khán giả, các cầu thủ kể trên sẽ có cơ hội tỏa sáng nhiều hơn trong những tháng ngày sắp tới. Như huyền thoại Franz Beckenbauer đã chỉ ra ở ngày Bundesliga trở lại, "cơ hội cho các nhà vô địch thế giới...trên sân tập," những cầu thủ "có lợi khi khán đài trống trơn" khi họ sẽ "có thể thi đấu như lúc đá tập", điều sẽ giúp họ tỏa sáng.
 
Beckenbauer tiếp tục dự đoán rằng sẽ có "vài bất ngờ", một trong số đó là Mo Dahoud, người chưa từng nổi bật trong màu áo Dortmund. Ở trận đấu gặp Schalke 04, anh đã trở thành cầu thủ nổi bật nhất đội. Dù Schalke 04 thi đấu khá tệ, chúng ta vẫn không thể phủ nhận rằng Beckenbauer có lý, nhất là khi ý kiến của ông cũng nhận được sự đồng tình của không ít những người làm bóng đá Anh.

dortmund
 
Một vài HLV đã chia sẻ với tờ The Athletic rằng họ đã nghĩ đến việc trao cơ hội cho các cầu thủ không thực sự tỏa sáng khi thi đấu trước hàng ngàn khán giả đến sân vì sự thiếu tự tin nơi họ. Một cầu thủ thậm chí nói với HLV mình rằng đây có thể là bước ngoặt cho những đội bóng thi đấu không được tốt ở mùa này. Một HLV khác dự đoán rằng một loạt các cầu thủ có thể được "chào sân" ở sân chơi chuyên nghiệp trong những ngày sắp tới.
 
Với một vài cầu thủ, nhất là những người tiếp nhận sức mạnh từ NHM, thật khó có thể cho rằng việc SVĐ không có khán giả đến dự khán là một tin tốt. "Bản thân mà nói, tôi cảm thấy mình như một cầu thủ khác khi có khán giả đến sân, nó khiến tôi thêm được 5% sức lực, vì vậy, tôi nghĩ đây sẽ một trong những thử thách chính cho tôi." một cầu thủ Premier League chia sẻ với The Athletic. "Tôi thực sự lo lắng khi thi đấu mà không có khán giả."
 
Nhưng còn những tiếng nói khác, những cầu thủ thi đấu tốt khi không có khán giả ? "Tôi chưa từng nghĩ đến điều này," anh ta trả lời. "Nhưng khi anh hỏi, lập tức một cái tên hiện lên trong đầu tôi. Chính cậu ta sẽ tỏa sáng. Rất nhiều lần cậu ta tỏ ra lo lắng khi thi đấu trước NHM."
 
"Tôi nghĩ rằng điều này có thể xảy ra, việc các cầu thủ rụt rè có thể tỏa sáng ấy. Những trận đấu này sẽ như buổi đấu tập với họ, giúp họ có thể hiện chất lượng của mình..."
Bóng đá trong SVĐ đóng kín: Chuyện không riêng của 22 cầu thủ và trọng tài
Viễn cảnh cổ động viên được phép vào sân theo dõi trận đấu như thường lệ coi như bất khả thi, nhưng dù khán đài không có người, một trận đấu bóng đá chuyên...
Rất ít cầu thủ có đủ dũng khí và sự thành thực để thú nhận với HLV rằng họ đang gặp khó trong việc làm theo yêu cầu của NHM. Các HLV tuy vậy vẫn nhận ra điều này thông qua những dấu hiệu nho nhỏ, nhất là khi có những sự tương phản quá lớn giữa màn trình diễn trên sân và trong các trận đấu tập.
 
"Tôi nhìn thấy được sự khác biệt trong ngôn ngữ hình thể cũng như cách ra quyết định, khi đó, tôi nghĩ, "Thằng nhỏ làm gì vậy ? Đấy đâu phải là nó thường ngày"," một HLV ở giải Hạng Nhất giải thích.
 
Với một số cầu thủ, điều này có thể nhận ra ngay từ đầu, một phần vì chúng liên quan tới tâm lý và sức ép họ đặt ra cho bản thân nhằm thi đấu tốt. Nhưng với nhiều người khác, các dấu hiệu chỉ đến sau khi NHM đã tỏ ra bực bội, có thể là sau một đường chuyền hỏng trong một trận đấu mà cả đội, chứ không phải chỉ một cá nhân, thi đấu không tốt.
 
Nhiều người có thể cắn răng mà thi đấu tiếp. Một số khác, như vị HLV giải Hạng Nhất giải thích, sẽ từ chối việc thực hiện đường chuyền sau khi có cơ hội. Thay vào đó, anh ta sẽ thực hiện một pha bóng an toàn hơn.
 
Michael Appleton nói rằng ông từng thấy những điều như thế xuyên suốt sự nghiệp thi đấu cho Manchester United, Preston và sau đó là West Brom, đồng thời, ông cũng trải nghiệm điều đó khi trở thành HLV. Đó là lý do vì sao ông xem xét rất kỹ những tác động của việc thi đấu bóng đá khi không có khán giả một cách nghiêm túc cách đây một tháng.
 
"Ngay khi điều này được nhắc tới, tôi đã nghĩ đến cảnh bóng đá có thể thay đổi rất nhanh chóng như thế nào," Appleton, HLV của Lincoln ở League One, chia sẻ. "Tôi nghĩ đến việc vài cầu thủ trong đội hình gặp khó trong việc tạo ảnh hưởng lên đội một hoặc chen chân vào đội hình vì họ không thể thi đấu tốt ở các trận đấu chính thức như cách họ thi đấu trên sân tập.
 
"Chúng tôi từng thảo luận điều này với BHL. Nếu cầu thủ phải thi đấu khi không có khán giả, điều đó có thể giúp một vài cầu thủ chưa thể thi đấu có thể bước chân vào đội hình."
 
Khi nhìn lại, Appleton cho rằng ông cảm thấy "khá tự tin" trên sân thời còn là cầu thủ. Khi ông làm gì đó sai trên sân khách rồi bị mỉa mai, ông sẽ tự cười. Với ông, những tiếng la ó trên các khán đài sân nhà giúp ông cố gắng hơn nữa để thực hiện đúng một đường chuyền. "Nhưng với một vài cầu thủ, nhất là khi chúng ta đối đầu với điều này khác nhau, họ sẽ không thể thi đấu tốt," ông nói.
 
"Nếu anh muốn đi sâu hơn về điều này, đây là ý riêng của tôi thôi nhé, vì tôi không phải chuyên gia tâm lý, tôi nghĩ những cầu thủ gặp khó trong việc đối mặt với NHM và khán giả cũng như bầu không khí này, sẽ thi đấu tệ hơn rất nhiều khi đá trên sân nhà.
 
"Với họ, sức ép khi cầm bóng trên sân nhà là rất lớn, nhất là khi họ được trông đợi sẽ thực hiện một pha bóng ra trò."
Ánh hào quang có thể quá sức chịu đựng với một số cầu thủ. Thật thú vị khi nghe Paolo Vernazza thú thực với The Athletic gần đây về việc anh thi đấu "an toàn" thời còn chơi cho Arsenal, một điều khiến anh rất ân hận, cũng như những khó khăn về mặt tâm lý mà anh trải qua khi thi đấu trước các khán giả ở giải hạng dưới.
 
"Lúc tập, tôi sẽ thực hiện những điều thôi không thể thực hiện vào ngày chủ nhật," Vernazza thú nhận. "Rất nhiều HLV ở các giải đấu cấp thấp từng nói, "Paolo, sao em thi đấu khác với lúc tập quá vậy. Vấn đề là gì thế ?"
 
"Paul Warne, HLV hiện tại ở Rotherham, từng nói với tôi, "Paolo, quên xừ mấy cái mặt phía sau khung thành đi, quên xừ những cái khuôn mặt trên khán đài đi". Điều đó ảnh hưởng tôi rất nhiều, vì ở cấp độ đó, bạn sẽ nhận thấy những khuôn mặt. Nếu bạn thực hiện một đường bóng tệ, bạn có thể nghe thấy tiếng la ó, một điều bạn không thể đối đầu được."
 
Những điều trên rất thú vị khi nhìn vào khía cạnh khoa học của chúng. Gary Bloom là một bác sĩ trị liệu tâm lý thể thao hiện tại đang nghiên cứu về vấn đề "thi đấu không khán giả". Ông cũng từng làm việc với Oxford United cũng như các cầu thủ ở Premier League, Championship và League One.
 
"Ở thời điểm tôi làm việc với một cầu thủ chuyên gia xử lý bóng chết, chúng tôi có một cuộc trao đổi hồi tuần trước về một điều này," Bloom nói. "Anh ta nói rằng khi thực hiện hỏng một vài cú sút rồi nghe NHM nhà tỏ rõ sự thất vọng, hoặc khi thực hiện hỏng pha bóng đó lần thứ 3 rồi nghe tiếng la ó, đối với anh, những điều đó thực sự đáng sợ. Giờ đây, chúng tôi nói về việc những điều kể trên đã biến mất, hoàn toàn biến mất."
 
"Lúc này, bạn sẽ đi từ trạng thái tâm lý: "mình sẽ không bao giờ thực hiện quả đá phạt chết tiệt đó nữa", chuyển sang "Chà, mình cứ thử tiếp xem sao, có vấn đề gì đâu"."
 
Bloom đi sâu hơn vào điều này khi ông nhắc đến những tác động của việc thi đấu không có khán giả. "Tôi biết các trận đấu này sẽ được lên sóng truyền hình, nhưng điều đó chẳng mấy quan trọng," ông nói. "Một hệ trong não chúng ta, phần tạo nên nỗi sợ này, được gọi là hệ viền não (limbic part-ND), sẽ không bị tác động khi thi đấu trên sân không có khán giả.
 
"Hệ viền não của chúng ta chính là nơi tạo ra cảm xúc. Từ nỗi sợ hãi, lo lắng đến sự hưng phấn. Vì vậy, bạn khó có thể bị kích thích bởi cách này nhiều như khi bị kích thích bởi cách khác. Nói đơn giản, hãy coi điều này như một con lắc. Bạn không hoàn toàn trầm hay bổng, mà chỉ đi theo một nhịp điệu đồng đều. Ghi bàn khi chỉ còn 2 phút nữa là hết trận thực sự hào hứng, những không hào hứng bằng thi đấu trước một đám đông khán giả."
 
Điều này khiến chúng tôi nhớ lại bài phỏng vấn với Lee Trundle vài tháng trước. Trong cuộc phỏng vấn đó, cựu cầu thủ 43 tuổi của Swansea và Bristol City chia sẻ rằng anh dù anh đã nghĩ tới việc nghỉ thi đấu, anh vẫn rất nhớ cái không khí sôi động của một đám đông khán giả. "Nếu bạn thi đấu trước 20,000 khán giả và nghe họ hò reo, tiếng hò reo đến một cách bất ngờ, rồi sau đó chứng kiến niềm hạnh phúc của hàng vạn khán giả, bạn sẽ không bao giờ có thể cảm nhận được điều này ở đâu khác," Trundle chia sẻ với The Athletic.
 
Bloom cười. "Đấy là một điều thường thấy, tôi có thể nói thế. Trong ngôn ngữ thể thao và tâm lý, các cầu thủ đã nhận được một liều dopamine. Điều đó sau đó được truyền đến các khán giả, vì đó là lý do bạn đến sân theo dõi đội bóng bạn yêu thích thi đấu mỗi ngày thứ 7 hoặc thứ 4, được tiếp nhận liều dopamine từ việc chứng kiến đội nhà ghi bàn thắng quyết định."
 
Theo Dan Abraham, một chuyên gia tâm lý thể thao hiện đang làm việc cho sở y tế Bournemouth, "nhiều cầu thủ chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi đám đông". Tuy vậy, rất ít người thú nhận điều đó, nhất là khi họ còn thi đấu. "Thật sự rất khó có thể thu thập dữ liệu," Abraham chia sẻ. "Không ai dám nói: "Này, tôi gặp khó khăn trong việc thực hiện điều này.""
 
Jamie Vardy từng nói về điều này khi Leicester City giành chức vô địch Premier League khi anh phát biểu rằng  anh cảm thấy NHM "không hiểu mình" ở mùa giải đầu đầy khó khăn sau khi chuyển đến từ Fleetwood vào năm 2012 với giá 1 triệu Bảng. "Có cố gắng dập tắt những tiếng la ó thế nào, bạn vẫn có thể nghe thấy chúng khi mọi thứ không đi đúng hướng nhiều như khi người ta hát vang tên bạn trên sân vậy." Vardy chia sẻ.

vardy
 
Cựu tiền đạo ĐT Anh cũng cho rằng anh để ý quá nhiều đến mạng xã hội những năm gần đây, một trong những điều mà Shkodran Mustafi cho rằng đã ảnh hưởng lên màn trình diễn của anh ở Arsenal vì "một khi đọc được những lời chỉ trích, chúng sẽ ám ảnh bạn một thời gian." Nền tảng này, vốn rất tàn bạo, đã thay đổi mối quan hệ giữa cầu thủ với NHM, dù Abraham cho rằng những sự thay đổi cũng diễn ra trên sân.
 
"Đây thực sự là một sự tương phản thú vị vì bạn thường nghĩ rằng "mình thi đấu trên sân nhà, lợi thế nằm ở đấy", nhưng có vẻ như gần đây NHM cho rằng cách tốt nhất để ủng hộ đội nhà đó là đặt gánh nặng lên lưng họ, "Không thể chấp nhận được, chúng tôi trả tiền để đến sân", nhiều người cho rằng điều đó hoàn toàn phải đạo. Nhiều cầu thủ, dù không ai cũng vậy, sẽ nghe được những điều đó, dẫn đến việc họ không thể thi đấu tốt."
 
Chúng tôi tiếp tục nói về việc điều đó diễn ra trên sân như thế nào. Ví dụ, các cầu thủ nhận được  bóng, phóng tầm mắt lên tuyến trên rồi...nghi ngờ bản thân, quyết định không thực hiện pha bóng xoay chuyển tình thế mà họ sẽ thực hiện mà không phải nghĩ ngợi trong buổi đấu tập, một phần vì nỗi sợ mắc sai lầm cũng như cách sai lầm của họ bị đánh giá. Vì vậy, lối chơi của họ bị cản trở, dẫn tới việc cả đội phải "lãnh đủ".

fans
Bóng đá mà không có khán giả thì không có nghĩa lí gì
"Nếu nhìn vào khía cạnh khoa học, ta có thể thấy rằng nó liên quan tới một dạng hormon tên cortisol, một dạng hormon được tiết ra khi các cầu thủ lo lắng hay căng thẳng khi đối mặt với một tình huống nhất định..." Abrahams giải thích.
 
"Chúng ta đã quen với từ cản trở. Nó cản trở những hành động, những bước di chuyển, những pha di chuyển. Theo nhiều cách, nó được tạo ra để "sập nguồn" thùy não trước của bạn, đó là điều xảy ra khi bạn gặp sức ép hoặc khi bạn căng thẳng."
 
"Vì vậy nếu bạn lo lắng về cách nghĩ của đám đông, bạn dần nhận ra bản thân, dẫn đến lo lắng, sau đó, thứ hormon tên cortisol này sẽ được bơm vào người bạn, khiến bạn không thể thi triển các kỹ năng của mình."
 
"Thế là thùy não trước của bạn "sập nguồn", khi đó, bạn thực sự gặp vấn đề vì đó là phần não giúp bạn sáng suốt hơn khi thi đấu. Phần giải quyết rắc rối, phần nhãn quan di chuyển, phần não khiến bạn suy nghĩ khi chơi bóng."
 
"Và thế là các cảm xúc bắt đầu đổ dồn về, một hỗn hợp của lo lắng, của nghi hoặc hay bất cứ thứ gì bản cảm nhận khi đó. Nếu bạn cảm thấy mình đang bị xét đoán bởi đám đông, thì đấy sẽ là điều bạn cảm nhận được."

Den nhung khan dai ngap sac do cua Anfield
Đám đông đi liền với áp lực lên cầu thủ?
Đương nhiên, sẽ thật giản đơn khi nói rằng việc khán giả không đến sân sẽ giúp các cầu thủ thi đấu tốt hơn. "Cách nhìn nhận chính là vấn đề," Abraham chia sẻ. "Nếu cầu thủ đó cho rằng: "Chà, không có khán giả, không ai làm gì được mình", thì cầu thủ đó sẽ cảm thấy được sự tự do, giúp anh ta thi đấu tự do hơn. Không rõ liệu anh ta có tư tưởng đó trong đầu hay không, nhưng khả năng lớn là anh ta có tư tưởng đó trong đầu."
 
"Nhưng cách nhìn nhận là một điều thiên về cá nhân. Có lẽ nó xuất phát từ việc các cầu thủ cho rằng chính bản thân họ mới là thử thách, nhất là khi họ luôn mang tư tưởng: "Mình muốn thi đấu tốt và giành chiến thắng" trong đầu, vậy nên, dù có khán giả tới sân hay không, họ vẫn bị ức chế ở một vài giai đoạn của trận đấu. Rút cục, vấn đề này là một sự kết hợp phức tạp giữa cả hai. Tuy nhiên, tôi cũng không hề ngạc nhiên khi một vài cầu thủ cảm thấy tự do và ít bị ức chế hơn."
 
Thật sự rất thú vị khi nghe các cầu thủ nói về mối quan hệ giữa họ và khán giả. Khi ở phong độ cao nhất, họ nói rằng họ ít khi nghe thấy lời HLV hoặc những lời bình phẩm từ một vài NHM, nhất là khi chúng bị chìm trong một biển người, trừ phi họ đứng ném biên hoặc thực hiện một pha phạt góc.
 
Một cầu thủ ở giải Hạng Nhất nói rằng "có khá nhiều lần tôi cảm thấy chán cái không khí cùng đám khán giả tới sân" đến mức nó khiến anh khó chịu trước cả khi trận đấu bắt đầu. Thông thường, mọi thứ không xuất phát từ những tiếng ồn tới từ khán giả mà tới từ "cái ý nghĩ họ đang theo dõi bạn" luôn trực chờ len lỏi vào tâm trí khi anh thi đấu.
 
Rất dễ để gọi các cầu thủ không thể đối mặt với NHM cùng những phản ứng của họ là những kẻ yếu đuối. Nếu nhìn theo một cách khác, ta có thể thấy rằng cần phải có rất nhiều dũng khí để có thể tiếp tục đi bóng khi NHM đang la ó cầu thủ đó.
"Tôi rất ngưỡng mộ những cầu thủ có thể tiếp tục thi đấu dù phải liên tục đối mặt với điều đó," một cầu thủ giải Hạng Nhất chia sẻ. "Vì thông thường, người ta sẽ cố giấu cảm xúc đó."
 
Cũng chính cầu thủ đó đã nói nửa đùa nửa thật về việc anh sẽ được nhìn nhận ra sao nếu thi đấu hết mình trong sân đấu không có khán giả, hay liệu điều đó có khiến người ta có cách nhìn tiêu cực về anh ấy. "Mọi người sẽ nói, "Hắn chẳng thể thi đấu dưới sức ép !""

Andy Robertson
 
Với Bloom, vẫn còn nhiều việc phải giải quyết với các cầu thủ trước khi bóng đá trở lại. "Chúng tôi đã nghĩ đến những phương cách để giúp họ chuẩn bị cho những trận đấu không có khán giả.  Nhiều người sẽ nói, "Cứ vào sân đi". Tôi không đồng ý. Tôi nghĩ chúng tôi phải chuẩn bị cho họ về mặt tâm lý," ông nói.
 
"Tôi giúp các cầu thủ cách  chuẩn bị thi đấu trước đám đông, vậy nên một trong những cách tôi áp dụng cho các cầu thủ  lo lắng khi thi đấu ở các trận đấu lớn hay không dám chắc rằng NHM sẽ kề vai sát cánh bên anh ta vì trước đó anh ta đã phạm sai lầm, đó là nói với họ, "được rồi, cậu nghĩ sao về việc chạy đến khung thành rồi vỗ tay với CĐV đội nhà trước khi thi đấu ?" Khi đó, họ sẽ trả lời, "tại sao tôi phải làm thế ?" Khi đó, tôi sẽ nói, "Họ sẽ trân trọng điều đó, cậu sẽ cảm thấy ổn, khi đó, cậu có thể khởi đầu trận đấu một cách tích cực."
 
"Vì vậy, tôi cũng giúp các cầu thủ mường tượng ra việc thi đấu khi không có khán giả. Với tôi, điều quan trọng nhất chính là cách truyền tải. Sẽ rất tệ nếu bạn có trong tay một tập thể trầm mặc, một tập thể thiếu đi những gã náo nhiệt, vì tôi cho rằng bạn cần nhận được nguồn năng lượng từ mối quan hệ trong nội bộ đội bóng, những điều bạn không thể nhận được từ NHM."
 
"Theo tôi, những tập thể trầm mặc sẽ không thể thi đấu tốt trong một SVĐ không khán giả. Trong bóng đá, bạn cần một ai đó nói rằng: "Làm tốt lắm bạn tôi, cố lên", vì khi đó, bạn sẽ biết được cảm giác thi đấu trong một trận đấu mà ai ai cũng nói thế. Từ đó, bạn sẽ tự nhủ: "Chà, mình sẽ lại làm thế thôi."
 
Dù thế nào đi nữa, khoảng thời gian khó khăn nhất  của bóng đá đã trôi qua.
 
Dịch từ bài viết: "Will empty grounds be the perfect stage for players who only do it in training?" của tác giả Stuart James đăng trên The Athletic.

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Bùng nổ và tiết chế cảm xúc - Arsenal đã thắng Man City như thế nào?

Đồng hồ trên sân điểm phút 85 khi trái bóng lăn ra ngoài đường biên gần khu vực đứng của HLV Mikel Arteta. Khi chuẩn bị tiến đến và đưa ra lời chỉ dẫn cho các học trò, chiến lược gia người Tây Ban Nha bất chợt quay mặt về phía khán đài và vung tay ra dấu cho đám đông cổ vũ nhiệt tình hơn. Sự khấn khích và năng lượng, đây chính là lúc để truyền tải chúng.

X
top-arrow