Bóng đá không khán giả: Thời cơ của những gã cầu thủ "hướng nội”? (P2)

Tác giả KDNX - Thứ Năm 04/06/2020 10:58(GMT+7)

Zalo

Thật sự rất thú vị khi nghe các cầu thủ nói về mối quan hệ giữa họ và khán giả. Khi ở phong độ cao nhất, họ nói rằng họ ít khi nghe thấy lời HLV hoặc những lời bình phẩm từ một vài NHM, nhất là khi chúng bị chìm trong một biển người, trừ phi họ đứng ném biên hoặc thực hiện một pha phạt góc.

Phần 1: Bóng đá không khán giả: Thời cơ của những gã cầu thủ "hướng nội”? P1

Phần 2:
 
Bloom đi sâu hơn vào điều này khi ông nhắc đến những tác động của việc thi đấu không có khán giả. "Tôi biết các trận đấu này sẽ được lên sóng truyền hình, nhưng điều đó chẳng mấy quan trọng," ông nói. "Một hệ trong não chúng ta, phần tạo nên nỗi sợ này, được gọi là hệ viền não (limbic part-ND), sẽ không bị tác động khi thi đấu trên sân không có khán giả.
 
"Hệ viền não của chúng ta chính là nơi tạo ra cảm xúc. Từ nỗi sợ hãi, lo lắng đến sự hưng phấn. Vì vậy, bạn khó có thể bị kích thích bởi cách này nhiều như khi bị kích thích bởi cách khác. Nói đơn giản, hãy coi điều này như một con lắc. Bạn không hoàn toàn trầm hay bổng, mà chỉ đi theo một nhịp điệu đồng đều. Ghi bàn khi chỉ còn 2 phút nữa là hết trận thực sự hào hứng, những không hào hứng bằng thi đấu trước một đám đông khán giả."
 
Điều này khiến chúng tôi nhớ lại bài phỏng vấn với Lee Trundle vài tháng trước. Trong cuộc phỏng vấn đó, cựu cầu thủ 43 tuổi của Swansea và Bristol City chia sẻ rằng anh dù anh đã nghĩ tới việc nghỉ thi đấu, anh vẫn rất nhớ cái không khí sôi động của một đám đông khán giả. "Nếu bạn thi đấu trước 20,000 khán giả và nghe họ hò reo, tiếng hò reo đến một cách bất ngờ, rồi sau đó chứng kiến niềm hạnh phúc của hàng vạn khán giả, bạn sẽ không bao giờ có thể cảm nhận được điều này ở đâu khác," Trundle chia sẻ với The Athletic.
 
Bloom cười. "Đấy là một điều thường thấy, tôi có thể nói thế. Trong ngôn ngữ thể thao và tâm lý, các cầu thủ đã nhận được một liều dopamine. Điều đó sau đó được truyền đến các khán giả, vì đó là lý do bạn đến sân theo dõi đội bóng bạn yêu thích thi đấu mỗi ngày thứ 7 hoặc thứ 4, được tiếp nhận liều dopamine từ việc chứng kiến đội nhà ghi bàn thắng quyết định."
 
Theo Dan Abraham, một chuyên gia tâm lý thể thao hiện đang làm việc cho sở y tế Bournemouth, "nhiều cầu thủ chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi đám đông". Tuy vậy, rất ít người thú nhận điều đó, nhất là khi họ còn thi đấu. "Thật sự rất khó có thể thu thập dữ liệu," Abraham chia sẻ. "Không ai dám nói: "Này, tôi gặp khó khăn trong việc thực hiện điều này.""
 
Jamie Vardy từng nói về điều này khi Leicester City giành chức vô địch Premier League khi anh phát biểu rằng  anh cảm thấy NHM "không hiểu mình" ở mùa giải đầu đầy khó khăn sau khi chuyển đến từ Fleetwood vào năm 2012 với giá 1 triệu Bảng. "Có cố gắng dập tắt những tiếng la ó thế nào, bạn vẫn có thể nghe thấy chúng khi mọi thứ không đi đúng hướng nhiều như khi người ta hát vang tên bạn trên sân vậy." Vardy chia sẻ.

Bóng đá không khán giả Thời cơ của những cầu thủ hướng nội (P2) hình ảnh
 
Cựu tiền đạo ĐT Anh cũng cho rằng anh để ý quá nhiều đến mạng xã hội những năm gần đây, một trong những điều mà Shkodran Mustafi cho rằng đã ảnh hưởng lên màn trình diễn của anh ở Arsenal vì "một khi đọc được những lời chỉ trích, chúng sẽ ám ảnh bạn một thời gian." Nền tảng này, vốn rất tàn bạo, đã thay đổi mối quan hệ giữa cầu thủ với NHM, dù Abraham cho rằng những sự thay đổi cũng diễn ra trên sân.
 
"Đây thực sự là một sự tương phản thú vị vì bạn thường nghĩ rằng "mình thi đấu trên sân nhà, lợi thế nằm ở đấy", nhưng có vẻ như gần đây NHM cho rằng cách tốt nhất để ủng hộ đội nhà đó là đặt gánh nặng lên lưng họ, "Không thể chấp nhận được, chúng tôi trả tiền để đến sân", nhiều người cho rằng điều đó hoàn toàn phải đạo. Nhiều cầu thủ, dù không ai cũng vậy, sẽ nghe được những điều đó, dẫn đến việc họ không thể thi đấu tốt."
 
Chúng tôi tiếp tục nói về việc điều đó diễn ra trên sân như thế nào. Ví dụ, các cầu thủ nhận được  bóng, phóng tầm mắt lên tuyến trên rồi...nghi ngờ bản thân, quyết định không thực hiện pha bóng xoay chuyển tình thế mà họ sẽ thực hiện mà không phải nghĩ ngợi trong buổi đấu tập, một phần vì nỗi sợ mắc sai lầm cũng như cách sai lầm của họ bị đánh giá. Vì vậy, lối chơi của họ bị cản trở, dẫn tới việc cả đội phải "lãnh đủ".

fans
Bóng đá mà không có khán giả thì không có nghĩa lí gì
"Nếu nhìn vào khía cạnh khoa học, ta có thể thấy rằng nó liên quan tới một dạng hormon tên cortisol, một dạng hormon được tiết ra khi các cầu thủ lo lắng hay căng thẳng khi đối mặt với một tình huống nhất định..." Abrahams giải thích.
 
"Chúng ta đã quen với từ cản trở. Nó cản trở những hành động, những bước di chuyển, những pha di chuyển. Theo nhiều cách, nó được tạo ra để "sập nguồn" thùy não trước của bạn, đó là điều xảy ra khi bạn gặp sức ép hoặc khi bạn căng thẳng."
 
"Vì vậy nếu bạn lo lắng về cách nghĩ của đám đông, bạn dần nhận ra bản thân, dẫn đến lo lắng, sau đó, thứ hormon tên cortisol này sẽ được bơm vào người bạn, khiến bạn không thể thi triển các kỹ năng của mình."
 
"Thế là thùy não trước của bạn "sập nguồn", khi đó, bạn thực sự gặp vấn đề vì đó là phần não giúp bạn sáng suốt hơn khi thi đấu. Phần giải quyết rắc rối, phần nhãn quan di chuyển, phần não khiến bạn suy nghĩ khi chơi bóng."
 
"Và thế là các cảm xúc bắt đầu đổ dồn về, một hỗn hợp của lo lắng, của nghi hoặc hay bất cứ thứ gì bản cảm nhận khi đó. Nếu bạn cảm thấy mình đang bị xét đoán bởi đám đông, thì đấy sẽ là điều bạn cảm nhận được."

Den nhung khan dai ngap sac do cua Anfield
Đám đông đi liền với áp lực lên cầu thủ?
Đương nhiên, sẽ thật giản đơn khi nói rằng việc khán giả không đến sân sẽ giúp các cầu thủ thi đấu tốt hơn. "Cách nhìn nhận chính là vấn đề," Abraham chia sẻ. "Nếu cầu thủ đó cho rằng: "Chà, không có khán giả, không ai làm gì được mình", thì cầu thủ đó sẽ cảm thấy được sự tự do, giúp anh ta thi đấu tự do hơn. Không rõ liệu anh ta có tư tưởng đó trong đầu hay không, nhưng khả năng lớn là anh ta có tư tưởng đó trong đầu."
 
"Nhưng cách nhìn nhận là một điều thiên về cá nhân. Có lẽ nó xuất phát từ việc các cầu thủ cho rằng chính bản thân họ mới là thử thách, nhất là khi họ luôn mang tư tưởng: "Mình muốn thi đấu tốt và giành chiến thắng" trong đầu, vậy nên, dù có khán giả tới sân hay không, họ vẫn bị ức chế ở một vài giai đoạn của trận đấu. Rút cục, vấn đề này là một sự kết hợp phức tạp giữa cả hai. Tuy nhiên, tôi cũng không hề ngạc nhiên khi một vài cầu thủ cảm thấy tự do và ít bị ức chế hơn."
 
Thật sự rất thú vị khi nghe các cầu thủ nói về mối quan hệ giữa họ và khán giả. Khi ở phong độ cao nhất, họ nói rằng họ ít khi nghe thấy lời HLV hoặc những lời bình phẩm từ một vài NHM, nhất là khi chúng bị chìm trong một biển người, trừ phi họ đứng ném biên hoặc thực hiện một pha phạt góc.
 
Một cầu thủ ở giải Hạng Nhất nói rằng "có khá nhiều lần tôi cảm thấy chán cái không khí cùng đám khán giả tới sân" đến mức nó khiến anh khó chịu trước cả khi trận đấu bắt đầu. Thông thường, mọi thứ không xuất phát từ những tiếng ồn tới từ khán giả mà tới từ "cái ý nghĩ họ đang theo dõi bạn" luôn trực chờ len lỏi vào tâm trí khi anh thi đấu.
 
Rất dễ để gọi các cầu thủ không thể đối mặt với NHM cùng những phản ứng của họ là những kẻ yếu đuối. Nếu nhìn theo một cách khác, ta có thể thấy rằng cần phải có rất nhiều dũng khí để có thể tiếp tục đi bóng khi NHM đang la ó cầu thủ đó.
"Tôi rất ngưỡng mộ những cầu thủ có thể tiếp tục thi đấu dù phải liên tục đối mặt với điều đó," một cầu thủ giải Hạng Nhất chia sẻ. "Vì thông thường, người ta sẽ cố giấu cảm xúc đó."
 
Cũng chính cầu thủ đó đã nói nửa đùa nửa thật về việc anh sẽ được nhìn nhận ra sao nếu thi đấu hết mình trong sân đấu không có khán giả, hay liệu điều đó có khiến người ta có cách nhìn tiêu cực về anh ấy. "Mọi người sẽ nói, "Hắn chẳng thể thi đấu dưới sức ép !""

Andy Robertson
 
Với Bloom, vẫn còn nhiều việc phải giải quyết với các cầu thủ trước khi bóng đá trở lại. "Chúng tôi đã nghĩ đến những phương cách để giúp họ chuẩn bị cho những trận đấu không có khán giả.  Nhiều người sẽ nói, "Cứ vào sân đi". Tôi không đồng ý. Tôi nghĩ chúng tôi phải chuẩn bị cho họ về mặt tâm lý," ông nói.
 
"Tôi giúp các cầu thủ cách  chuẩn bị thi đấu trước đám đông, vậy nên một trong những cách tôi áp dụng cho các cầu thủ  lo lắng khi thi đấu ở các trận đấu lớn hay không dám chắc rằng NHM sẽ kề vai sát cánh bên anh ta vì trước đó anh ta đã phạm sai lầm, đó là nói với họ, "được rồi, cậu nghĩ sao về việc chạy đến khung thành rồi vỗ tay với CĐV đội nhà trước khi thi đấu ?" Khi đó, họ sẽ trả lời, "tại sao tôi phải làm thế ?" Khi đó, tôi sẽ nói, "Họ sẽ trân trọng điều đó, cậu sẽ cảm thấy ổn, khi đó, cậu có thể khởi đầu trận đấu một cách tích cực."
 
"Vì vậy, tôi cũng giúp các cầu thủ mường tượng ra việc thi đấu khi không có khán giả. Với tôi, điều quan trọng nhất chính là cách truyền tải. Sẽ rất tệ nếu bạn có trong tay một tập thể trầm mặc, một tập thể thiếu đi những gã náo nhiệt, vì tôi cho rằng bạn cần nhận được nguồn năng lượng từ mối quan hệ trong nội bộ đội bóng, những điều bạn không thể nhận được từ NHM."
 
"Theo tôi, những tập thể trầm mặc sẽ không thể thi đấu tốt trong một SVĐ không khán giả. Trong bóng đá, bạn cần một ai đó nói rằng: "Làm tốt lắm bạn tôi, cố lên", vì khi đó, bạn sẽ biết được cảm giác thi đấu trong một trận đấu mà ai ai cũng nói thế. Từ đó, bạn sẽ tự nhủ: "Chà, mình sẽ lại làm thế thôi."
 
Dù thế nào đi nữa, khoảng thời gian khó khăn nhất  của bóng đá đã trôi qua.
 
Dịch từ bài viết: "Will empty grounds be the perfect stage for players who only do it in training?" của tác giả Stuart James đăng trên The Athletic.

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Bùng nổ và tiết chế cảm xúc - Arsenal đã thắng Man City như thế nào?

Đồng hồ trên sân điểm phút 85 khi trái bóng lăn ra ngoài đường biên gần khu vực đứng của HLV Mikel Arteta. Khi chuẩn bị tiến đến và đưa ra lời chỉ dẫn cho các học trò, chiến lược gia người Tây Ban Nha bất chợt quay mặt về phía khán đài và vung tay ra dấu cho đám đông cổ vũ nhiệt tình hơn. Sự khấn khích và năng lượng, đây chính là lúc để truyền tải chúng.

X
top-arrow