Sau cuộc phỏng vấn với trang tin Sky Sports Italia, Lukaku đã để lại rất nhiều tranh cãi về vai trò của mình ở Chelsea. Vậy, sự thực ra sao? Dưới đây sẽ là những phân tích của nhà báo Michael Cox của trang tin The Athletic về vấn đề này.
Bạn nghĩ việc các cầu thủ Premier League trả lời phỏng vấn báo nước ngoài là điều gì đó mới mẻ? Sự thực, nó đã trở thành xu hướng từ thời công nghệ Internet chưa thực sự bùng nổ.
Ở những cuộc phỏng vấn như thế, họ có thể nói năng thoải mái và tự tin, một phần vì họ được đảm bảo rằng những thứ mà họ nêu ra sẽ không vượt qua biên giới, kể cả khi điều đó xảy ra, họ vẫn có thể phủi đi bằng cách nói rằng: "Câu nói đó đã bị dịch sai bởi báo chí." Và thế là vài ngày sau công chúng sẽ quên sạch. Vả lại, nếu có than thì họ cũng chỉ than về thời tiết và đồ ăn Anh Quốc mà thôi.
Tuy nhiên, có hai thứ đáng ngạc nhiên về cuộc phỏng vấn của Romelu Lukaku hồi tuần trước, đó là anh thực hiện nó ở cái thời đại thông tin đại chúng toàn cầu, cái thời đại mà anh biết rõ mọi điều mình nói ra sẽ bị đám nhà báo nắm lấy một cách nhanh chóng, tiếp theo, đó là việc anh thú nhận cảm thấy không vui với lối tiếp cận của Thomas Tuchel.
"Tôi không vui chút nào với tình hình ở Chelsea-Tuchel đã quyết định sử dụng một hệ thống khác,
" anh chia sẻ ở một thời điểm. "Tuchel và tôi đang cố gắng tìm ra một hệ thống chiến thuật chúng tôi có thể cùng hiểu, một cách để giúp đội bóng, một phần vì tình hình khá phức tạp."
"Nỗi buồn" của Lukaku thực sự gây ngạc nhiên, kể cả với Tuchel, người luôn khẳng định rằng ông và cầu thru người Bỉ luôn thân thiện và chuyên nghiệp với nhau. Khi được hỏi về lời bàn của Lukaku liên quan tới chiến thuật, Tuchel tỏ rõ sự khó hiểu: "Tôi cũng chẳng biết nữa," ông chia sẻ. "Tôi không biết! Chúng tôi đã quyết định sẽ không thi đấu theo một sơ đồ khác, vì lẽ đó, nó khiến tôi ngạc nhiên."
Cánh báo chí và truyền thông Anh Quốc cũng chẳng muốn đào sâu lắm đoạn "xin lỗi" dài 6 phút của Romelu Lukaku được đăng bởi trang chủ Chelsea vừa qua, vì vậy, chúng ta vẫn không thể hiểu rõ ý của Lukaku là gì.
Tuy nhiên, vẫn có một điều khá đúng, đó là vai trò của Romelu Lukaku đã thay đổi ở Chelsea so với mùa anh thi đấu cho Inter vì hai lý do sau đây.
Lý do đầu tiên, đó là đội hình: Ở Inter, Lukaku là một phần của bộ đôi tiền đạo trong một hệ thống "cánh cụt", vì vậy, anh phải thường xuyên dạt sang cánh phải rồi ngoặt bóng sang chân trái của mình.
Lý do thứ hai thiên về phong cách thi đấu hơn, đó là do lối chơi của Antonio Conte trở nên hiệu quả hơn khi đội bóng của ông ập vào nhanh chóng, nhờ đó mà Lukaku có thể nhanh chóng lấy bóng, trong khi đó, Tuchel tập trung nhiều hơn vào các pha kiểm soát bóng.
Khi kết hợp cả hai, cùng với đó là việc Lukaku chuyển từ một hệ thống lệch phải sang một hệ thống mà ở đó anh là trung tâm của hàng tiền đạo. Khi nhìn vào bản đồ nhiệt so sánh những pha chạm bóng của anh cho Inter mùa trước và Chelsea mùa này, chúng ta có thể thấy rõ hai thứ. Đầu tiên, anh chạm bóng ít hơn trên sân. Thứ hai, những pha chạm bóng của anh thường thiên về cánh phải, khu vực anh thường xuyên nhận bóng ở Inter trước khi bứt tốc lên tuyến trên.
Khá thú vị, đó là ở trận thắng 2-0 trước Tottenham ở Stamford Bridge, việc Thiago Silva rời sân khiến Tuchel lần đầu tiên phải sử dụng hàng hậu vệ 4 người ở mùa này, đồng nghĩa với việc Chelsea phải sử dụng một đội hình phòng ngự 4-4-2 với Lukaku bên cạnh Havertz. Với một hàng tiền đạo hai người, Lukaku có thể ngoặt bóng vào trong nhiều hơn từ cánh phải, thông thường với nhiệm vụ thu hồi bóng ở vị trí anh đã quen ở Inter.
Về mặt chiến thuật, Lukaku đã luôn là một cầu thủ khơi gợi nhiều sự quan tâm. Anh đã từng là số 9 ở Man United, Inter, Chelsea và đội tuyển quốc gia, thậm chí, thường xuyên được coi là một tiền đạo toàn diện vì nền tảng thể lực của mình. Nhưng, màn trình diễn đáng nhớ nhất của Lukaku lại đến khi anh thi đấu trong một sơ đồ 3 tiền đạo, đơn cử như trận thắng 3-0 của Everton trước Arsenal cách đây 8 năm, trận đấu mà anh đã hủy diệt hoàn toàn Nacho Monreal, qua đó chứng minh chiến thuật của HLV Roberto Martinez, ông thầy hiện tại của anh ở ĐTQG, đã hoạt động hiệu quả như thế nào. Ở kỳ World Cup 2018, điều này lại một lần nữa được chứng minh là đúng khi Bỉ vượt qua Brazil ở trận đấu thuộc vòng tứ kết.
Việc lên tuyển thi đấu cũng giúp Lukaku được tiếp cận với Thierry Henry, người mà theo anh: "là điều tuyệt nhất trong đời cầu thủ của tôi...anh ấy sửa chữa cách tôi thoát cầu thủ theo kèm. Chúng tôi ngồi rất lâu trước màn hình để anh ấy chỉ ra lỗi sai của tôi, sau đó chỉ tôi cách thoát pressing như thế nào."
Trong một bài viết được chấp bút trên trang The Player's Tribune, Lukaku chia sẻ kỹ hơn:
Tôi học hỏi từ Henry gần như mọi ngày với ĐTQG...anh ấy chỉ tôi cách ập vào khoảng trống như anh ấy vẫn thường làm Lukaku
Và đó là điều Lukaku làm tốt nhất: trở thành một Henry mới, hay nói đúng hơn là một hình ảnh phản chiếu của Titi, một cầu thủ dạt từ cánh phải bằng cái chân trái của mình.
Conte nhờ vậy đã tìm được vị trí thích hợp cho Lukaku. Khi anh là tiền đạo cắm ở Inter, anh có thể dạt ra ngoài và tấn công công vào các cầu nối trên sân, khá giống với Henry khi thi đấu trong sơ đồ 4-4-2 của Arsene Wenger. Nhưng cũng như Henry khi thi đấu như một tiền đạo "đơn độc", một phần vì anh nhận được bóng khi quay người về phía khung thành nhiều hơn, vai trò đó không phù hợp với Lukaku lắm. Trong một sơ đồ tấn công 3 người, vai trò của Henry đó là khu vực cánh, bằng chứng là khi thi đấu với Lionel Messi và sau đó là Samuel Eto'o ở mùa đầu tiên của Pep Guardiola ở Barcelona, Henry là cầu thủ thi đấu ở khu vực trung lộ ít nhất.
Nếu Lukaku coi mình là dạng cầu thủ như thế và muốn "ập vào khoảng trống" như Henry làm, chúng ta hoàn toàn có thể hiểu được sự khó chịu của anh với vai trò của mình ở Chelsea. Thống kê từ FBref cho thấy số lần cầm bóng dâng cao của anh đang dần giảm. Với Inter ở mùa trước, anh có thể cầm bóng dâng cao trung bình 108 mét trung bình 90 phút. Con số này sau đó đã giảm xuống còn 78 mét kể từ khi chuyển đến Chelsea.
Dù 3-4-2-1 là sơ đồ trên danh nghĩa, cách Tuchel dàn xếp hàng tiền vệ của mình dày đặc đồng nghĩa với việc hệ thống của ông đang dần chuyển sang 3-4-1-2 hoặc 3-5-2 với một tiền vệ công dồn về còn người kia sẽ dâng cao để trở thành một cầu thủ tấn công phụ.
Lukaku có lẽ đã trông đợi việc được thi đấu ở vai trò tương tự như ở Inter: một tiền đạo ngoặt phải với Timo Werner ở phía bên trái và Mason Mount hoặc Kai Havertz ở một vị trí lai giữa số 10 và số 9 ảo. Sơ đồ 3-4-2-1 giúp chúng ta có được một sự linh hoạt ở khu vực tấn công. Vai trò của Lukaku vì vậy trở nên tĩnh hơn và thiên về cầm bóng cho các tiền vệ nhiều hơn, cụ thể là Mateo Kovacic.
Lukaku cũng thường được yêu cầu không chiến ở Chelsea nhiều hơn Inter. Thống kê mùa trước cho thấy, anh chỉ có 1 bàn tới từ tình huống đánh đầu trong số 24 bàn ở Serie A, trong khi đó, ở Chelsea, 2 trong số 5 bàn thắng của anh tới từ tình huống không chiến, đó là ở trận Aston Villa và Brighton. Một lần nữa cần phải nhấn mạnh, đây không phải điểm mạnh của Lukaku. Đồng đội cũ của anh ở Everton, Luke Garbutt, từng chia sẻ rằng Lukaku luôn ghét việc đánh dầu vì tai nạn thuở bé của mình. Dù vậy, anh đang dần cho thấy sự tự tin của mình khi không chiến nhiều hơn. Có thể thấy, anh không phải là một số 9 cổ điển dù đây là số áo của anh.
Không phải cầu thủ nào cũng có thể thi đấu đúng vị trí của mình. Trách nhiệm của Tuchel không phải tận dụng tối đa Lukaku, mà phải tận dụng toàn đội, vì vậy, thay vì trông đợi cả đội phục vụ mình, tốt nhất Lukaku nên trông đợi việc phải phục vụ lối chơi chung. Lukaku chưa bao giờ được yêu cầu phải lấp đầy khoảng trống ở hàng tiền đạo do "bão chấn thương", anh chỉ được yêu cầu phải thi đấu ở một vị trí tấn công khác mà thôi. Dù vậy, những gì anh nêu ra ở cuộc phỏng vấn, dù đã bị "bẻ chữ" ít nhiều, vẫn khiến chúng ta phải suy nghĩ khá nhiều.
Dịch từ bài viết của Michael Cox cho trang tin The Athletic.
Đây là Bryan Mbeumo! Cầu thủ hiện đang đứng thứ hai trong danh sách vua phá lưới tại Premier League mùa này với 8 bàn thắng sau 9 lần ra sân, chỉ kém 3 bàn so với người dẫn đầu là Erling Haaland.
Raphinha có vẻ không thích phỏng vấn lắm, nhưng anh cũng không tỏ ra khó chịu khi được chúng tôi (tờ El Pais – Tây Ban Nha) tiếp cận. Anh nói chậm rãi, lướt qua một số câu hỏi, nhưng không hề né tránh: Raphinha là kiểu người thẳng thắn.
Một thương vụ được so sánh với một đám cưới trong mơ giữa số 10 cổ điển hay nhất thế giới và đội bóng vĩ đại hàng đầu châu Âu, nhưng sau cùng lại kết thúc bằng sự cay đắng và nghiệt ngã dành cho chàng tiền vệ hào hoa đến từ Nam Mỹ.
Sinh ra trong một trại tị nạn rồi sau đó vươn tới những đỉnh cao với các danh hiệu Bundesliga, Champions League cùng Bayern Munich và cuối cùng là tham dự World Cup 2022 cùng ĐTQG Canada. Đó quả là một chặng hành trình dài và nếu nó có được Alphonso Davies ghi vào một cuốn nhật ký thì hẳn đó sẽ là một cuốn nhật ký rất đáng đọc. Nhưng chàng trai tới từ Canada năm nay mới chỉ 24 tuổi và chặng hành trình tiếp theo của anh vẫn còn rất dài.
Danny Welbeck, 33 tuổi, đang tận hưởng một trong những mùa giải đẹp nhất trong sự nghiệp cầu thủ. Bạn có thể thích tiền đạo Brighton hoặc không, nhưng bạn không thể phủ nhận những bước tiến khó tin của chàng trai “tuổi băm” này.